Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu, đích đến của Việt Nam

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu, đích đến của Việt Nam

(LLCT) - Xã hội XHCN là xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được đích đó cần đổi mới mạnh mẽ và triệt để nhận thức, tư duy về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hết cần khơi dậy một văn hóa vươn lên, văn hóa làm giàu, khát vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo trong xã hội.

Tinh thần thân dân trong văn hóa chính trị phương Đông và Việt Nam truyền thống

(LLCT) - Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, phạm trù Dân có một ý nghĩa đặc biệt. Tư tưởng thân dân, khoan dân, yêu dân, dựa vào dân được xem là điều kiện sống còn của Nhà nước. Thực tiễn chứng minh, những cuộc chiến tranh giành độc lập hay bảo vệ đất nước chỉ khi nào huy động được sức mạnh của cả dân tộc mới làm nên chiến thắng.

Tư tưởng của Ph.Ăngghen về vai trò của lý luận và ý nghĩa trong công tác phát triển lý luận của Đảng hiện nay

(LLCT) - Ph.Ăngghen là nhà lý luận lỗi lạc trên hầu hết các lĩnh vực của chủ nghĩa Mác, ông đã có những chỉ dẫn sâu sắc về vai trò của lý luận và phát triển lý luận đối với phong trào công nhân nói chung và đối với chính đảng cộng sản nói riêng. Từ tư tưởng của Ph.Ăngghen thấy rằng, muốn phát triển lý luận trước hết cần có tư duy phê phán và sáng tạo, dám đổi mới vượt qua những rào cản của tư duy lối mòn, cũ kỹ; đổi mới tư duy lý luận phải trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác; phải đẩy mạnh hơn nữa công việc nghiên cứu lý luận một cách hệ thống, bài bản.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế

(LLCT) - Hồ Chí Minh khẳng định giải phóng giai cấp - giải phóng dân tộc có mối quan hệ biện chứng; giải phóng dân tộc bao hàm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; cần kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế. Vận dụng tư tưởng của Người, Đại hội XII của Đảng khẳng định rõ bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Để kết hợp hài hòa và giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc - giai cấp - quốc tế trong bối cảnh hiện nay, hoạt động đối ngoại cần nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, giữ vững nguyên tắc, đồng thời sáng tạo, linh hoạt.

Công tác vận động nhân dân những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

(LLCT) - Tiến hành toàn quốc kháng chiến trong bối cảnh thực lực đất nước non yếu như "trứng nước", chưa được quốc tế công nhận, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đường lối kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính; nguồn lực không có gì khác chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định lúc này là vận động toàn dân tham gia kháng chiến, huy động sức dân để vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Tính thời sự của học thuyết Mác

Tính thời sự của học thuyết Mác

(LLCT) - Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới bùng phát từ nước Mỹ, trung tâm CNTB thế giới, diễn ra từ 2007 đã khơi dậy sự “hồi sinh” học thuyết Mác. Chính một số học giả nổi tiếng và chính khách lớn phương Tây đã làm “hồi sinh” học thuyết Mác.

Xây dựng Đảng về văn hóa

(LLCT) - Trong Văn kiện Đảng, từ Cương lĩnh đến đường lối và nghị quyết đại hội cũng như nghị quyết các hội nghị Trung ương, vấn đề xây dựng Đảng được đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh, đã định hình trong tư duy của chúng ta các khái niệm đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau. Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đảng ta đã ý thức rõ, Đảng phải đổi mới, Đảng phải đi tiên phong tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đổi mới xã hội.

Việt Nam 30 năm đổi mới - Thách thức và thành công

Việt Nam 30 năm đổi mới - Thách thức và thành công

(LLCT) - Trước yêu cầu khách quan và cũng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, Đảng đã quyết định thực hiện đổi mới. Công cuộc đổi mới gặp phải các thách thức, những nguy cơ lớn và nhiều khó khăn. Nhưng quán triệt bài học lớn: luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, Đảng ta đã từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện trên các lĩnh vực.

Triển vọng và những giải pháp tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong 20 năm tới

(LLCT) - Trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới của quan hệ song phương, như hình ảnh rất ấn tượng mà Đại sứ Ted Osius mô tả là quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cất cánh, xin trích dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ với Tổng thống Obama trong chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ: “Từ hai nước cựu thù, chúng ta đã trở thành những người bạn, đối tác, và đối tác toàn diện. Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”. Cơ hội lớn đang mở ra cho quan hệ hai nước và nhất định chúng ta phải nắm lấy cơ hội đó, không để nó tuột mất.

Xây dựng tầm nhìn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta

(LLCT) - Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thay đổi khó lường, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ có “tâm”, quyết tâm đổi mới đưa đất nước phát triển, mà còn phải có “tầm”, nhìn xa trông rộng để nhận thức rõ cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra con đường, mô hình, phương thức tối ưu đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra.

Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay

(LLCT) - Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam xác định mục tiêu cụ thể: chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc... Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam. Về định hướng giá trị con người Việt Nam hiện nay, Nghị quyết nêu rõ phẩm chất: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đảng viên là người lãnh đạo và người đầy tớ của nhân dân

(LLCT) - Lịch sử nhân loại đã chứng minh: Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. C.Mác - Ph.Ănghen từng yêu cầu: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”(1). Trước Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin nhiều lần khẳng định Đảng Bônsêvích Nga luôn sẵn sàng đứng ra nắm toàn bộ chính quyền. Khi cách mạng thành công, Lênin tuyên bố: “Đảng ta là đảng cầm quyền duy nhất”(2). So với C.Mác -Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, với 24 năm đứng đầu nhà nước cách mạng, Hồ Chí Minh có thực tiễn phong phú để phát triển hệ thống lý luận về đảng cầm quyền với những vấn đề lớn như mục đích, lý tưởng của Đảng, nhiệm vụ, phương pháp cầm quyền, thách thức, nguy cơ của một đảng cầm quyền; mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhân dân… Đặc biệt, Người nhấn mạnh: Đảng cầm quyền thì đảng viên của Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân (3).Quan điểm này đã thể hiện rõ sự sáng tạo và chiều sâu nhân văn trong tư tưởng của Người. 

Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vận dụng triết học Mác về giải phóng con người

(LLCT) - Chủ nghĩa Mác từ khi ra đời cho đến nay trải qua biết bao những thăng trầm và biến động, nhưng cái làm nên sức sống, giá trị lâu bền của học thuyết chính là chủ nghĩa nhân văn cao cả và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra các quy luật khách quan chi phối sự vận động, biến đổi và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội; làm rõ các hình thức áp bức bóc lột con người trong xã hội từ khi có giai cấp và nhà nước, mà điển hình là sự “tha hóa” của con người dưới chế độ TBCN. Các ông đã xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và khẳng định, chỉ đến chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản, con người mới được giải phóng triệt để và được phát triển toàn diện.

Thực hành dân chủ trong quân đội theo tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh

(LLCT) - Quânđội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong đó, việc thực hành dân chủ theo tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng, góp phần to lớn vào sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác lý luận chính trị trong giai đoạn mới

(LLCT) - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Đường cách mệnh dẫn câu nói nổi tiếng của Lênin: "Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong"(1). Quán triệt quan điểm trên, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đếncông tác lý luận chính trị, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trang 33 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền