Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Về khái niệm “đạo đức cách mạng” và việc nghiên cứu, học tập đạo đức trong đảng hiện nay

(LLCT) - Khái niệm đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất ở 3 tác phẩm: “Đường Cách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và “Đạo đức cách mạng” (1958). Đặc biệt, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau và trong từng nội dung của mỗi chuẩn mực cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề này nhằm cung cấp những căn cứ cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Hiện nay trong toàn Đảng đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đây cũng là những nội dung mà V.I.Lênin đã đề cập đến trong tác phẩm “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông như thế nào?” và tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Những chỉ dẫn của Người về cải cách bộ máy nhà nước đến nay vẫn còn giá trị to lớn. 

Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân - giá trị bền vững và một số vấn đề cần bổ sung, phát triển phù hợp với  thực tiễn Việt Nam hiện nay

Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân - giá trị bền vững và một số vấn đề cần bổ sung, phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) là một trong ba phát kiến vĩ đại của C.Mác, là biểu hiện tập trung cho giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác và cũng là cơ sở lý luận quan trọng nhất cho quá trình phát triển theo định hướng XHCN trên thế giới và của Việt Nam. Kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời (1848) - tác phẩm đầu tiên trình bày cô đúc lý luận sứ mệnh lịch sử của GCCN, hoạt động thực tiễn của GCCN, các Đảng Cộng sản và toàn thể nhân loại tiến bộ đã khẳng định những giá trị bền vững, đồng thời cung cấp thêm những dữ liệu mới để bổ sung và phát triển một số luận điểm của C.Mác về vấn đề này. 

 

Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt Nam

(LLCT) - Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước Bắc Âu chứa đựng những giá trị tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, những giá trị phúc lợi phục vụ người dân. Những thành tựu của mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu có những gợi mở giá trị cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sâu rộng.

Khoảng cách giới trong tiếp cận nguồn lực phát triển nông thôn ở một số nước đang phát triển

Khoảng cách giới trong tiếp cận nguồn lực phát triển nông thôn ở một số nước đang phát triển

(LLCT)- Bài viết phân tích khoảng cách giới trong tiếp cận nguồn lực phát triển ở nông thôn thông qua các khía cạnh về tiếp cận đất đai, giáo dục, thị trường lao động, tài chính, công nghệ. Bằng phương pháp tổng quan, bài viết đã chỉ rõ rằng, phụ nữ luôn chịu thiệt thòi hơn nam giới trong tiếp cận các nguồn lực. Định kiến giới là một trong những nguyên nhân tạo ra những khoảng cách giới này. Để thu hẹp khoảng cách giới này thì cần phải trao quyền cho phụ nữ.

Trang 24 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền