Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - tiếp cận từ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

(LLCT) Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành trong gần 30 năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi cơ bản về cơ cấu, cơ chế hoạt động của nền kinh tế và đạt bước phát triển vượt bậc. Tuy vậy, quá trình cổ phần hóa cũng còn nhiều bất cập. Tiếp cận từ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sẽ giúp làm rõ những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế và định hướng cho tiến trình cổ phần hóa và sau cổ phần hóa hiện nay.

 

"Dân giàu" - Đặc trưng hàng đầu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

"Dân giàu" - Đặc trưng hàng đầu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, lý luận về CNXH ở Việt Nam cũng có những bước tiến quan trọng. Trong đó, có việc xác định đặc trưng hàng đầu của mô hình CNXH ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Trên thực tế và trong nghiên cứu, “Dân giàu” đã được nhiều người đề cập tới, nhưng còn chưa nhận thức được đầy đủ nội hàm của nó, chưa thấy được rằng, việc xác định rõ và dần hiện thực hóa mục tiêu này cần được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của tư duy đổi mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Để có sự khẳng định lý luận này là cả một quá trình tìm tòi và rất nhiều nỗ lực để hiện thực hóa quyền của người dân được làm ăn, từ đó mà làm giàu và được Nhà nước bảo trợ, khuyến khích làm giàu hợp pháp...

Tòa ma túy và khả năng áp dụng tại Việt Nam

(LLCT) - Sau 50 năm Công ước Quốc tế của Liên Hợp quốc về phòng chống ma túy, cuộc chiến toàn cầu chống ma túy có thể nói đã thất bại với những hậu quả nặng nề đối với con người và xã hội trên toàn thế giới. Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp quốc (UNODC), thế giới hiện có hơn 250 triệu người sử dụng chất ma túy, trong đó số người chết do nghiện là 207.000 người (2014)(1). Ở Việt Nam, cả nước đã có hơn 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (2016), tăng 10.617 người so với năm 2015, trong đó 67,5% số người nghiện đang sinh sống ngoài xã hội(2).

Nâng cao ý thức công dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Ngày nay xây dựng nhà nước pháp quyền là một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau đều khẳng định nhà nước pháp quyền là “điều kiện cơ bản để phát triển nền dân chủ”(1), “là một phương thức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước” (2), “là xác lập dân chủ, thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân”(3), “là một giá trị chung của nhân loại trên con đường phát triển tiến bộ”(4), “là cơ chế có mục đích bảo đảm các quyền tự do của công dân, ngăn ngừa và chống lại sự lạm dụng quyền lực có thể có từ cơ quan công quyền” (5) v.v..

Văn kiện Đại hội XII và những vận dụng trong bài giảng cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội

(LLCT) - Cơ cấu xã hội (CCXH), phân tầng xã hội (PTXH) và sự biến đổi của CCXH, PTXH là những chủ đề then chốt của xã hội học. Nghiên cứu CCXH, PTXH để hiểu được cấu trúc xã hội và xu hướng vận động của xã hội, từ đây mà cung cấp những bằng chứng khoa học giúp Đảng và Nhà nước hoạch định những đường lối, chính sách, đưa ra các giải pháp khoa học trúng và đúng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng cân bằng, ổn định, văn minh, tiến bộ, hài hòa, bền vững, đồng thời “hóa giải một cách kịp thời những mâu thuẫn, bất bình xung đột, những khuynh hướng chia rẽ, rối loạn, đổ vỡ, nghiêng lệch xã hội.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

(LLCT) - Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của Nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở Việt Nam đã đạt nhiều kết quả, song còn một số hạn chế, cần khắc phục.

Phát triển đồng bộ các loại thị trường góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Phát triển đồng bộ các loại thị trường góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

(LLCT) - Phát triển thị trường là một yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa, suy rộng ra là điều kiện của sự phồn thịnh kinh tế - xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển các thị trường là yêu cầu, là nhiệm vụ quan trọng.

Cần nghiên cứu lối sống của cư dân đô thị từ góc độ văn hóa tiêu dùng

(LLCT) - Văn hóa tiêu dùng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Qua đó, nắm bắt nhu cầu, xu hướng để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng thị trường. Đồng thời, việc nghiên cứu văn hóa tiêu dùng phần nào đánh giá được lối sống của cư dân đô thị... Từ đó, có định hướng, tác động tích cực tới nhận thức, hành vi, góp phần hình thành lối sống văn hóa của cư dân đô thị.

Ngọn nguồn giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ (trường hợp chùa Đót Sơn)

(LLCT) - Khi bàn về giá trị văn hóa của một địa danh, một vùng miền, cần phải khảo chứng, xem xét nơi đó và những khu vực có liên quan trên nhiều bình diện: địa lý tự nhiên, lịch sử, đặc biệt là con người - đối tượng trung tâm tạo nên giá trị văn hóa. Từ cách tiếp cận đó, bài viết tập trung lý giải về giá trị văn hóa của Trung tâm Phật giáo Câu Lâu, mà chùa Đót Sơn (xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) là một điểm nhấn.

Phát huy tính tiên phong của người đảng viên trong thời kỳ mới

(LLCT) - Tính tiên phong là thuộc tính của đảng viên, là dấu hiệu của đảng viên với người ngoài Đảng. Trong mỗi thời kỳ, do yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, mà tính tiên phong của đảng viên có nội dung, yêu cầu cụ thể. Trong bối cảnh mới hiện nay, tính tiên phong cần được cụ thể hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và trình độ, năng lực. Phát huy tính tiên phong là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng, làm cho Đảng mạnh lên, giữ vững được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân.

Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức

Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức

(LLCT) - Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là nhận thức, thái độ đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, năng lực. Tinh thần trách nhiệm là một chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Có thể coi đây như một chìa khóa để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Văn hóa tiêu dùng - Một góc nhìn lý luận

Văn hóa tiêu dùng - Một góc nhìn lý luận

(LLCT) - Văn hóa tiêu dùng với tư cách là một thành tố của văn hóa, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, là chiến lược quan trọng trong xây dựng thương hiệu, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Việc nghiên cứu văn hóa tiêu dùng có ý nghĩa về phương diện văn hóa và góp phần xây dựng một xã hội hiện đại.

Một số nội dung, biện pháp phát triển văn hóa nghề của sinh viên hiện nay

Một số nội dung, biện pháp phát triển văn hóa nghề của sinh viên hiện nay

(LLCT) - Văn hóa nghề là thành tố quan trọng cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh kết quả đào tạo của nhà trường. Những năm qua, việc xây dựng, phát triển VHN của sinh viên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Phát triển văn hóa nghề của sinh viên là vấn đề có tính cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet

(LLCT) - Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mạng internet đã làm cho cơ chế quản lý truyền thống từng bước chuyển sang xu hướng lấy văn hóa doanh nghiệp làm trung tâm, lấy con người làm giá trị hạt nhân của doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp” là một khái niệm có tính trừu tượng đã dần dần được cụ thể hóa bằng một số nét đặc trưng và xu hướng mới. Vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay cũng chính là sự đáp ứngnhững nhu cầu mới và những cách làm mới trong xã hội hiện đại.

Tác động của bạo lực gia đình đối với việc thực hiện quyền của phụ nữ

(LLCT) - Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. BLGĐ làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội.

Trang 19 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền