Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - An ninh quốc gia (ANQG) là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới

(LLCT) Phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết Đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

Dự báo chiến lược của Hồ Chí Minh và giá trị định hướng trong giai đoạn hiện nay

Dự báo chiến lược của Hồ Chí Minh và giá trị định hướng trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Một trong những phẩm chất cơ bản của một lãnh tụ, một nhà tư tưởng kiệt xuất là phải có nhãn quan chính trị sâu rộng, hiểu được quy luật vận động của lịch sử, nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại, dự kiến được các bước phát triển của dân tộc, nhờ đó có thể đưa đất nước vượt qua những thách thức của lịch sử. Hồ Chí Minh với tư duy độc lập và sáng tạo, tầm nhìn chiến lược đã đưa ra những dự báo chiến lược thiên tài về cách mạng Việt Nam trong những thời điểm lịch sử quan trọng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản quý giá trong di sản cách mạng của Người, chứa đựng những giá trị to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn đối với xây dựng nhà nước kiểu mới.

Quan điểm của V.I.Lênin về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền

(LLCT) - C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, trong cuộc đấu tranh của mình, giai cấp công nhân muốn giành được thắng lợi và "thủ tiêu các giai cấp nói chung”(1) thì nhất thiết phải thành lập chính đảng là Đảng Cộng sản, đội ngũ tiên phong đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng Cộng sản là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng việc đề ra chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược trên nền tảng của chủ nghĩa Mác; bằng công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận và chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị. Về mặt lý luận và thực tiễn, yêu cầu giải quyết những vấn đề có liên quan đến Đảng Cộng sản cầm quyền xuất hiện ngay từ khi Đảng bắt đầu lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền.

Công nghiệp văn hóa đối với phát triển bền vững đất nước

Công nghiệp văn hóa đối với phát triển bền vững đất nước

(LLCT) - Trong những biến đổi xã hội do tác động từ biến đổi kinh tế, rõ nhất là biến đổi về các quan hệ xã hội (phân hóa, phân tầng xã hội), cơ cấu xã hội, các vấn đề xã hội. Xu hướng trung lưu hóa xã hội ngày càng rõ, nhu cầu, mức sống tăng lên, nhất là ở đô thị, trong giới doanh nhân, trí thức và thế hệ trẻ. Nông thôn cũng biến đổi theo xu hướng đô thị hóa đồng thời cũng có cả một bộ phận rơi vào đói nghèo, bần cùng, rủi ro và thua thiệt trong phát triển. Giải quyết yêu cầu công bằng xã hội, nhất là thực hiện công bằng, bình đẳng về cơ hội phát triển đòi hỏi phải gắn liền chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội. CNVH có vai trò, tác dụng không hề nhỏ trong việc đáp ứng yêu cầu đó.

Cải cách nền hành chính và tài chính công để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư

Cải cách nền hành chính và tài chính công để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư

(LLCT) - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020  đã đề ra 3 đột phá chiến lược, trong đó đột phá thứ nhất là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”. Sau hơn 4 năm thực hiện, đã mang lại những kết quả rõ nét. Tuy nhiên, để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo đảm sự vận hành thông suốt của thị trường trong điều kiện hội nhập,huy động có hiệu quả các nguồn lực phát triển, cần xem xét nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở phạm vi rộng hơn.

Đổi mới tư duy về kinh tế - nhìn lại 70 năm

(LLCT) - Cách thức, bước đi, lộ trình phát triển các nước có khác nhau, nhưng nhìn chung các chính thể cầm quyền của các quốc gia đều phải quan tâm giải quyết vấn đề thể chế kinh tế như là một tất yếu căn cốt nhất bảo đảm cho sự phát triển ổn định của chế độ chính trị và sự giàu mạnh của một đất nước.

 

Đổi mới bộ máy của Đảng và bộ máy của Nhà nước trong điều kiện mới

(LLCT) - Quá trình đổi mới bộ máy đảng, bộ máy nhà nước đã gắn liền với sự nghiệp đổi mới gần 30 năm qua. Thành tựu và những vấn đề đặt ra của quá trình này và những yêu cầu tiếp tục đổi mới bộ máy để đáp ứng tình hình mới là những lý do thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong điều kiện mới. Cũng từ đây cần phải khẳng định một số quan điểm mang tính nguyên tắc.

Hồ Chí Minh từ thực tiễn đến tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Trong hành trình tìm đường đấu tranh giành độc lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc  nuôi ý chí giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội và con người với mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình. Khi nghiên cứu và tiếp thu lý luận Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng cả hai cuộc giải phóng vĩ đại đó - giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội - chính là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. CNXH, CNCS là sự nghiệp cách mạng, là xã hội mà ở đó các dân tộc bị áp bức, các giai cấp cần lao được giải phóng triệt để khỏi áp bức, bóc lột, bất công và tạo dựng, không ngừng hoàn thiện một chế độ tốt đẹp.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng và vận động quần chúng

(LLCT) - Xuất phát từ quan điểm quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử, cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ khi xây dựng học thuyết cách mạng, đã đặt trọng tâm vào công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển lý luận về công tác vận động quần chúng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Mácxít luôn trung thành và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận vận động quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Quan điểm của Đảng về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Nếu tiếp cận phạm trù xã hội theo nghĩa hẹp, thì phát triển xã hội chính là khía cạnh xã hội của sự phát triển. Theo nghĩa này, nội dung của phát triển xã hội là những vấn đề thiết yếu của đời sống, như: việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, an ninh xã hội, dịch vụ xã hội, ưu đãi xã hội... Quản lý phát triển xã hội là hoạt động quản lý của nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực xã hội, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển đời sống vật chất và tinh thần của con người và phát triển xã hội bền vững.

Văn hóa truyền thống - động lực tinh thần của đổi mới và hội nhập quốc tế

(LLCT) - Văn hóa nằm ngay trong sự phát triển và gắn liền với phát triển. Hơn nữa, văn hóa không chỉ trở thành mục tiêu, mà còn trở thành động lực, thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất, thành hệ điều tiết hữu hiệu cho một sự phát triển bền vững. Văn hóa chiếm vị trí hàng đầu, đóng vai trò mở đường và khả năng tạo đà cho sự phát triển, duy trì một sự phát triển bền vững và điều tiết có hiệu quả sự phát triển đó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, gắn với phát triển kinh tế tri thức, thì văn hóa chính là nền tảng tinh thần vững chắc để chúng ta định hướng mục tiêu, lựa chọn bước đi thích hợp và xác định mô hình phát triển bền vững.

Để đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu, trở thành hành động cách mạng của Bộ đội Cụ Hồ

(LLCT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo gương Bác đã trở thành nền nếp và đạt hiệu quả tích cực. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện Chỉ thị sẽ phát huy những kết quả đã đạt được, để tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu hơn nữa, trở thành hành động cách mạng của Bộ đội Cụ Hồ.

Giương cao ngọn cờ cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đại hội VII của Đảng nói về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:“tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta... Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”(1).

Trang 36 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền