Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay(*)

(LLCT) - Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới toàn diện và đồng bộ từ nhận thức, quy trình, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đến kiện toàn, tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên, cơ chế quản lý kinh phí, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Việc triển khai GDQPAN một cách toàn diện ở các cấp, các ngành là bước cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã và đang tích cực thực hiện công tác GDQPAN trong toàn hệ thống. Trong quá trình thực hiện, công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ song vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Đổi mới mô hình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các đại học công lập đáp ứng yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đổi mới mô hình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các đại học công lập đáp ứng yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm

(LLCT) - Đảng và Nhà nước đã xác định tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và các trường đại học công lập buộc phải gắn mục tiêu đào tạo với nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, năng lực quản trị và khả năng điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong trường đại học công lập chưa có nhiều thay đổi. Do vậy, cần đổi mới hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao năng lực điều hành và quản trị trường đại học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng đào tạo.

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo cao cấp lý luận chính trị và cơ quan quản lý cán bộ

(LLCT) - Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học được duy trì trong hầu hết các khâu của quá trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đạt nhiều kết quả. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Các giải pháp cụ thể là: thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương; xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị; tổ chức kiểm tra nền nếp học tập, duy trì liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan cử cán bộ đi học; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thức quản lý.

 
Trường chính trị các tỉnh Tây Nguyên đổi mới nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tình hình mới

Trường chính trị các tỉnh Tây Nguyên đổi mới nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tình hình mới

(LLCT) Nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố hiện nay. Mặc dù thời gian qua, công tác này đã đạt được những kết quả tích cực song chưa thật sự xứng tầm với chức năng, tiềm lực của các trường chính trị. Do vậy, cần có các giải pháp đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở các trường chính trị khu vực Tây Nguyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Học tập phong cách lý luận Hồ Chí Minh của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường

Học tập phong cách lý luận Hồ Chí Minh của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường

(LLCT) - Phong cách lý luận Hồ Chí Minh là những đặc trưng riêng có, trong cách thức, phương pháp tiếp thu tinh hoa lý luận của phương Đông, phương Tây, đặc biệt là lý luận Mác - Lênin, tạo nên những giá trị riêng về các vấn đề lý luận của Hồ Chí Minh. Những đặc trưng và giá trị trong phong cách lý luận Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá, luôn có sức hấp dẫn, là chuẩn mực để giảng viên lý luận chính trị học tập và rèn luyện theo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu, phát triển lý luận; đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng.

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay

(LLCT) - Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chính trị hiện nay là yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta khẳng định trong Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9-2-2018 của Ban Bí thư. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “Gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với thu hút, phát huy nhân tài tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay

(LLCT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với thu hút, phát huy nhân tài, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chủ trương, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về tỉnh công tác và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ. Nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ hội đi học ở Việt Nam - Từ cải cách giáo dục đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Cơ hội đi học ở Việt Nam - Từ cải cách giáo dục đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

(LLCT) - Việc thực hiện chính sách đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo đòi hỏi phải tiếp tục củng cố, phát huy thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Tiến bộ xã hội, công bằng xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa trong chính sách, chiến lược giáo dục cần được thực hiện thông qua việc củng cố, duy trì và mở rộng các cơ hội giáo dục từ mầm non đến đại học.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc

(LLCT) - Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và khó khăn, bất cập trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS  vùng Tây Bắc, bài viết đề xuất một số giải pháp: xây dựng và triển khai có hiệu quả các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS; sửa đổi, bổ sung chính sách đối với công tác cử tuyển; chính sách ưu đãi đối với cán bộ DTTS được điều động, luân chuyển đến công tác tại vùng sâu, vùng xa; tiếp tục sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình đào tạo cán bộ DTTS cho phù hợp với thực tiễn...

Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế của các lớp dự nguồn cán bộ cao cấp

(LLCT) - Hoạt động nghiên cứu thực tế của 6 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận: từ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, địa bàn, thời gian cho đến công tác tổ chức thực hiện. Nhờ vậy, học viên tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích; đề xuất những kiến nghị thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Để hoạt động nghiên cứu thực tế của các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp sắp tới đạt hiệu quả cao hơn, cần: đa dạng hóa địa bàn nghiên cứu thực tế; xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng, khoa học; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong nghiên cứu thực tế; đổi mới phương thức đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế...

Xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo bồi dưỡng và ngành học là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; là tiêu chí để đánh giá chất lượng trường đại học và chương trình đào tạo. Ở Việt Nam, từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở đào tạo triển khai xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo là hết sức cần thiết, thể hiện trách nhiệm của Học viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và khoa học Mác - Lênin.

Nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế của giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố

(LLCT) - Trường chính trị tỉnh, thành phố (TCT) có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị cấp cơ sở về lý luận chính trị - hành chính; cập nhật các kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ....  Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ này, đòi hỏi người giảng viên phải thường xuyên nâng cao chất lượng bài giảng mà một trong những cách thức là nghiên cứu thực tế (NCTT), nắm bắt các hoạt động lý luận đã được cụ thể hóa trong thực tiễn. Vì vậy, thời gian qua các TCT thường xuyên quan tâm công tác này và đạt nhiều kết quả tốt, song cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. Trước yêu cầu hiện nay, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng NCTT của giảng viên là rất cần thiết.

Giáo dục quyền con người theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam

(LLCT) - Giáo dục quyền con người là vấn đề được các tổ chức quốc tế và các quốc gia quan tâm, bởi nó có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức xã hội, phòng ngừa vi phạm và giúp mọi người biết cách tự bảo vệ quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn trọng quyền và tự do của người khác. Hiện nay, việc đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân là yêu cầu cấp thiết. Ngày 5-9-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung đề án đang được triển khai thực hiện, từng bước hiện thực hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam về giáo dục quyền con người.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

(LLCT) - Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tác động toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Trang 9 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền