Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay: một số vấn đề lí luận và thực tiễn

(LLCT) - Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã trải qua hơn 1/4 thế kỷ và đến Đại hội XII của Đảng, đổi mới tròn 30 năm. Trong tiến trình ấy, chúng ta không chỉ đổi mới kinh tế, mà còn đổi mới Hệ thống chính trị, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Trong những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thành tựu quan trọng về xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền, xây dựng và chỉnh đốn Đảng cũng như đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống chính trị nói chung. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.   

Làm rõ thêm nội hàm sở hữu toàn dân về đất đai

(LLCT)- Việc lựa chọn thể chế về đất đai là vấn đề lớn, hệ trọng, phù hợp với đường lối chính trị của đảng cầm quyền, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội có tính đến các đặc điểm lịch sử và đặc thù của đất đai. Vì vậy, đất đai luôn là một loại hình sở hữu đặc biệt, luôn có một phần quyền sở hữu do Nhà nước định đoạt và một phần của người sử dụng thực hiện. Sở hữu đất đai không thể tuyệt đối như sở hữu tài sản mà thông thường luôn có quyền của Nhà nước với vai trò đại diện cho xã hội.

 

Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc đổi mới đất

(LLCT) - Việt Nam không chỉ là nước có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn là quốc gia đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo. Ở Việt Nam, hầu hết người dân đều có tín ngưỡng. Riêng tôn giáo, cả nước hiện nay có khoảng 24 triệu tín đồ của 40 tổ chức tôn giáo được công nhận, chiếm 27% dân số. Sự tồn tại, hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

 

Vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận trong các năm tới

(LLCT) - Công tác nghiên cứu lý luận là một bộ phận cốt yếu trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Nó trực tiếp góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, công tác nghiên cứu lý luận cũng đang đứng trước những đòi hỏi mới.

 

Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LLCT)- Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với công tác xây dựng Đảng nói riêng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. 

Cách tiếp cận trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là vấn đề vô cùng phức tạp và khó khăn, bởi quan niệm về kinh tế và chính trị cho đến nay chưa phải đã có tiếng nói chung. Chính vì vậy, việc tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho nghiên cứu sẽ là chìa khóa cho vấn đề. 

Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng

(LLCT) - Để thực hiện vai trò là đội tiên phong chính trị của toàn xã hội, Đảng cần tăng cường mối liên hệ giữa tổ chức Đảng và đảng viên với nhân dân, chú trọng xây dựng và kiện toàn tổ chức, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể quần chúng. Với ý nghĩa đó, các chi bộ là tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tại đơn vị cơ sở, tập hợp, động viên quần chúng thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng biến nó thành hiện thực trong cuộc sống.

 

Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng, của chế độ trong tình hình hiện nay. Phải có một nhận thức mới, hành động thật sự, quyết liệt với tinh thần cách mạng về công tác dân vận trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đúng và khéo. Công tác dân vận tốt sẽ tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Mà lòng tin của nhân dân là chỗ dựa vững chắc nhất, thành trì bảo vệ Đảng.

 

Đảm bảo mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

(LLCT) - Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011),Đảng ta nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí” (ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.72-73)
 

Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay

(LLCT)- Cũng như các giai đoạn cách mạng trước đây, hiện nay công tác lý luận vô cùng cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là vì thực tiễn cách mạng, sự phát triển xã hội nước ta cũng như các quá trình thế giới đang đặt ra cho lý luận hàng loạt vấn đề rất phức tạp, bức xúc và gay cấn.

Vấn đề dân chủ trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng

(LLCT) - Dân chủ luôn là vấn đề lớn được đề cập trong văn kiện của các Đại hội Đảng ta. Suốt quá trình đổi mới đất nước từ 1986 đến nay, nhận thức về dân chủ của Đảng ta ngày càng hoàn thiện, đã trở thành chủ trương, chính sách và đi vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dân chủ XHCN ở nước ta ngày càng được phát triển, mở rộng, trở thành động lực cho phát triển đất nước. Dù còn những nhược điểm như Đảng ta tự đánh giá: “quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ” (ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.94); “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội” (Sđd, tr.171), song những thành tựu trong phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là không thể phủ nhận được.

Đổi mới công tác lý luận của Đảng

(LLCT) - Hơn bao giờ hết, công tác nghiên cứu, phát triển lý luận trở nên cần thiết và cấp bách, vừa là đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước, vừa là yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tới. Công tác lý luận góp phần xác định con đường đúng đắn phía trước cho dân tộc, là cơ sở khoa học để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển đất nước, lý giải các vấn đề thực tiễn phát sinh, đồng thời tiếp tục khẳng định tính chân lý khách quan trong lý luận xây dựng đất nước, vạch trần những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống đối.  

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong phát triển báo chí ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời là một nhà báo xuất sắc, người đã chăm lo gây dựng, dìu dắt và rèn luyện đội ngũ những người làm báo nước ta. Người đã để lại cho chúng ta một di sản báo chí vô cùng quý báu với một hệ thống tư tưởng và quan điểm chỉ đạo sâu sắc về lý luận và nghiệp vụ báo chí cách mạng cùng hàng nghìn tác phẩm báo chí mẫu mực.         

 

Biện chứng cái chủ quan và cái khách quan trong tư tưởng của V.I.Lênin

(LLCT)- Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tám phương hướng cơ bản để xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Đảng nhấn mạnh: "Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa"(1). Đặt trên một nền tảng sâu và rộng hơn, thì thực chất đây là giải quyết mối quan hệ giữa khách quan (phát triển kinh tế) với chủ quan (chính trị, đường lối chính trị). Cụ thể hơn, đây cũng là vấn đề định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Những đóng góp của Ph.Ăngghen đối với quốc tế II

(LLCT) - Là nhà lý luận lỗi lạc, chiến sĩ cách mạng kiên cường, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và những người cộng sản trên thế giới, Ph.Ăngghen đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. Nhân 192 năm ngày sinh Ph.Ăngghen (28/11/1820 – 28/11/2012), trong bài viết này tác giả điểm lại những cống hiến của Ông trong việc xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX.

 
Trang 49 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền