Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới

Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới

(LLCT)- Trong những năm qua, các thế lực thù địch vin vào sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, của sản xuất hiện nay... để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, từ thực tiễn đấu tranh tư tưởng - lý luận của V.I.Lênin để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác và thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam, có thể khẳng định rằng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có giá trị bền vững; chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được.

Nêu gương - một trong các phương thức lãnh đạo

(LLCT) - Nêu gương chính là thực hành lãnh đạo, để những giá trị của đạo đức và tài năng của người lãnh đạo lan tỏa, dẫn dắt, truyền cảm hứng thúc đẩy mọi hành động của nhân dân. Quán triệt Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, bài viết tập trung làm rõ cơ sở lý luận của nêu gương, các hình thức nêu gương, các giải pháp nêu gương của người lãnh đạo.

Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

(LLCT) - Ngày 25-10-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 08-QĐi/TW, về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Quy định đề cao ý thức trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, đồng thời xác định rõ việc tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh thái độ và hành vi của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cao. Quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, đáp ứng yêu cầu tình hình mới hiện nay.

Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Việt Nam

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là sự kết tinh giá trị phổ quát của nhân loại với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với tình hình Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) chú trọng thực hiện Hiến pháp và pháp luật, coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân có giá trị to lớn với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Phát huy nguồn lực lao động cho quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Phát huy nguồn lực lao động cho quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

(LLCT) - Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong tư duy kinh tế. Nhận thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ nguồn lực nói chung; nguồn lực lao động và phát huy nguồn lực lao động nói riêng trong đổi mới mô hình tăng trưởng cũng có sự thay đổi và phát triển. Từ quan niệm nhà nước là chủ thể duy nhất phân bổ tất cả nguồn lực của nền kinh tế, trong đó có nguồn lực lao động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thì nay cơ chế thị trường được xác định “đóng vai trò chủ yếu trong việc huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực phát triển”.

 

Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản nhìn từ lý luận của C.Mác và thực tiễn thế giới ngày nay

(LLCT) - Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác là kiểu mẫu của quan niệm duy vật về lịch sử, vạch rõ cơ chế của vận động, biến đổi xã hội, vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa tư bản (CNTB) với tư cách là hình thái kinh tế - xã hội đã xảy ra rất nhiều cuộc khủng hoảng. Sau mỗi lần khủng hoảng, nó đều có sự biến đổi về mặt cấu trúc từ lực lượng sản xuất đến kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nghiên cứu khủng hoảng của CNTB từ lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất... để chúng ta nhận thức rõ  hơn thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT)- Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0. Muốn vậy, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các cấp, các ngành cần: quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất kinh doanh; xây dựng thương hiệu, tạo uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng kiến tạo môi trường đầu tư và kinh doanh cho kinh tế tư nhân phát triển…

Quá trình nhận thức và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực nhà nước thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước là những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Quyền lực nhà nước luôn mang tính hai mặt, một mặt là yếu tố không thể thiếu để tổ chức và quản lý xã hội, mặt khác nó luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tha hóa dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhận thức và phát triển tư duy lý luận của Đảng về kiểm soát quyền lực nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ lý luận xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. Bài viết góp phần làm sáng rõ quá trình nhận thức và phát triển lý luận của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước thời kỳ đổi mới; đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.

 

Văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Văn hóa trong kinh tế là các giá trị văn hóa thẩm thấu, trở thành nền tảng tinh thần cho hoạt động kinh tế, là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa trong kinh tế tại Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện ở: triết lý phát triển kinh tế gắn với định hướng phát triển đất nước, văn hóa trở thành “vốn kinh tế”, nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác và tạo dựng môi trường văn hóa trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng văn hóa trong kinh tế còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, cần nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa trong kinh tế; xây dựng mối quan hệ giữa văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế; xây dựng đạo đức, nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức; xây dựng và phát triển toàn diện con người; xây dựng thể chế kinh tế khoa học, đồng bộ, hiệu quả.

Bàn về nội dung lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

(LLCT) - Đại hội XII của Đảng yêu cầu nghiên cứu về đảng cầm quyền, nội dung cầm quyền của Đảng. Nội dung cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là những hoạt động, công việc mà Đảng có thể làm, cần làm nhằm sử dụng, phát huy vị thế, quyền được Hiến pháp quy định để tác động, chi phối đối với Nhà nước và xã hội; xứng đáng với vị thế, trách nhiệm của Đảng cầm quyền. Nội dung cầm quyền và nội dung lãnh đạo của Đảng có mặt thống nhất, đồng thời cũng có mặt khác biệt. Do vậy, cần có sự phân biệt rõ để tránh việc áp đặt tất cả các nội dung lãnh đạo của Đảng vào nội dung cầm quyền của Đảng, tránh việc Đảng bao biện, làm thay, can thiệp một cách không đúng vào công việc của Nhà nước.

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị - ý nghĩa với Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, có tác động trực tiếp đến những hoạt động cơ bản của con người cũng như quá trình phát triển của loài người. Do đó, khi nghiên cứu về quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn đến khá nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và mối quan hệ của chúng. Việc nghiên cứu quan điểm của C.Mácvà Ph.Ăngghenvề mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là cơ sở phương pháp luận để xem xét việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam

Xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam

(LLCT) - Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nguồn lực con người đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết nêu lên tầm quan trọng của nguồn lực con người và đánh giá thực trạng nguồn lực con người ở nước ta hiện nay, qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng và phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân trong vai trò người chủ quyền lực nhà nước

(LLCT) - Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của loại hình thể chế cộng hòa nói chung, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thể chế chính trị, kết hợp với thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên mô hình thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong đó, tất cả nhân dân yêu nước Việt Nam là chủ thể quyền lực của nhà nước; nhà nước kiểu mới được xây dựng ở Việt Nam là nhà nước mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý - nhận thức và thực tiễn

(LLCT) - Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương, chính sách đất đai đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Bài viết tập trung luận giải nội hàm và những vấn đề đặt ra về quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhằm đề xuất một số khuyến nghị quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XII của Đảng

(LLCT) - Trong Nghị quyết số 26 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Triển khai thực hiện thành công Nghị quyết này sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới, góp phần quan trọng để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.  

Trang 21 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền