Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Quan điểm của Hồ Chí Minh về “cách lãnh đạo" và vận dụng trong lãnh đạo hiện nay

Quan điểm của Hồ Chí Minh về “cách lãnh đạo" và vận dụng trong lãnh đạo hiện nay

(LLCT) - Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng hệ thống những luận điểm, chỉ dẫn sâu sắc về thái độ và phương pháp làm việc, nhất là về cách thức lãnh đạo. Dựa vào việc phân tích một khuynh hướng nghiên cứu mới của khoa học lãnh đạo hiện đại - Kiến tạo tri thức như chức năng của lãnh đạo, bài viết làm sáng tỏ hơn và khẳng định giá trị khoa học mang tính thời đại trong những luận điểm về “Cách lãnh đạo”. Qua đó gợi mở hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu, đào tạo và thực hành lãnh đạo trong bối cảnh thế giới “phẳng” ngày nay.

Nhà nước kiến tạo phát triển - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

(LLCT) - Nhà nước kiến tạo phát triển là một khái niệm để chỉ nhà nước có vai trò to lớn trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn các nhà nước truyền thống và hiện được nhiều quốc gia vận dụng. Từ cách tiếp cận nhà nước của triết học Mác - Lênin thì nhà nước kiến tạo phát triển là một hình thức nhà nước, và nó cũng có thể vận dụng vào các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lý luận và thực tiễn nhà nước kiến tạo phát triển thế giới có ý nghĩa tham khảo đối với quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề trọng tâm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở tất cả các quốc gia. Mục đích của việc kiểm soát quyền lực nhà nước là để ngăn chặn sự tha hóa quyền lực, chuyên quyền, độc đoán trong việc thực thi quyền lực nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền theo quan điểm Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng nói riêng là người trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, theo Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, thạo kỹ năng, thạo tuyên truyền, thạo nói, thạo viết...

Hội nhập quốc tế về kinh tế với ổn định chính trị - xã hội

Hội nhập quốc tế về kinh tế với ổn định chính trị - xã hội

(LLCT) - Quá trình hội nhập kinh tế  quốc tế đang đặt ra những thách thức, đó là: nguy cơ thất nghiệp và tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội; những nguy cơ đối với độc lập, chủ quyền, sự lựa chọn định hướng chính trị... Đòi hỏi chúng ta phải “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình hội nhập. Cụ thể là: tiếp tục hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh; đón đầu các thành tựu khoa học - công nghệ và quản lý tiên tiến của thế giới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Việt Nam hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh

(LLCT) - Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế được khẳng định là một tất yếu khách quan. Việt Nam đã nhận thức đúng và thể hiện rõ quyết tâm chính trị trong chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

Quản lý và quản trị xã hội từ góc độ lý thuyết hệ thống

(LLCT) - Quản lý và quản trị xã hội cần có cách tiếp cận lý thuyết hệ thống. Theo cách tiếp cận này, quản lý và quản trị xã hội là một tiểu hệ thống thực hiện chức năng định hướng phát triển bền vững cho cả xã hội. Đồng thời, quản lý và quản trị xã hội luôn hoạt động theo nguyên lý mở, hướng đích, hợp trội, đa chiều cạnh và phản trực cảm trong môi trường luôn biến đổi. Cần làm rõ những vấn đề này để tránh những lỗi hệ thống trong nghiên cứu, đào tạo và thực hành quản lý và quản trị xã hội trong bối cảnh mới hiện nay.

Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Quan điểm của Đảng về phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

(LLCT) - Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đó là vận dụng và phát triển những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Quan điểm đó thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác chỉnh đốn Đảng

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”(1). Như vậy, đảng viên chính là người đi tiên phong, gương mẫu, tập hợp, lôi cuốn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - quá trình nhận thức và kết quả thực hiện

(LLCT) - Với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng luôn quan tâm thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị (HTCT). Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, các nội dung cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HTCT đã được khẳng định rõ trong các văn kiện. Tuy nhiên, xét tổng thể, kết quả đạt được của hoạt động này trong thời gian qua còn hạn chế. Chính vì vậy, Đại hội XII  của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành”(1).

Quan điểm của V.I.Lênin về tính quy luật của sự chuyển hóa từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa

(LLCT) - V.I.Lênin khẳng định: chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của sản xuất hàng hóa, không những sản phẩm lao động của con người trở thành hàng hóa mà sức lao động của con người cũng trở thành hàng hóa, nghĩa là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự hình thành của các loại thị trường; phân công lao động xã hội càng phát triển thì quy mô thị trường càng được mở rộng… Những quan điểm của V.I.Lênin có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Cao Bằng - nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hồi sinh sức sống và đổi mới Đảng

(LLCT) - Sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước và chuẩn bị những điều kiện cơ bản về lý luận và tổ chức cho cách mạng Việt Nam, ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Thôn Pác Bó (Cao Bằng) được Người chọn làm nơi ở và làm việc đầu tiên để trực tiếp lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc. Tại đây, Người đã thực hiện thành công những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945).

Tiếp cận hệ thống trong quản lý xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay

Tiếp cận hệ thống trong quản lý xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Tiếp cận hệ thống tổng quát bao gồm 3 yếu tố: khái niệm hệ thống, lý thuyết hệ thống và phương pháp hệ thống. Tiếp cận hệ thống xã hội có đặc trưng kép: vừa là tiếp cận hệ thống tổng quát được đặc thù hóa vào khu vực xã hội, vừa có đặc thù riêng của xã hội với tư cách là hệ thống đặc thù. Từ góc nhìn hệ thống xã hội nói chung, hệ thống xã hội nông thôn nói riêng, xem xét tình trạng thống nhất mâu thuẫn biện chứng giữa 2 hệ thống quản lý xã hội: Nhà nước quản lý xã hội nông thôn và cộng đồng làng xã tự quản đề xuất kiến nghị quan điểm định hướng và giải pháp phát triển lành mạnh (tức là phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững) đối với quản lý xã hội trong tiến trình xây dựng nông thôn mới gắn với kiến tạo đô thị mới ở Việt Nam hiện nay.

Tầm nhìn Hồ Chí Minh về giá trị Xô Viết

(LLCT) - Cách mạng Tháng Mười mở ra thời đại của một chính sách đối ngoại mới, chính sách hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Sắc lệnh hòa bình là cơ sở chính sách đối ngoại của Nhà nước Xôviết. Từ đó Liên Xô trước sau như một, luôn luôn chủ trương chung sống hòa bình giữa các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội. Chính sách hòa bình kiên quyết của Liên Xô là chỗ dựa cho tất cả các dân tộc chống lại những lực lượng chiến tranh. Liên Xô không chỉ tuyên bố chính sách hòa bình mà còn thực sự hành động ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho độc lập của họ, chống sự nô dịch và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - tính khoa học, hiện thực của chủ nghĩa xã hội trong tư duy của C.Mác và ph.Ăngghen

(LLCT) - Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ănghen phát hiện quy luật của CNTB và chỉ rõ tính tất yếu của cách mạng vô sản để xóa bỏ xã hội tư bản, xây dựng xã hội mới là CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Để làm được điều đó, theo các ông, phải tổ chức ra chính đảng của giai cấp vô sản, bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp; xây dựng Cương lĩnh chính trị để truyền bá vào phong trào công nhân; giai cấp vô sản phải được tập hợp và tổ chức lại, được giác ngộ tư tưởng, ý thức chính trị... Tính tất yếu của cách mạng vô sản và con đường XHCN cùng nhiều vấn đề mà các ông đề cập, như: vấn đề dân tộc, đấu tranh dân tộc, tôn giáo, triết học, pháp quyền, cách mạng công nghiệp, thị trường thế giới...có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho đến ngày nay.

 

 

 
Trang 25 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền