Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Nâng cao chất lượng các cuộc hội thảo quốc tế về lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với một số chính đảng trên thế giới

(LLCT) -  Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ động và tích cực phối hợp với một số cơ quan, đơn vị và địa phương trong cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, “Giữ vững mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới”.Một trong những phương thức thực hiện nhiệm vụ đó là tổ chức các hội thảo khoa học. Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng những hội thảo này còn nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Tiềm năng hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ

(LLCT) Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ(ngày 4-3-2018) đã khẳng định: “Hai bên nhất trí hợp tác quốc phòng - an ninh là trụ cột quan trọng, hiệu quả của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện và bày tỏ hài lòng về những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực này”. Trong 10 năm qua, hai bên đã tiến hành 10 phiên Đối thoại Quốc phòng với những kết quả đáng ghi nhận.

 Những vấn đề đặt ra từ hoạt động lễ hội, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay

Những vấn đề đặt ra từ hoạt động lễ hội, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, với trên 80% dân số có đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, thờ mẫu, tàn dư của tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề, thờ cúng ma, cúng thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc, thờ cúng Yang của đồng bào các tộc người thiểu số Tây Nguyên… Trên cơ sở đó, nhiều lễ hội đã hình thành và được duy trì đến ngày nay.

 

 Nỗ lực thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Nỗ lực thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

(LLCT) - Ở Việt Nam hiện nay, không lĩnh vực nào thiếu vắng sự cống hiến của nữ giới. Tuy nhiên, các con số thống kê cho thấy, dường như “giá trị xã hội” của nữ giới luôn thấp hơn so với nam. Để đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ, thì không chỉ nhất quán về quan điểm, chủ trương, mà cần phải có một hệ giải pháp đồng bộ và khả thi, gắn liền với nâng cao nhận thức, đổi mới nội dung và phương thức phát huy tiềm năng phụ nữ; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nhân lực nữ theo hướng loại trừ bất bình đẳng giới trong quan hệ gia đình, xã hội, cơ quan, tổ chức và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mô hình, tiêu chuẩn người lãnh đạo thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế

(LLCT) - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các lý thuyết và khảo sát thực trạng bằng phương pháp định tính và định lượng (1.500 phiếu hỏi), tác giả xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chung của người lãnh đạo Việt Nam hiện nay, khái quát hóa thành Mô hình 5T: Tâm, Tầm, Tài, Tốc, Thành. Đồng thời, nêu những khuyến nghị về việc vận dụng nó một cách có hiệu quả trong công tác cán bộ và quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của nền hành chính nhà nước

(LLCT) - Trên cơ sở phân tích những tác động tích cực và những thách thức của CMCN 4.0 đối với sự phát triển của nền hành chính nhà nước, bài viết đề xuất một số kiến nghị: tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính; tích cực, chủ động xây dựng và nâng  cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức... Qua đó sẽ tiếp tục hoàn thiện nền hành chính nhà nước, đáp ứng những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. 

 

Một số giải pháp thực hiện cam kết về lao động và công đoàn khi TPP có hiệu lực

(LLCT) - Công đoàn độc lập (CĐĐL) được thành lập và hoạt động ở Việt Nam là nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người, thực hiện các cam kết quốc tế về lao động và công đoàn trong TPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng đặt ra không ít những thách thức, đó là nguy cơ chia rẽ, phá vỡ tính hệ thống của phong trào công nhân, công đoàn của nước ta; các thế lực thù địch lợi dụng CĐĐL làm công cụ để chống phá Đảng, Nhà nước... Để khắc phục những tác động tiêu cực, bài viết đề xuất một số giải pháp: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân và FDI;  Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với lao động, công đoàn; Đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của CĐVN đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân và FDI...

Sự giống và khác nhau giữa nội dung, phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Bài viết đưa ra các khái niệm đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo; khu biệt nội dung, phương thức lãnh đạo và nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng, đồng thời nhận diện mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo; nội dung, phương thức lãnh đạo và nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng. Bài viết cho rằng lãnh đạo và cầm quyền là hai vấn đề có quan hệ gắn bó với nhau; nội dung, phương thức lãnh đạo và nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng có những điểm khác nhau nhưng đều hướng tới thực hiện mục đích của Đảng.

Một số biến đổi trong văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ

Một số biến đổi trong văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ

(LLCT) - Trong quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược, dự án phát triển nông thôn, các nhà hoạch định chính sách chú ý tới hai nhóm nhân tố mang tính văn hóa: nhân tố tĩnh, mang tính truyền thống, thường chậm thay đổi; nhân tố động dễ thay đổi và có thể thay đổi nhanh(1). Theo đó, văn hóa làng thuộc về các loại nhân tố tĩnh, chậm thay đổi. Văn hóa làng bao gồm những giá trị, những chuẩn mực đã được cộng đồng lựa chọn, được thử thách qua thời gian, được bảo tồn có ý thức hoặc thậm chí, trong một vài trường hợp, là vô thức. Do vậy, những đặc trưng của văn hóa làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cho đến nay tuy có một vài biến đổi nhưng không hề đứt đoạn với quá khứ, trái lại, có sự tiếp nối bền bỉ và sống động cách sống, cách nghĩ, những hội hè, đình đám, những tập tục, tín ngưỡng của các thế hệ đi trước.

Bàn về sự tồn tại của đạo đức phổ quát trong kỷ nguyên đa văn hóa

(LLCT) - Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa và đa văn hóa,khi mà ngày càng phổ biếncác quan điểm“đề cao sựđa dạng”hay “tôn trọng sự khác biệt”(1), thì câu hỏi “liệu có thể có một thứ đạo đức phổ quát trong thế giới đa văn hóa này không?” vẫn đang là một vấn đề gây nhiều tranh luận.

Thử tìm hiểu tư duy về phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp

(LLCT) - Tổ chức quyền lực nhà nước là công việc chính trị hàng đầu của mỗi quốc gia. Song điều này sẽ bị chi phối bởi tư duy chính trị pháp lý của người cầm quyền và thực tiễn chính trị của đất nước. Do vai trò quan trọng, nên tổ chức quyền lực nhà nước luôn được quy định ở trong hiến pháp của mỗi nước, mà Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Vấn đề hợp nhất cơ quan kiểm tra và thanh tra - Tiếp cận từ lý thuyết hệ thống

(LLCT) - Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội có hệ thống tổ chức riêng, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của cơ quan tư pháp đối với cơ quan hành pháp

(LLCT) - Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, tư pháp”. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định 3 cơ quan thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp(1) và xác định rõ cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan này thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Phúc trình nhân quyền 2016 của tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) về Việt Nam hoàn toàn vô giá trị

(LLCT) - Vẫn như hằng năm, ngày 19-6-2017, tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở ở Hoa Kỳ đã ra “Phúc trình thường niên” về tình trạng nhân quyền thế giới, trong đó có Việt Nam. Phúc trình năm nay dài 65 trang... Trong phần về Việt Nam được Hãng BBC rút “tít”: “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền” ở Việt Nam! Vậy Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) là gì? Nội dung, bản chất của “Phúc trình” năm nay như thế nào? Cơ sở dữ liệu của văn bản có đáng tin cậy không?

Tôn giáo học sinh thái - Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

Tôn giáo học sinh thái - Thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Năm 1996, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã thành lập một dự án Harvard về Tôn giáo và Sinh thái để tạo lập một diễn đàn lớn cho đối thoại liên tôn giữa 10 tôn giáo lớn trên thế giới gồm Phật giáo, Kitô giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu giáo, Jaina, Khổng giáo, Đạo giáo, Shinto (Thần đạo) và các tín ngưỡng truyền thống bản địa. 

Trang 17 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền