Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý giáo dục, đào tạo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý giáo dục, đào tạo

(LLCT) - Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, giáo dục và đào tạo liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ hết sức hệ trọng là chuẩn bị nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Hoạt động kiểm định chất lượng đối với bảo đảm chất lượng đào tạo

Hoạt động kiểm định chất lượng đối với bảo đảm chất lượng đào tạo

(LLCT) - Hoạt động kiểm định chất lượng làcông cụ trọng yếu, phổ biến để bảo đảm chất lượng đào tạo. Ở không ít quốc gia, kiểm định chất lượng đào tạo được xem như một cơ chế bắt buộc phải có đối với mỗi cơ sở giáo dục. Kiểm định chất lượng đào tạo có uy tín sẽ góp phần định hướng, tạo niềm tin cho xã hội vào chất lượng chương trình và hiệu quả đào tạo của cơ sở đào tạo.

 

Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ

(LLCT) - Quản lý, đánh giá và phân loại công chức có một số cách tiếp cận như theo đầu vào, quy trình và đầu ra (kết quả), trong đó, đánh giá công chức theo kết quả thực thi là cách tiếp cận phổ biến. Để đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ phát huy được giá trị là hệ thống đo lường khách quan và đáng tin cậy đòi hỏi những điều kiện nhất định. 1. Ý nghĩa của đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ

 
Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý khoa học trong giai đoạn hiện nay

Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý khoa học trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Tầm quan trọng của khoa học chỉ có thể bắt đầu từ nhận thức mới và phương pháp mới về hoạt động lãnh đạo, quản lý khoa học trong giai đoạn hiện nay ở các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong đó, đặc biệt quan trọng ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp, đào tạo sau đại học về khoa học xã hội.

25 năm công tác trường chính trị

(LLCT) - Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, nghị định về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của Học viện về công tác trường chính trị. Gần đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 6-1-2014 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, công tác trường chính trị được xếp ở nhiệm vụ thứ tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; quy chế quản lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, nội hàm cơ bản và đặc trưng chủ yếu

(LLCT) - Hoạt động giáo dục ngày càng thoát ra khỏi những hạn chế của không gian và thời gian, mở ra con đường mới nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Thông tin hóa là tiêu chí quan trọng để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới.

Quản lý trong thực hiện đào tạo trình độ thạc sỹ theo học chế tín chỉ tại Học viện

(LLCT) - Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15-5-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc thực hiện theo học chế tín chỉ được chính thức thực hiện ở tất cả các cơ sở đào tạo thạc sỹ trong hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2014-2015. Đây là một sự chuyển đổi quan trọng, đòi hỏi rất nhiều thay đổi cả trong nội dung chương trình, giáo trình, trong hoạt động học tập, giảng dạy và cũng như trong công tác quản lý.

 

Đổi mới chương trình đào tao ngành giáo dục chính trị ở các trường đại học sư phạm

(LLCT) - Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã thổi một luồng gió mới trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta hiện nay. Nghị quyết đặt ra hàng loạt nhiệm vụ bức bách cần phải giải quyết về giáo dục - đào tạo mà xã hội đang quan tâm, trong đó có các vấn đề liên quan trực tiếp đến các trường đại học sư phạm, nơi đào tạo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phục vụ sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế

(LLCT) - Giáo dục đại học được hiểu là giai đoạn giáo dục thường diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Tại Việt Nam, giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ (1).

Nâng cao chất lượng tự đào tạo của cán bộ trẻ tại Học viện

(LLCT) - Giáo dục năng lực tự đào tạo là một phương thức giáo dục cơ bản, trong đó, nhà trường và xã hội tạo ra các nhân tố có tính quy định việc hình thành, phát triển nhân cách, tính tự chủ, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của cá nhân đối với mọi hoạt động học tập, nhận thức khoa học, hoạt động sống của chính mình.

Chương trình Cao cấp lý luận chính trị: một năm nhìn lại

Chương trình Cao cấp lý luận chính trị: một năm nhìn lại

(LLCT) - Ngày 7-8-2015, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị “Sơ kết một năm thực hiện chương trình cao cấp lý luận chính trị”. GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện dự và chủ trì. Dự Hội nghị có PGS,TS Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo Vụ Quản lý Đào tạo các học viện trực thuộc, giảng viên trực tiếp giảng dạy và học viên.

Chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình tại Học viện

(LLCT) - Để góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện thì việc nghiên cứu xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, do đặc thù đối tượng đào tạo bồi dưỡng và những yêu cầu chuyên biệt đối với một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nên việc xây dựng hệ thống các bộ tiêu chí đánh giá cần có cách tiếp cận phù hợp, vận dụng hợp lý mới bảo đảm tính hiệu quả và tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của các chủ thể tham gia biên soạn, thực hiện chương trình, giáo trình.

Dân chủ - phương thức và động lực của đổi mới giáo dục và đào tạo

(LLCT) - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là công việc hệ trọng của quốc gia. Đổi mới không chỉ liên quan đến bản thân nền giáo dục mà còn liên quan đến tương lai và khả năng phát triển đất nước theo định hướng XHCN của dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới giáo dục đã bước đầu tạo nên những niềm hy vọng mới cho toàn xã hội. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trước hết cần thấm nhuần sâu sắc nội dung và tinh thần dân chủ của Nghị quyết. Có thể xem đây là một trong những điểm quan trọng thể hiện rõ sự đổi mới tư duy của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Theo đó, dân chủ là một trong những mục tiêu, phương thức, động lực cơ bản của việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

 

Truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức

(LLCT) - Truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại hóa. Đạo đức truyền thống là nền tảng xuất phát của đạo đức mới. Mặt khác, giữa truyền thống và hiện đại cũng có sự đối lập và xung đột lẫn nhau. Trong giáo dục đạo đức, cần kết hợp cả hai yếu tố để đảm bảo thành công.

 
Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái tiến bộ. Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu niên. Những bài báo đầu tiên Người viết trên đất Pháp đều xoay quanh chủ đề này: tố cáo chính sách ngu dân của chính quyền thuộc địa, truyền bá những quan điểm giáo dục tiên tiến, kêu gọi, thức tỉnh thanh niên trong nước.

Trang 15 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền