Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Sự tiếp nối chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

(LLCT) - Từ năm 1945 đến năm 1976, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam, nên đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý và kế thừa chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết phân tích về lịch sử quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn 1945-1976, góp phần sáng tỏ hơn một số luận điểm chứng minh quá trình thực thi chủ quyền liên tục, hòa bình, tuân theo những quy định của luật pháp quốc tế của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

(LLCT) - Ngày 28-11-2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013). Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Hiến pháp năm 2013 vừa kế thừa được những giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, vừa thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm, phương hướng phát triển đất nước đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), phản ánh được ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tạo nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.

 
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã góp phần quản lý phát triển xã hội

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã góp phần quản lý phát triển xã hội

(LLCT) - Xã là cấp cơ sở, có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện đến từng người dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”(1).
 

Sự phát triển nhận thức của Đảng về dân chủ xã hội chủ nghĩa qua 30 năm đổi mới

(LLCT) - Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta luôn xem việc xác định động lực của CNXH là vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Xác định đúng động lực là một nhiệm vụ, nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng và đó cũng là yếu tố cơ bản bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối ấy. Sự có mặt của dân chủ trong hệ động lực đổi mới và trở thành một trong những động lực cơ bản của CNXH là điểm mới quan trọng trong nhận thức lý luận của Đảng ta về CNXH và dân chủ XHCN.

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về  xây dựng một thế giới công bằng - bình đẳng - dân chủ

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một thế giới công bằng - bình đẳng - dân chủ

(LLCT) - Những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một thiết chế quốc tế Công bằng-Bình đẳng- Dân chủ với lối ứng xử quốc tế hòa bình cũng là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam. Đây là cống hiến to lớn và vĩnh hằng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các dân tộc, với hòa bình thế giới, với văn hoá nhân loại và pháp lý quốc tế.

Quá trình vận dụng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam

(LLCT) - Hơn 60 năm qua kể từ khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH); gần 40 năm đất nước thống nhất, cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, qua những thăng trầm của cách mạng XHCN với không ít sai lầm, khuyết điểm trong nhận thức, lý luận về CNXH, con đường đi lên CNXH, cùng những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta giành được từ năm 1986 đến nay đã cho nhiều cứ liệu để xem xét, đánh giá một cách khách quan về việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận mácxít về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng nhằm hiện thực hóa xã hội XHCN ở Việt Nam.

 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân

(LLCT) - Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh sớm chủ trương tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân để giành độc lập dân tộc. Từ khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941), Người viết nhiều tác phẩm bàn về vấn đề khởi nghĩa vũ trang với những quan điểm sâu sắc. 

 
Chính sách kinh tế trong văn hóa thời kỳ đổi mới

Chính sách kinh tế trong văn hóa thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Chính sách kinh tế trong văn hóa được hoạch định khoa học và được thực hiện trên thực tế sẽ góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế trên lĩnh vực văn hóa, bao gồm sự tăng trưởng kinh tế, có khả năng cạnh tranh mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời đáp ứng được nhu cầu văn hóa lành mạnh trong xã hội, tham gia tích cực vào quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

 
Chỉ dẫn của V.I Lênin về công tác lý luận

Chỉ dẫn của V.I Lênin về công tác lý luận

(LLCT) - V.I Lênin là nhà lý luận đầu tiên đề ra cấu trúc của công tác tư tưởng gồm ba bộ phận cấu thành có bản là: Công tác lý luận; công tác tuyên truyền; công tác cổ động. Việc nghiên cứu và vận dụng những chỉ dẫn của V.I.Lênin về công tác tư tưởng là vận dụng những lý luận về phương pháp cách mạng và khoa học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

 

V.I.Lênin và vấn đề sự thật trong hoạt động chính trị

(LLCT) - Những quan điểm, nhận thức của Lênin về vấn đề sự thật trong hoạt động chính trị nêu trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với nước ta hiện nay. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ luôn được dựa trên cơ sở sự thật - tức sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước. 

Quá trình đổi mới lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

Quá trình đổi mới lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

(LLCT) - Lý luận về công nghiệp hóa (CNH) của Việt Nam được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 60 trong điều kiện toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điểm xuất phát của miền Bắc nước ta khi đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất thấp; hoạt động kinh tế mang đậm tính tự nhiên, tự cung, tự cấp; và phải thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiến thẳng lên CNXH không qua phát triển CNTB trong bối cảnh vừa xây dựng CNXH vừa chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

(LLCT) - Trong hoàn cảnh nước Nga sau chiến tranh với nền kinh tế kém phát triển, bị bao vây của Chủ nghĩa đế quốc, Lênin chủ trương hướng mạnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với hai nội dung quan trọng: Chính sách kinh tế mới (NEP) và chế độ hợp tác xã.

Vai trò của nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ chí Minh

Vai trò của nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ chí Minh

(LLCT) - Với ý chí và hoài bão lớn lao, mẫn cảm với cái mới, Hồ Chí Minh không đi theo con đường của các bậc tiền bối mà muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao để học hỏi cứu giúp đồng bào, giải phóng dân tộc. Hành trang tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh có nền tảng quan trọng là tri thức văn hoá Đông - Tây và lòng yêu nước nhiệt thành.

 
Hội thảo khoa học "Giá trị tư tưởng Ph.Ăngghen trong thời đại ngày nay"

Hội thảo khoa học "Giá trị tư tưởng Ph.Ăngghen trong thời đại ngày nay"

(LLCT) – Sáng 27-11-2015, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học: “Giá trị tư tưởng Ph.Ăngghen trong thời đại ngày nay”, kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Ph.Ăngghen (1820-2015). Tạp chí Lý luận chính trị điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo đề dẫn của GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cống hiến của Ph.Ăngghen trong xây dựng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác

Cống hiến của Ph.Ăngghen trong xây dựng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác

(LLCT) - Kỷ niệm 195 năm ngày sinh Ph.Ăngghen trong điều kiện cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đang diễn ra gay gắt, quyết liệt và phức tạp, kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tìm mọi cách để hạ bệ học thuyết khoa học và cách mạng của thời đại; trong đó, xen lẫn “bản hợp xướng chống phá” chủ nghĩa Mác - Lênin có những luận điệu xuyên tạc, bóp méo vai trò và những đóng góp của Ph.Ăngghen. Trong bối cảnh ấy, một lần nữa nghiên cứu, đánh giá, khẳng định lại những cống hiến to lớn của Ph.Ăngghen trong sự hình thành, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác là hết sức quan trọng và cần thiết.

Trang 40 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền