Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Quan hệ nước nhỏ - nước lớn trong thế giới hiện nay

(LLCT) - Lịch sử thế giới cho thấy, các nước lớn và sự tương tác giữa họ luôn đóng vai trò chi phối, thậm chí mang tính quyết định đến xu thế phát triển của chính trị thế giới và sự định hình trật tự quốc tế. Đối với các nước nhỏ, quan hệ với nước lớn và xử lý những vấn đề liên quan luôn là vấn đề hệ trọng. Ngày nay, quan hệ nước lớn - nước nhỏ đã khác trước về tính chất, điều kiện và bối cảnh quy định. Bài viết này tập trung phân tích: 1) tiêu chí nhận diện một nước lớn trong thế giới hiện nay; 2) tính chất của mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ; 3) kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng xử với các nước lớn.

Các nguyên tắc quản lý xã hội và một số vấn đề đặt ra đối với quản lý xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Quản lý xã hội là vấn đề được quan tâm trên cả hai phương diện: nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả bước đầu của hoạt động nghiên cứu và thực tiễn, quản lý xã hội ở nước ta đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Nghiên cứu quản lý xã hội ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các định hướng vĩ mô; các cấp độ, đối tượng của hoạt động quản lý xã hội bị phân chia, tách rời, không được xem xét như một chỉnh thể; quản lý xã hội được nhìn nhận mang tính một chiều... Do đó, quản lý ở Việt Nam cần phải dựa trên các nguyên tắc, cấp độ và công cụ quản lý xã hội hiện đại.

Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế - Những vấn đề triết học cần nghiên cứu

(LLCT) - Sau 30 năm đổi mới, nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa. Có thể xem, đây là cuộc đổi mới lần thứ hai với những quyết sách trọng đại của Đảng tại Đại hội XII. Có nhiều vấn đề lý luận đặt ra đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu, trước hết là những vấn đề triết học của kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi mới để làm rõ tính quy luật của đổi mới, của phát triển ở Việt Nam.

Luận điểm của V.I.Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự phát triển sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

(LLCT) - V.I Lênin cho rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại đan xen và cùng phát triển các thành phần kinh tế; thời kỳ quá độ rất dài và trải qua những chặng đường, bước đi cụ thể; phải biết áp dụng những thành tựu của khoa học hiện đại và học tập kinh nghiệm quản lý của CNTB để tạo ra năng suất lao động cao. Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin, Đảng ta xác định, quá độ lên CNXH ở Việt Nam sẽ phải trải qua một thời kỳ dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Do vậy, Đảng ta đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế...

Cách mạng Tháng Mười Nga với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thế kỷ XX

(LLCT) - Cách mạng Tháng Mười Nga là sản phẩm của thời đại đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới chống CNTB, chủ nghĩa đế quốc. Nó gắn liền với công lao của Lênin và những người cộng sản Nga trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác. Dưới sự cổ vũ tinh thần của Cách mạng Tháng Mười và sự giúp đỡ của nước Nga Xôviết, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có bước phát triển mới với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và nhiều đảng cộng sản ở các nước thuộc địa và lạc hậu trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mở ra một cục diện mới của thế giới, đó là sự tồn tại của hệ thống XHCN hiện thực. Sự sụp đổ của Liên xô và CNXH hiện thực vào thập niên 90 thế kỷ trước không làm mất đi ý nghĩa và giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười.

Trang 30 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền