Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời kỳ mới

Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời kỳ mới

(LLCT) - Thực hiện tốt công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Bài viết đánh giá vai trò của công tác dân tộc trong quản lý, khai thác và phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

 Quan điểm của chủ nghĩa Mác về tác động của đại công nghiệp tới quan hệ quốc tế

Quan điểm của chủ nghĩa Mác về tác động của đại công nghiệp tới quan hệ quốc tế

(LLCT) - Nền sản xuất đại công nghiệp bắt đầu ở nước Anh từ nửa sau thế kỷ XVIII đã mở ra trang sử mới của nhân loại. Đó là động lực chính thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, tạo ra sự gắn kết, phụ thuộc và xung đột giữa các quốc gia dân tộc. Đồng thời, đại công nghiệp giúp cho giai cấp tư sản lớn mạnh, mở rộng địa bàn hoạt động ra phạm vi toàn cầu và giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) bước lên vũ đài chính trị quốc tế. Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác về tác động của đại công nghiệp tới quan hệ quốc tế.

Giá trị hiện thực, ý nghĩa thời đại trong quan điểm của Ph.Ăngghen về dân chủ

Giá trị hiện thực, ý nghĩa thời đại trong quan điểm của Ph.Ăngghen về dân chủ

(LLCT) - Ph.Ăngghen - nhà lý luận lỗi lạc và chiến sỹ cách mạng vĩ đại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, “cây vĩ cầm thứ hai” sau C.Mác, người đã cùng C.Mác sáng lập học thuyết Mác - một học thuyết khoa học và cách mạng trong thời đại hiện nay. Một trong những cống hiến vĩ đại của Ph.Ăngghen là lý luận của Người về nguồn gốc nhà nước, bản chất dân chủ, về tiếp cận dân chủ từ góc độ nhà nước. Quan điểm về dân chủ của Ph.Ăngghen có giá trị hiện thực và ý nghĩa thời đại to lớn trong bối cảnh hiện nay.

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Giá trị lý luận và thực tiễn

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Giá trị lý luận và thực tiễn

(LLCT) - Kỷ niệm 70 năm Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951-2021), ngày 25-2-2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến: “Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Giá trị lý luận và thực tiễn”. GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu bài phát biểu đề dẫn Hội thảo do GS, TS Nguyễn Xuân Thắng trình bày.

Đúc kết giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng trong tình hình hiện nay

Đúc kết giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vận dụng trong tình hình hiện nay

(LLCT) - Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khẳng định nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vẹn nguyên giá trị, vạch đường đổi mới, soi sáng tương lai. Bài viết đúc kết, khẳng định những giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để tiếp tục học tập và làm theo.

Tư tưởng Ph.Ăngghen về vai trò của sở hữu tư nhân qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

Tư tưởng Ph.Ăngghen về vai trò của sở hữu tư nhân qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

(LLCT) - Trong lịch sử xã hội loài người, sở hữu tư nhân và phái sinh của nó là chế độ sở hữu tư nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Bài viết luận giải, làm rõ tư tưởng của Ph.Ăngghen về vai trò sở hữu tư nhân trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” bao gồm: vai trò quyết định sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử; làm thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, tác động trong hình thành các hình thái nhà nước; làm thay đổi các hình thái gia đình trong xã hội.

Tư tưởng Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - Giá trị và những vấn đề cần bổ sung, phát triển hiện nay

Tư tưởng Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - Giá trị và những vấn đề cần bổ sung, phát triển hiện nay

(LLCT) - Ph.Ăngghen (1820 - 1895) đã cùng với C.Mác (1818 - 1883) xây dựng học thuyết về sứ mệnh lịch sử (SMLS) toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN). Tuy luôn khiêm nhường nhận mình chỉ là người thể hiện những ý tưởng của C.Mác, nhưng trên thực tế, Ph.Ăngghen có công rất lớn đối với xây dựng và phát triển học thuyết này. Chính Ph.Ăngghen là người đã tiếp cận đa diện và hệ thống về GCCN hiện đại, là người đã luận chứng khoa học về SMLS bao gồm tính tất yếu, nội dung, điều kiện, lộ trình... cùng nhiều bổ sung quan trọng để hoàn thiện học thuyết này. Đồng thời, Ph.Ăngghen còn chỉ rõ, phải đặt lý luận ấy “trên mảnh đất hiện thực” để hiện thực hóa và phát triển nó. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, những tư tưởng của Ph.Ăngghen cần tiếp tục được các Đảng Cộng sản vận dụng và bổ sung, phát triển cho phù hợp với bối cảnh mới. 

Những vấn đề đang đặt ra trong công tác lý luận và đề xuất định hướng giải pháp

Những vấn đề đang đặt ra trong công tác lý luận và đề xuất định hướng giải pháp

(LLCT) - Phát triển lý luận, tiên phong về lý luận là nhiệm vụ quyết định thắng lợi sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Qua 35 năm đổi mới, với sự phát triển toàn diện đất nước đang đặt ra cho công tác lý luận những nhiệm vụ hết sức nặng nề cần phải giải đáp từ thực tiễn phát triển đất nước. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề đang đặt ra và định hướng giải pháp trong thời gian tới.

 Thể chế phát triển, niềm tin, khát vọng và đổi mới sáng tạo vì phồn vinh, hạnh phúc trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Thể chế phát triển, niềm tin, khát vọng và đổi mới sáng tạo vì phồn vinh, hạnh phúc trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là: Trên cơ sở tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng), trước tiên và cơ bản hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển để kiến tạo niềm tin; từ đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước nhằm nuôi dưỡng, thúc đẩy nhu cầu, năng lực đổi mới sáng tạo vì độc lập, tự do, hạnh phúc và phồn vinh của đất nước và người dân Việt Nam.

 Những điểm mới về đổi mới mô hình tăng trưởng trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Những điểm mới về đổi mới mô hình tăng trưởng trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng xác định đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội này. Bài viết phân tích những điểm mới trong định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định các trụ cột chính của tăng trưởng, các mục tiêu và chủ trương, chính sách lớn để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế (TTKT) ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

 Đại hội XIII với nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng

Đại hội XIII với nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng

(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Đại hội không chỉ tổng kết nhiệm kỳ khóa XII mà còn tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), đánh giá chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; đề ra phương hướng phát triển không chỉ trong 5 năm (2021-2026) mà cho nhiều năm sau. Điều đó đòi hỏi ở Đảng tầm cao trí tuệ để tiếp tục làm rõ những vấn đề thực tiễn, lý luận về đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam, bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo, cầm quyền, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới.

Các đột phá chiến lược trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

Các đột phá chiến lược trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Từ thực tiễn phát triển đất nước 35 năm đổi mới vừa qua, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định các đột phá chiến lược. Đó là đột phá về thể chế, đột phá về nguồn nhân lực, đột phá về hạ tầng. Bài viết tập trung phân tích tính khoa học, tính thực tiễn và tính mục đích đúng đắn của các đột phá nêu trên.

Đại hội XIII của Đảng mở đường cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới

Đại hội XIII của Đảng mở đường cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới

(LLCT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng quang vinh được tổ chức từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho gần 5,2 triệu đảng viên thuộc 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương thảo luận, quyết định đường lối, chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới với nhiều thời cơ, vận hội và khó khăn, thách thức đan xen.

Nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

(LLCT) - Tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiền phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp”(1). Vì vậy, nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

Hệ giá trị Hồ Chí Minh - Nội dung và ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay

Hệ giá trị Hồ Chí Minh - Nội dung và ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân một di sản vô giá, trong đó có hệ giá trị Hồ Chí Minh hướng đạo cho sự phát triển đất nước. Hệ giá trị Hồ Chí Minh chính là hệ giá trị Việt Nam với các giá trị căn cốt như độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ và giàu mạnh. Cho dù “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”(1) nhưng so với mục tiêu, khát vọng “sánh vai các cường quốc năm châu” mà Hồ Chí Minh đề ra thì đích đến vẫn còn rất xa. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ hệ giá trị Hồ Chí Minh để tìm thấy trong đó động lực tinh thần và giải pháp hành động phù hợp, là yêu cầu bức thiết của cuộc sống hôm nay.

Trang 11 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền