Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Tư tưởng của Ph.Ăngghen về “quyền lực công cộng” - Cơ sở lý luận để chống lại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Tư tưởng của Ph.Ăngghen về “quyền lực công cộng” - Cơ sở lý luận để chống lại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

(LLCT) - Bài viết nêu ra quan niệm của Ph.Ăngghen về những đặc trưng cơ bản của nhà nước, phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của ông về “quyền lực công cộng” gồm: tính tất yếu của việc thiết lập quyền lực công cộng; tính giai cấp của quyền lực công cộng; sức mạnh của quyền lực công cộng; đồng thời khẳng định đây là một trong những cơ sở lý luận khoa học để chống lại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch trong thời gian qua.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch

(LLCT) - Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã nêu ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 35, Đảng đã xác định mục tiêu, phương châm chỉ đạo xuyên suốt và thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra. Trong đó, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là một giải pháp cấp thiết. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực này của cán bộ, đảng viên.

Cần phản bác những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp

Cần phản bác những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp

(LLCT) - Tại Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta”(1). Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên nhiều diễn đàn khác nhau, các thế lực thù địch đã không ngừng xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, bác bỏ từng phần hay toàn bộ học thuyết này, trong đó có vấn đề đấu tranh giai cấp. Do đó, cần phải nhận diện những quan điểm sai trái này và chỉ ra sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức về cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực lý luận hiện nay

Nhận thức về cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực lý luận hiện nay

(LLCT) - Công tác lý luận phải góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, từ đó củng cố và phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước.

Phải chăng chủ nghĩa Mác - Lênin lỗi thời, không phù hợp với Việt Nam?

Phải chăng chủ nghĩa Mác - Lênin lỗi thời, không phù hợp với Việt Nam?

(LLCT) - Từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị xuyên tạc, bóp méo một cách giáo điều hay cơ hội đủ loại. Đặc biệt sau khi CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ thì các thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin lại càng lớn về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và thâm độc về mức độ. Bài viết góp phần làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch.

Phát triển xã hội ở Việt Nam - “Quản lý” hay “Quản trị”?

Phát triển xã hội ở Việt Nam - “Quản lý” hay “Quản trị”?

(LLCT) - Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển xã hội là hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, quan hệ hài hòa giữa các giai tầng xã hội, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội. Mục đích phát triển xã hội tất yếu đặt ra nhu cầu đổi mới hoạt động quản lý xã hội, vốn gắn với trách nhiệm của chủ thể nhà nước. Bài viết tóm lược quá trình phát triển lý luận về quản lý khu vực công, chỉ ra những giới hạn của tư duy quản lý hành chính truyền thống, quản lý công mới, và giới thiệu những phát triển mới nhất về tư duy quản trị xã hội hiện đại, từ đó gợi mở những vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ liên quan đến quản lý hay quản trị tiến trình phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn khác nhau xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối cách mạng nước ta. Vì thế, nhận diện đúng và đề ra các giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trong đó, thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (gọi tắt là thanh niên Học viện) vừa là đối tượng chịu tác động, vừa là lực lượng xung kích trong mặt trận này. 

 

Bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận

Bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận

(LLCT) - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có nội dung rộng và thể hiện trên nhiều phương diện. Một trong những nội dung quan trọng là bảo vệ hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nhà nước chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận hiện nay. Bài viết sau đây tập trung khẳng định lại những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận.

Phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sai lầm

Phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sai lầm

(LLCT) - Lựa chọn con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên CNXH là con đường cách mạng duy nhất đúng đắn, là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên, thời gian qua trên một số diễn đàn, nhất là trên các trang mạng xã hội xuất hiện các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta. Những quan điểm này không có cơ sở khoa học và thực tiễn. Những thành tựu đạt được sau gần 35 năm đổi mới và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng được nhận thức rõ hơn, là những minh chứng thuyết phục để bác bỏ quan điểm sai trái đó. 

Ảnh hưởng của “tư duy nhiệm kỳ” tới hoạt động lãnh đạo, quản lý - Biểu hiện và giải pháp khắc phục

Ảnh hưởng của “tư duy nhiệm kỳ” tới hoạt động lãnh đạo, quản lý - Biểu hiện và giải pháp khắc phục

(LLCT) - Những năm gần đây, “tư duy nhiệm kỳ” đã và đang thực sự trở thành căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động lãnh đạo, quản lý và gây bức xúc trong dư luận ở nước ta. Thực chất của “tư duy nhiệm kỳ” là lối suy nghĩ và hành động sai quy luật, thiếu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý đang đương nhiệm. Bài viết chỉ rõ biểu hiện, ảnh hưởng của “tư duy nhiệm kỳ” tới hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở đó, chỉ ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục.

Lý luận về hình thái kinh tế -xã hội và những quan điểm sai trái cần bác bỏ

(LLCT) - Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một trong những nội dung quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật về lịch sử; trong đó các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ ra những quy luật vận động chung nhất của xã hội loài người. Vì vậy, đã có nhiều nước chọn học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lý luận để xây dựng CNXH. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cũng như trước những biến đổi không ngừng của thế giới trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều người đã hoài nghi về tính đúng đắn và khoa học của học thuyết này. Do vậy, cần phải có những luận cứ để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái nhằm bảo vệ tính khoa học và tính cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.

C.Mác với phương Đông

(LLCT) - Sinh thời, C.Mác đã có những nghiên cứu rất sâu sắc về đất nước Ấn Độ (một trong những quốc gia tiêu biểu cho phương Đông), thể hiện rõ qua hai tác phẩm nổi tiếng: “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ” và “Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh tại Ấn Độ”. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng: C.Mác không hề nghiên cứu về phương Đông; học thuyết của Ông chỉ áp dụng được ở phương Tây, chứ không phù hợp với các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nhận định không đúng đắn này cần bị phê phán, bác bỏ, nhất là khi phục vụ cho ý đồ chính trị muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác ở Việt Nam. Bài viết luận giải những nội dung cốt lõi nghiên cứu của C.Mác ở phương Đông, đặc điểm văn hóa phương Đông làm nền tảng cho sự khẳng định sự phù hợp của chủ nghĩa Mác ở phương Đông.

Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

(LLCT) -  Hiện nay, mạng xã hội (MXH) đang trở thành công cụ truyền thông, giải trí phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Bên cạnh những tiện ích vượt trội, MXH nảy sinh không ít vấn đề, chẳng hạn những biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa, hoặc dùng MXH để trục lợi..., gây ra những tác động xấu tới nền tảng và những giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc, đòi hỏi cần có giải pháp chấn chỉnh.

 

Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng niềm tin xã hội ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) -  Niềm tin xã hội có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội, nó không chỉ tạo ra giá trị tinh thần to lớn mà còn tạo ra giá trị vật chất cho xã hội, “niềm tin  tạo ra hiện thực” (Belief creates the actual fact). Nhờ có một niềm tin xã hội mãnh liệt mà dân tộc Việt Nam đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ để phát triển như hôm nay. Tuy nhiên, hiện nay tác động tiêu cực của nhiều yếu tố mới từ bên ngoài, cùng với những hạn chế, bất cập nội tại đã làm cho niềm tin xã hội của con người Việt Nam ít nhiều có sự giảm sút. Bài viết bước đầu xác định một số vấn đề cần giải quyết nhằm củng cố, xây dựng niềm tin xã hội ở Việt Nam hiện nay.

 
Đấu tranh chống lại quan điểm bác bỏ, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản

Đấu tranh chống lại quan điểm bác bỏ, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản

(LLCT) - Từ khi ra đời, đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân đã khẳng định vai trò to lớn trong việc lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Ở một số nước, đảng cộng sản đã trở thành đảng cầm quyền và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hiện nay một số luận điệu đòi phủ nhận vai trò của đảng cộng sản, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhằm xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận chủ nghĩa xã hội. Do vậy, phân tích cơ sở khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò của đảng cộng sản sẽ góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trang 11 trong tổng số 32 trang.

Thông tin tuyên truyền