Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Tư tưởng của C.Mác về chủ thể hoạt động hiện thực hóa và ý nghĩa trong xác định động lực phát triển nước ta hiện nay

Tư tưởng của C.Mác về chủ thể hoạt động hiện thực hóa và ý nghĩa trong xác định động lực phát triển nước ta hiện nay

(LLCT) - Chủ đề “chủ thể hoạt động hiện thực hóa” được C.Mác trình bày theo một hệ thống thống nhất, từ chỗ chủ yếu đề cập vấn đề chủ thể tự hiện thực hóa chính mình, tự giải phóng cho mình đến tập trung phân tích chủ thể hiện thực hóa trong sự ảnh hưởng của các thể chế kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản (CNTB), vị trí, vai trò của sở hữu tư nhân và điều kiện tất yếu của CNCS. Qua phân tích về chủ thể hiện thực hóa, có thể thấy hệ thống các thể chế có vai trò thúc đẩy hoạt động hiện thực hóa như: hệ thống thể chế văn hóa, thể chế đạo đức... Đây chính là định hướng phương pháp luận quan trọng để phát huy khát vọng của Việt Nam hướng đến phát triển đất nước hùng cường như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định.

Công tác dân vận trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

Công tác dân vận trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

(LLCT) - Công tác dân vận là một phương thức quan trọng, chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng; được tiến hành thường xuyên, toàn diện, trên mọi địa bàn, với mọi đối tượng. Bài viết làm rõ quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng và quá trình triển khai thực hiện thành công của các cấp ủy Đảng về công tác dân vận, góp phần trực tiếp vào thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng của nông dân, nông nghiệp. Người nhấn mạnh: Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh(1) … Do đó, Người đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân và coi đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

Người thày Trường Đảng trí tuệ, tâm huyết và yêu nghề, phấn đấu rèn luyện sáng chữ tâm, vẹn chữ tài

Người thày Trường Đảng trí tuệ, tâm huyết và yêu nghề, phấn đấu rèn luyện sáng chữ tâm, vẹn chữ tài

(LLCT) - Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ luôn đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ. Thực tiễn hiện nay đang đặt ra yêu cầu bức thiết là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ trực tiếp lãnh đạo, triển khai, tổ chức thực hiện ở cơ sở, xã phường, thị trấn.

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII

(LLCT) - Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân (TAND) là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta. Đảng và Nhà nước luôn luôn bảo đảm bằng những cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý để TAND thực sự là chỗ dựa của nhân dân, nơi người dân tìm đến để bảo vệ công lý, duy trì lẽ phải và công bằng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên tổ chức và hoạt động của tòa án vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những yêu cầu mới đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội

Những yêu cầu mới đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội

(LLCT) - Thấm nhuần, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp; kế thừa những giá trị pháp quyền dân chủ, nhân văn trong hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành; tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp 2013; thể chế hóa quan điểm phát triển đất nước của Đảng, trực tiếp là quan điểm của Đại hội XIII, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã xác định rõ những yêu cầu đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời gian tới. Đó là nhận thức căn bản, tầm nhìn chiến lược, nhân văn trong xây dựng và hoàn thiện nhà Nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Sự phát triển lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội  và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Sự phát triển lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

(LLCT) - Công tác lý luận là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, có ý nghĩa quyết định nội dung, hình thức và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, cổ động. Trong thời kỳ đổi mới, công tác lý luận của Đảng đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, phát triển lý luận đổi mới ở Việt Nam.

Những điểm mới trong quy định những điều đảng viên không được làm

Những điểm mới trong quy định những điều đảng viên không được làm

(LLCT) - Ngày 25-10-2021 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW (sau đây gọi tắt là Quy định 37) về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định số 47-QĐ/TWngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (sau đây gọi tắt là Quy định 47). Trong khi vẫn giữ số lượng 19 điều, Quy định 37 đã điều chỉnh thứ tự và kế thừa, có nhiều điểm bổ sung, chỉnh lý nội dung các quy định để bảo đảm tính lôgic, đáp ứng yêu cầu chính xác, đầy đủ, phù hợp với các quy định mới của Đảng và Nhà nước, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ kiểm tra, giám sát.

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của Đảng viên có chức vụ, quyền hạn

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của Đảng viên có chức vụ, quyền hạn

(LLCT) - Kiểm soát tài sản, thu nhập của đảng viên có chức vụ, quyền hạn là phương thức quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Bài viết làm rõ những hạn chế bất cập trong quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của đảng viên có chức vụ, quyền hạn. Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định về: nội dung, nghĩa vụ kê khai, công khai bản kê khai, thẩm quyền kiểm soát, xác minh tài sản, thu nhập, xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm...

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Góp phần xác định trọng tâm nghiên cứu lý luận trong thời kỳ mới

Góp phần xác định trọng tâm nghiên cứu lý luận trong thời kỳ mới

(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra nhiều quan điểm, chủ trương mới, rất cần được công tác lý luận kịp thời làm sáng tỏ, cụ thể hóa. Trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu nghiên cứu lý luận đã đạt được trong những năm vừa qua và bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, cần dành trọng tâm nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, cấp bách.

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam để phát triển bền vững đất nước theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam để phát triển bền vững đất nước theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển của văn hóa. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

Quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng trong thời kỳ mới

Quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng trong thời kỳ mới

(LLCT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề xây dựng,củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng xã hội, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, coi đó là một trong 3 bộ phận cấu thành quan trọng của công tác xây dựng Đảng và được xác định ở vị trí hàng đầu, nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và quân ta.Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng trong thời kỳ mới.

Quan điểm “Lấy dân là gốc” trong phòng, chống đại dịch Covid-19

Quan điểm “Lấy dân là gốc” trong phòng, chống đại dịch Covid-19

(LLCT) - Đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, chưa có dấu hiệu dừng lại. Những tác động tiêu cực của đại dịch đến các mặt của đời sống xã hội gây ra hệ lụy rất nặng nề, khó đoán định, đẩy nhân loại vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với tinh thần chung sức, đồng lòng, đoàn kết, quyết tâm cao của toàn xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong phòng, chống dịch Covid-19 và những biến thể của chúng.

Trang 9 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền