Diễn đàn

Chính sách “hồi tỵ” với việc xây dựng văn hóa chính trị hiện nay
(LLCT) - Trong kho tàng tri thức về xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống, chính sách “hồi tỵ” bao gồm những quy tắc trong bổ dụng quan lại và phòng chống tham nhũng của các vương triều quân chủ nước ta có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những nguyên tắc này trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật trong phòng chống tham nhũng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ…Từ nghiên cứu chính sách này, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị tích cực của chính sách hồi tỵ trong xây dựng văn hóa chính trị hiện nay: tăng cường giáo dục,nâng cao văn hóa chính trị, thực hiện tốt công tác cán bộ, khắc phục những mặt hạn chế trong văn hóa truyền thống.

Giải pháp cho vấn đề “đạo lạ” ở Tây Nguyên
(LLCT) - Ở nước ta, sự xuất hiện của các “đạo lạ”, hay “hiện tượng tôn giáo mới” đã thu hút hàng chục nghìn người tin theo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Qua khảo sát các “đạo lạ” ở khu vực Tây Nguyên, bài viết phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đời sống kinh tế, sức khỏe, tâm lý người tin theo, quan hệ cộng đồng, khối đại đoàn kết dân tộc và an ninh chính trị tại các tỉnh này; đồng thời đề xuất một số giải pháp công tác đối với “đạo lạ” trong thời gian tới.

Việt Nam thực hiện pháp luật quốc tế về quyền chính trị của công dân
(LLCT) - Quyền chính trị là một trong những lĩnh vực quyền con người quan trọng được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận, bảo vệ. Thực hiện tốt quyền chính trị của công dân là góp phần bảo vệ quyền con người, thúc đẩy quản trị dân chủ, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Bài viết trình bày khái lược nội dung chính của pháp luật quốc tế về những quyền chính trị cơ bản của công dân và làm rõ những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm thực hiện những quyền này kể từ khi gia nhập Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Phản bác những luận điệu xuyên tạc, chống phá công cuộc phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam
(LLCT) - Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra những hậu quả vô cùng thảm khốc ở khắp nơi trên thế giới. Bài viết tiếp cận dưới góc độ chính trị - xã hội về cuộc chiến chống đại dịch để rút ra một số vấn đề cơ bản, nhằm đập tan những luận điệu xuyên tạc, chống phá.

Sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch Covid-19 là không thể phủ nhận
(LLCT) - Với quan điểm nhất quán “chống dịch như chống giặc”, “quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết và trước hết”, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo đảm quyền con người, quyền công dân: thực hiện các cam kết quốc tế về nội luật hóa quyền con người trong tình trạng khẩn cấp, thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, cấp bách, sáng tạo, thiết thực, tạo sức mạnh đoàn kết, đồng thuận để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19. Sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19 là không thể phủ nhận; là bằng chứng phủ định, phản bác quan điểm sai trái, âm mưu đen tối của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.

Phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam trong “Phúc trình toàn cầu năm 2021” của Tổ chức Theo dõi nhân quyền
(LLCT) - Hằng năm, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) đều công bố Báo cáo về tình hình nhân quyền toàn cầu (khoảng 100 quốc gia), trong đó có tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Năm nay, HRW công bố Báo cáo với tiêu đề: “Phúc trình Toàn cầu năm 2021”, dài 761 trang đánh giá việc thực hành nhân quyền trên thế giới, trong đó chứa đựng nhiều nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc và phủ nhận thành tựu về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Bài viết phân tích làm rõ những chiêu bài, thủ đoạn đen tối và kiên quyết bác bỏ các thông tin sai sự thật về phúc trình nhân quyền ở Việt Nam.

Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay
(LLCT) - Những thập niên gần đây, tôn giáo du nhập và phát triển mạnh trong các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên. Các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn tôn giáo có những tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Các tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội (giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo), khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên. Bên cạnh những tác động tích cực, cũng có những tác động làm biến đổi các mối quan hệ và thiết chế xã hội truyền thống, bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã hội.

Phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
(LLCT) - Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thông qua các phương tiện truyền thông, các thế lực phản động thiếu thiện chí, thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị đã tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, qua đó hạ thấp vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Bài viết phân tích, luận giải và phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội
(LLCT) - Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng là trụ cột có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong xã hội. Bài viết tập trung luận giải mối quan hệ giữa dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng và dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong xã hội ở nước ta hiện nay.

Phát huy dân chủ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(LLCT) - Phát huy dân chủ trong giáo dục, đào tạo là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam. Bài viết làm rõ tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chỉ ra các biểu hiện dân chủ và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát huy dân chủ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thời gian tới.

Sách lý luận chính trị với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(LLCT) - Sách lý luận chính trị có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Công tác xuất bản sách lý luận chính trị thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để tiếp tục đóng góp vào công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Đấu tranh với các nội dung xấu độc, quan điểm sai trái trên mạng xã hội hiện nay
(LLCT) - Nâng cao hiệu quả đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đây là cuộc chiến phức tạp và khó khăn trong bối cảnh các thế lực thù địch lợi dụng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội để gia tăng các phương thức tinh vi, nhiều thủ đoạn nguy hiểm nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Đấu tranh chống quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, nói không đi đôi với làm, bè phái, “lợi ích nhóm”
(LLCT) - Bệnh quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, nói không đi đôi với làm, bè phái, “lợi ích nhóm” là thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, làm suy yếu hệ thống chính trị. Đảng ta thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, thực hiện các giải pháp mạnh mẽ nhằm đẩy lùi các căn bệnh này, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay
(LLCT) - Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước hữu hiệu trong thực tế. Hoàn thiện cơ chế pháp lý phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm phát huy dân chủ XHCN, đẩy lùi tham nhũng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bài viết tập trung luận giải tính tất yếu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Một số vấn đề lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội
(LLCT) - Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận) là một tất yếu khách quan từ lịch sử đấu tranh cách mạng, từ tổ chức và hoạt động của Mặt trận, từ thực tiễn phát triển đất nước. Sự lãnh đạo đó đã được quy định trong nhiều văn bản như nghị quyết, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và được Mặt trận thừa nhận. Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ cơ sở lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
- Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc
- Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden
- 75 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
- Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam
- Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội