Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Nâng cao năng lực dự báo chiến lược theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII, Đảng ta nhận định: “Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội còn nhiều bất cập”(1), “Năng lực dự báo còn hạn chế, cho nên một số chủ trương, chính sách, giải pháp đề ra chưa phù hợp”(2). Do đó cần “nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình”(3). Bài viết đề cập những điểm mới trong công tác nghiên cứu dự báo liên quan đến hoạch định chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở nước ta trong thời kỳ mới. 1. Cần nhận rõ kết hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã trở thành nhu cầu nội sinh

Tư duy mới của Đảng về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới

Tư duy mới của Đảng về tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới

(LLCT) - Trước bối cảnh mới đang đặt ra yêu cầu phát triển những quan điểm, định hướng cơ bản và tư duy mới về tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XII của Đảng nêu quan điểm kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đại hội xác định nhiệm vụ xây dựng sức mạnh quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; chủ động đối phó trong mọi tình huống; kết hợp xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với xây dựng lực lượng và thế trận an ninh nhân dân; xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; đấu tranh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đổi mới và phát triển theo quan điểm Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Những thay đổi trong 30 năm vừa qua và những đổi mới và phát triển tại Đại hội XII là nhờ đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về mọi mặt, từ tư duy về chính trị, tư duy về kinh tế, tư duy về đối ngoại và văn hóa, đến tư duy về quốc phòng, an ninh... Có thể khẳng định, trong những thời khắc thăng trầm của lịch sử, đổi mới và phát triển, trong đó có đổi mới tư duy đã làm cho Đảng ta ngày một mạnh lên, làm cho đất nước ta ngày một phát triển và giàu mạnh hơn, nhân dân ta ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Trên tinh thần Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ra sức phấn đấu để đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống, biến những tư tưởng chỉ đạo thành hiện thực để đất nước ta luôn phát triển và hưng thịnh.

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Đại hội XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên CNXH.

Một số vấn đề về giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay

Một số vấn đề về giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay

(LLCT) - Với quan niệm, chủ nghĩa Mác chỉ có thể được bảo tồn và làm giàu một cách sáng tạo trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học hiện đại và những đánh giá đúng những thay đổi của thế giới, một số nhận định của Mác về giai cấp công nhân, về chủ nghĩa xã hội cần được bổ sung, bởi: giai cấp công nhân hiện đã có nhiều biến đổi so với thế kỷ XIX, như nguồn gốc xuất thân từ đô thị, cơ cấu giai cấp đa dạng... Thực tế cũng làm nảy sinh yêu cầu nhận thức mới về vấn đề sở hữu tư nhân và chế độ người bóc lột người; về  chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và chủ nghĩa dân tộc; về những điều kiện khách quan cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển rút ngắn, vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,...

Vấn đề bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Vấn đề bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang giành được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển kinh tế là nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và sức khỏe nhân dân. Bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng đề ra.

Sự phát triển nhận thức của Đảng về phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước

(LLCT) - Vấn đề giải phóng và phát triển toàn diện con người là mục tiêu cao nhất trong suốt tiến trình cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, CNH, HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Trong tiến trình phát triển ấy, vấn đề con người không chỉ với tư cách mục tiêu phát triển, mà còn với tư cách là động lực quan trọng trong việc xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

Dân chủ, đồng thuận trong hoạch định và thực thi chính sách, luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trong lịch sử chính trị Việt Nam, từ đầu thế kỷ XVII, các chúa Trịnh (đàng Ngoài), chúa Nguyễn (đàng Trong) và các đời vua nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã ra các sắc chỉ, chỉ dụ cấm đạo (tôn giáo) hoặc phân sáp, thích chữ, tả đạo đối với giáo dân (1), làm tổn hại đến hoà khí của dân, hoà khí của nướcvà những hệ lụy ở nửa cuối thế kỷ XIX. Đó là những bài học lịch sử trong việc hoạch định và thực thi chính sách, luật pháp đối với tôn giáo. Ở đây, xin bàn thêm về vấn đề dân chủ, đồng thuận trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo nhân dịp góp ý cho Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Khoa học chính sách xã hội: Mô hình tiếp cận lý thuyết và thực tiễn Việt Nam

(LLCT) - Ở Việt Nam, chính sách xã hội được xem là một bộ phận của chính sách công về các vấn đề xã hội và được nghiên cứu từ góc độ tổng kết kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên trên thế giới, chính sách xã hội còn được coi là một ngành khoa học trong các khoa học chính sách, có đối tượng, lý thuyết, khái niệm và phương pháp nghiên cứu. Do vậy, cần tìm hiểu các mô hình tiếp cận lý thuyết khoa học chính sách xã hội để có thể vận dụng và phát triển chính sách xã hội với tính cách là một môn khoa học, một ngành đào tạo và một loại hoạt động chuyên môn nghề nghiệp ở Việt Nam.

 
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới

(LLCT) - Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị, Đại hội XII của Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị trong tình hình mới.

Xây dựng hệ thống chính trị theo quan điểm Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Đánh giá tổng quát 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) đã đúc kết 5 bài học kinh nghiệm, trong đó bài học thứ nhất là: “Trước những khó khăn, thách thức trên con đường đổi mới, phải hết sức chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”(#1). Theo quan điểm của Đại hội XII, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là xây dựng ba thành tố trụ cột là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Thực hiện chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân vận chính quyền

Thực hiện chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân vận chính quyền

(LLCT) - Thực hiện chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân vận chính quyềnTrong bài báo “Dân vận” năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(1). Người còn chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v..) đều phải phụ trách dân vận(2). Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minhđánh giá rất cao vị trí, vai trò của công tác dân vận chính quyền trong điều kiện Đảng cầm quyền. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận chính quyền có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đều có thể vận dụng được tùy theo phạm vi và chức trách của mình.

Nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Vai trò của Đảng Cộng sản, của Nhà nước XHCN và năng lực làm chủ của nhân dân với tư cách là nhân tố chủ quan quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta là không thể phủ nhận. Đảng và Nhà nước vừa có vai trò lãnh đạo, tổ chức và quản lý mang tính sáng tạo không thể thay thế, quần chúng nhân dân là chủ thể thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động. Khi “ý Đảng” và “lòng dân” cùng nhất trí và đồng thuận sẽ tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển nổi. Việc phát huy vai trò của những nhân tố chủ quan đó là yêu cầu không thể thiếu, bởi nó không chỉ là “bà đỡ” cho những điều kiện, tiền đề của KTTT định hướng XHCN được tạo lập mà còn chủ động can thiệp trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan để khắc phục những mặt trái, những khuyết tật của thị trường, bảo đảm cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” từng bước trở thành hiện thực.

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin và con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

(LLCT) - Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II (1920) Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”(1). Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo(7-1920). Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn Ái Quốc những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới

(LLCT) - Đại hội XII tiếp tục nhấn mạnh bài học mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy được bài học này cần thống nhất một số định hướng: phải luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; kế thừa tinh thần đem sức ta tự giải phóng cho ta, sức mạnh nội sinh là yếu tố quyết định; phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa sức mạnh dân tộc hay sức mạnh thời đại.

Trang 31 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền