Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin

Giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin

(LLCT) - Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, phát triển đã gần 172 năm với bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn mang trong lòng nó những giá trị bền vững không thể bác bỏ là: Phát triển; Chủ nghĩa nhân đạo triệt để; Phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử; Học thuyết giá trị thặng dư, hình thái kinh tế - xã hội, CNXH. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho chúng ta nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn của thế giới đương đại; xây dựng CNXH và thực hiện sự nghiệp đổi mới thành công.

Bối cảnh và những yêu cầu mới bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng và xây dựng Đảng

Bối cảnh và những yêu cầu mới bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng và xây dựng Đảng

(LLCT) - Lý luận về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng là một bộ phận cực kỳ quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ điều kiện và năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong suốt 90 năm qua. Hiện nay, bối cảnh thực tiễn đang đặt ra yêu cầu mới đối với việc bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng và xây dựng Đảng.

Mối quan hệ nhà nước - thị trường trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Mối quan hệ nhà nước - thị trường trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Nhà nước và thị trường có mối quan hệ gắn bó khăng khít và biện chứng tương hỗ nhau. Nền kinh tế sẽ vận hành hiệu quả nếu mối quan hệ của hai thành tố này được xác lập đúng đắn, phù hợp. Ngược lại, giải quyết và xử lý không tốt mối quan hệ này sẽ dẫn tới tình trạng phát triển lệch lạc, thậm chí nó lại là rào cản của nhau. Bài viết phân tích mối quan hệ nhà nước và thị trường ở Việt Nam và các định hướng để hoàn thiện mối quan hệ nhà nước và thị trường ở nước ta trong thời gian tới.

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định: “Bảo đảm lợi ích, sự kết hợp hài hòa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích công bằng, hợp lý cho mọi người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế”(1). Chính vì vậy, việc giải quyết các quan hệ lợi ích một cách hài hòa, nhất là giữa lợi ích cá nhân (LICN) và lợi ích xã hội (LIXH) chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ vai trò, thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội ở nước ta hiện nay.

Học tập Hồ Chí Minh thu hút, trọng dụng nhân tài

Học tập Hồ Chí Minh thu hút, trọng dụng nhân tài

(LLCT) -  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn hết sức sâu sắc và là tấm gương mẫu mực trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài, nhờ đó đã thu phục được những chí sĩ yêu nước của chế độ cũ tận tụy, tích cực đóng góp xây dựng chính quyền cách mạng; các trí thức Việt kiều ở Pháp, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống thuận lợi trở về nước tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc... Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài trở thành bài học quý giá còn nguyên giá trị trong công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.

“Di chúc” và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện an sinh xã hội

“Di chúc” và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện an sinh xã hội

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa 50 năm, nhưng tư tưởng của Người về đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng CNXH, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân và an sinh xã hội, phát triển bền vững đất nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuân theo những tư tưởng của Người trong “Di chúc”, Đảng ta xác định, an sinh xã hội (ASXH) là một hệ thống chính sách xã hội quan trọng, là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước; đầu tư cho an sinh xã hội chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển, góp phần vào phát triển bền vững đất nước.

Từ “Dân bản” của Nho giáo đến “Dân chủ” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Với trí tuệ uyên bác và phương pháp tư duy biện chứng duy vật, trong quá trình tiếp thu những tinh hoa của kho tàng tư tưởng nhân loại, Hồ Chí Minh đã gạn lọc những yếu tố tích cực, có giá trị của Nho giáo để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, những khái niệm, mệnh đề của Nho giáo mà Người sử dụng đã có sự khác biệt về chất. Nho giáo từng coi "dân là gốc nước", nhưng nó mới chỉ dừng lại ở quan niệm "dân bản" mà chưa phải là "dân chủ". Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ, vấn đề dân tâm, dân ý, dân sinh, dân trí, dân quyền thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau. Thực hành dân chủ tức là phải hiện thực hóa toàn bộ các vấn đề đó trong thực tế đời sống xã hội. 

Kinh tế tư nhân - Một động lực quan trọng của nền kinh tế

Kinh tế tư nhân - Một động lực quan trọng của nền kinh tế

(LLCT) - Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam gắn liền với quá trình hoàn thiện và phát triển các quan điểm của Đảng về kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Từ thực tiễn và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ hơn vai trò của các khu vực kinh tế, trong đó “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Theo hướng đó, bài viết làm rõ hơn vai trò động lực của kinh tế tư nhân (KTTN), những thành quả bước đầu thực hiện vai trò động lực của KTTN và những giải pháp cơ bản để KTTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng, bổ sung, phát triển ở Việt Nam

Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng, bổ sung, phát triển ở Việt Nam

(LLCT) - Bình đẳng dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong cương lĩnh dân tộc. V.I.Lênin đã đưa ra nhiều nội dung về bình đẳng dân tộc trong một quốc gia đa tộc người như: bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, bình đẳng trên tất cả mọi lĩnh vực và phải được bảo đảm bằng pháp luật; xây dựng chế độ tự trị khu vực dân tộc ở những nơi có điều kiện và ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số. Bài viết nêu những tư tưởng có giá trị bền vững, đồng thời chỉ ra những nội dung cần bổ sung, phát triển trong quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Sở hữu tư nhân từ góc nhìn triết học của C.Mác về con người và vấn đề phát triển kinh tế tư nhân hiện nay

(LLCT) - Ph.Ăngghen cho rằng, quan điểm duy vật lịch sử (DVLS) là một trong hai phát hiện thiên tài của C.Mác. Học thuyết về tồn tại Người là nền tảng để C.Mác đề xuất quan điểm DVLS, là cơ sở để xây dựng bộ công cụ, phương tiện và phương pháp luận để phân tích xã hội ở các nấc thang phát triển khác nhau. Chân giá trị khoa học của triết học C.Mác về tồn tại Người là nền tảng lý luận để chúng ta cân nhắc các chủ trương, chính sách liên quan đến sở hữu tư nhân hiện nay.

Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong nền kinh tế số

(LLCT) - Những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế nói chung và về sở hữu nói riêng làm nền tảng cho chúng ta xây dựng một chế độ chính trị mới. Ngày nay, trước những tác động của quá trình toàn cầu hóa, của Cách mạng công nghiệp 4.0, của nền kinh tế số, cần nhìn nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu cho phù hợp với bối cảnh ngày nay. Bài viết tập trung làm rõ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu và giải pháp vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sở hữu trong nền kinh tế số hiện nay.

Tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

(LLCT) - Trong thời gian qua, kinh tế tư nhân Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khu vực này còn đối diện với nhiều khó khăn, rào cản cho sự phát triển. Bài viết đưa ra những giải pháp về cải cách môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân: thống nhất nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân, hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động.

Tác động của biến đổi tôn giáo đối với phong tục, tập quán truyền thống Việt Nam

(LLCT) - Biến đổi tôn giáo ở Việt Nam có tác động lớn đến phong tục, tập quán truyền thống trên cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Một mặt nó góp phần phục hồi nhiều phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần thay đổi lối sống, hành vi của một bộ phận người dân; mặt khác cũng làm hồi sinh nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, làm biến dạng, phai mờ một số phong tục, tập quán truyền thống. Những tác động này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau tám năm đổi mới mô hình tăng trưởng

Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau tám năm đổi mới mô hình tăng trưởng

(LLCT) - Sau 8 năm đổi mới mô hình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhanh và ổn định. Tuy vậy, vẫn còn không ít những hạn chế, đó là: Tăng trưởng kinh tế (TTKT) vẫn còn dựa nhiều vào vốn, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học - công nghệ và lao động có kỹ năng; TTKT không bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; hiệu quả sử dụng vốn chưa cao; năng suất lao động chậm được cải thiện,... Để nâng cao chất lượng TTKT của Việt Nam trong thời gian tới, cần tập trung xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN...

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(LLCT) - Cải cách khu vực công, cải cách hành chính đã trở thành một xu thế của thời đại nhằm xây dựng nền hành chính thực sự là động lực, là đòn bảy cho phát triển. Cải cách hành chính, cải cách khu vực công tập trung vào hệ thống hành chính nhà nước mà trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ. Không phải ngẫu nhiên ở nhiều quốc gia trên thế giới, cải cách hành chính, cải cách khu vực công được gọi tên là cải cách chính phủ. Lịch sử phát triển hành chính hiện đại đã chỉ ra thực tế là một nền hành chính mạnh mẽ phải được bắt đầu từ một chính phủ mạnh. Bài viết tập trung làm rõ xu thế cải cách chính phủ trên thế giới, định hướng giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Trang 17 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền