Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)

(LLCT) - Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS), khi mới thành lập năm 2011 được gọi là “Nhà nước Hồi giáo Irắc và cận Đông”(ISIL) đã chiêu mộ những người Hồi giáo dòng Sunni và cả những người Hồi giáo trẻ tuổi từ các nước châu Âu, Ôxtrâylia và các nước thuộc Liên Xô cũ, dưới chiêu bài thành lập một Nhà nước Hồi giáo cho riêng họ. Thủ lĩnh IS là một người Hồi giáo dòng Sunni. Chỉ tính riêng trong tháng 7-2014, tổ chức này đã thu nạp được trên 6 nghìn tân binh. Các chiến binh IS xuất hiện với những khẩu súng trường tự động, nhưng thực tế tổ chức này sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại, thu được từ các căn cứ quân sự của Irắc và Syria khi các lực lượng vũ trang các nước này bỏ chạy. 

Cần nhận thức thực tế hơn về một số dự báo của Mác về chủ nghĩa tư bản

(LLCT) - C.Mác có cả một hệ thống lý luận về nguyên nhân, tiền đề, điều kiện, các thời kỳ phát triển và đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản (CNCS), v.v.. Trong đó nhiều luận điểm là dự báo tương lai từ sự vận động của chủ nghĩa tư bản (CNTB) đương thời. 

Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam

Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam

(LLCT) - Kinh tế biển đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước, nhưng quy mô phát triển đếnnay chưa tương xứng với tiềm năng và những giá trị mà biển đem lại. Để phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả và bền vững theo hướng CNH, HĐH thì phát triển kinh tế biển xanh là một lựa chọn đúng. Chỉ như vậy nước ta mới có thể trở thành “quốc gia mạnh lên từ biển và làm giàu từ biển” như mục tiêu chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020đã đề ra, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia đến năm 2020 và Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 về tăng trưởng xanh. Kinh tế biển xanh và tăng trưởng xanh sẽ tạo cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế biển (gồm các không gian kinh tế ven biển, kinh tế đảo, kinh tế biển và kinh tế đại dương, và các ngành kinh tế biển) nhưng cũng đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan tới phát triển bền vững (PTBV) biển, đảo trong thời gian tới.

Chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình tại Học viện

(LLCT) - Để góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện thì việc nghiên cứu xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, do đặc thù đối tượng đào tạo bồi dưỡng và những yêu cầu chuyên biệt đối với một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nên việc xây dựng hệ thống các bộ tiêu chí đánh giá cần có cách tiếp cận phù hợp, vận dụng hợp lý mới bảo đảm tính hiệu quả và tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của các chủ thể tham gia biên soạn, thực hiện chương trình, giáo trình.

Thông tin đối ngoại góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế

(LLCT) - Thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta,  giúp thế giới hiểu đúng và đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời thông tin về thế giới cho nhân dân Việt Nam. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện, đòi hỏi các hoạt động TTĐN được triển khai nhanh chóng, kịp thời, nội dung, hình thức đa dạng hơn.

 
Trang 56 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền