Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng tiêu chí trường chính trị chuẩn

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng tiêu chí trường chính trị chuẩn

(LLCT) - Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường chính trị có vai trò quan trọng,mang tính quyết định đến kết quả đào tạo. Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên các trường chính trị đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng tiêu chí trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11 -QĐ/TW ngày 19-5-2021 thì chất lượng đội ngũ giảng viên còn bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số

Xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số

(LLCT) - Trước sự tác động đa chiều của quá trình chuyển đổi số, công tác giảng dạy lý luận chính trị đặt ra những yêu cầu mới về năng lực, trình độ, phẩm chất, kỹ năng… cho mỗi giảng viên để thích ứng với những biến đổi mới. Bài viết làm rõ tầm quan trọng và thực trạng chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, tác động của chuyển đổi số đến giảng viên, qua đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.   

Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị và việc vận dụng trong tình hình mới

Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị và việc vận dụng trong tình hình mới

(LLCT) - Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo cán bộ. Trong đó, Người đã chỉ dẫn rất cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý việc giáo dục lý luận chính trị … Trong điều kiện mới, Đảng ta tiếp tục quán triệt, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn quý báu đó của Người trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội

Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội

(LLCT) - Môi trường văn hóa sư phạm là sự tổng hòa các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần do các thành viên sáng tạo và hưởng thụ, phù hợp với hoạt động sư phạm của nhà trường. Trong đó, đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng. Trên cơ sở yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm ở các nhà trường quân đội hiện

Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giảng viên các trường chính trị qua hội thi giảng viên dạy giỏi

Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giảng viên các trường chính trị qua hội thi giảng viên dạy giỏi

(LLCT) - Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường chính trị) được đặc biệt quan tâm. Có nhiều cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Một trong những cách làm mang lại hiệu quả cao và lan tỏa rộng rãi là việc tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc. Đây được coi là cách thức rèn luyện, bồi dưỡng mới, đặc biệt là cách thức đánh giá giảng viên khách quan, sâu sắc.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên các cơ quan báo chí

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên các cơ quan báo chí

(LLCT) - Báo chí là một lĩnh vực quan trọng, có sức ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng, tinh thần và đạo đức của công chúng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo chí phải đi đầu, nêu gương trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân. Trên cơ sở làm rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuẩn mực đạo đức, bài viết đề xuất hệ thống chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Tăng cường tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình trung cấp lý luận chính trị

(LLCT) - Bài viết làm rõ sự thống nhất giữa mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình trung cấp lý luận chính trị với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp cho việc tăng cường tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong chương trình trung cấp lý luận chính trị.

Những điểm mới về giáo dục - đào tạo trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Những điểm mới về giáo dục - đào tạo trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục - đào tạo luôn được đặt ở vị trí quan trọng và là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và cả cộng đồng, xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn về đổi mới, phát triển giáo dục - đào tạo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm giáo dục - đào tạo cùng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Bài viết tập trung làm rõ những điểm mới về giáo dục - đào tạo trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, thể hiện bước tiến, hoàn thiện quan điểm này so với các Đại hội trước.

Nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin góp phần củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng

(LLCT) - Triết học Mác - Lênin là sự chọn lọc và kết tinh những thành tựu của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học về con người, về tư duy... Đồng thời, triết học Mác - Lênin bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là nền tảng tư tưởng của các chính đảng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, triết học Mác - Lênin là vũ khí lý luận, là nền tảng tư tưởng để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của triết học Mác - Lênin, bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc giảng dạy triết học Mác - Lênin đối với việc bảo vệ, củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng.

Giải pháp xây dựng trường chính trị tỉnh đạt chuẩn (từ thực tế Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng)

(LLCT) - Những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Đề án số 04-ĐA/TU ngày 20-4-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở, tiền đề quan trọng để tạo bước phát triển đột phá, mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học, các mặt công tác của Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

Nghiên cứu đề xuất nội dung chuẩn chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Chuẩn chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý là căn cứ để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến các chương trình bồi dưỡng. Hiện nay, vấn đề chuẩn hóa các chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01-2-2013 của Bộ Chính trị và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01-9-2017 vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết đề xuất một số nội dung của chuẩn chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp giảng dạy và đánh giá...

Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên chuyên ngành xây dựng Đảng

(LLCT) - Năng lực của giảng viên bao gồm năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực giảng dạy. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chuyên ngành Xây dựng Đảng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, truyền bá, bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng và đấu tranh với các quan điểm sai trái, cơ hội, thù địch trên mặt trận tư tưởng - lý luận. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ giảng viên chuyên ngành Xây dựng Đảng, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chuyên ngành Xây dựng Đảng hiện nay. 

Tăng cường kỹ năng tương tác của giảng viên xây dựng Đảng với học viên

(LLCT) - Xuất phát từ mục tiêu môn học, đối tượng học viên, bài viết nêu rõ, kỹ năng tương tác của giảng viên trong giảng dạy về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là rất cần thiết. Đó là kỹ năng tiếp cận học viên, giới thiệu bài giảng; kỹ năng thuyết trình kết hợp với trao đổi, đối thoại với học viên; kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm… Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng và phát huy tác dụng các kỹ năng này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết đề xuất những giải pháp cơ bản để tăng cường áp dụng và nâng cao hiệu quả kỹ năng tương tác của giảng viên trong giảng dạy về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.

Vận dụng mô hình giáo dục thông minh vào giáo dục lý luận chính trị qua mạng ở Việt Nam hiện nay

Vận dụng mô hình giáo dục thông minh vào giáo dục lý luận chính trị qua mạng ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Hiện nay, công tác giáo dục lý luận chính trị đã đạt được nhiều kết quả. Song, việc giáo dục lý luận chính trị qua mạng vẫn còn những hạn chế cần được quan tâm. Do đó,việc vận dụng mô hình giáo dục thông minh vào giáo dục lý luận chính trị qua mạng ở Việt Nam là rất cần thiết. Bài viết chỉ ra tính cấp thiết và những hạn chế của công tác giáo dục lý luận chính trị qua mạng, đề xuất giải pháp cho việc vận dụng mô hình giáo dục thông minh vào công tác này.

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

(LLCT) - Trong những năm qua, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có những bước phát triển vững chắc, chất lượng, hiệu quả. Hợp tác của hai bên không ngừng được nâng cao về mọi mặt, trong đó hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là lĩnh vực quan trọng, đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Để thúc đẩy hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước Việt Nam - Lào trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp: tăng cường nhận thức; đa dạng hóa đối tượng và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng; đổi mới phương thức, cơ chế thực hiện các chương trình hợp tác.

Trang 3 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền