Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền hành chính nhà nước kiểu mới sau cách mạng tháng tám năm 1945

(LLCT) - Ngay trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, khi đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, phải chống lại cả thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chăm lo xây dựng Nhà nước kiểu mới, trong đó có nền hành chính nhà nước của chế độ dân chủ cộng hoà. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước cách mạng non trẻ không những không bị kẻ thù tiêu diệt mà còn có những bước phát triển mới vững chắc và ngày càng giành được nhiều kết quả to lớn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền hành chính nhà nước kiểu mới sau cách mạng tháng tám năm 1945

Tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản “Tuyên ngôn độc lập”

(LLCT) - Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân Việt Nam trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản

(LLCT) - Chủ nghĩa quốc tế vô sản còn được gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, hay chủ nghĩa quốc tế XHCN, là những nguyên tắc, phương châm hành động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Nó được đúc kết thành một hệ thống lý luận và có vị trí rất quan trọng trong học thuyết Mác - Lênin và cũng là nguyên tắc hàng đầu của quan hệ giữa các đảng cộng sản và công nhân quốc tế trong thời đại ngày nay. 

Quan điểm và ứng xử của Hồ Chí Minh với tôn giáo

(LLCT) - Đã có nhiều nghiên cứu công phu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng có một lĩnh vực còn ít được đề cập tới, đó chính là cách ứng xử của Hồ Chí Minh với các tôn giáo.

 

Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác xây dựng Đảng hiện nay

(LLCT) - Tự phê bình và phê bình sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách của cán bộ, đảng viên. Nhân cách của cán bộ, đảng viên được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản: đạo đức cách mạng và năng lực công tác, hay theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là “đức và tài”. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhân cách người cán bộ, đảng viên chịu sự tác động, ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều mặt của đời sống xã hội. Do đó, nhằm bồi dưỡng, rèn luyện bản chất giai cấp công nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân cho mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần “thiết thực phê bình và tự phê bình” để cán bộ, đảng viên giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

(LLCT)- Tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống tư tưởng chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí hàng đầu trong các công tác của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn bởi trong đó đã kết tinh tinh hoa của triết học chính trị phương Đông và phương Tây, của triết học chính trị Mác - Lênin, đặc biệt là sự đúc kết từ chính quá trình Người phát hiện, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ trong cách mạng Việt Nam.

Kiểm tra, giám sát trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí đặc biệt quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố đảng về tư tưởng, về tổ chức”(1)

Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ trong đoàn kết, hợp tác quốc tế và sự vận dụng của Đảng thời kỳ đổi mới

 
(LLCT) - Độc lập tự chủ trongđoàn kết, hợp tác quốc tế là một nội dung quan trọng trongdi sản tư tưởng Hồ ChíMinh, được quán triệt, vận dụng vào đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, vào thực tiễn hoạt động ngoại giao Việt Nam và đã đạt được những thành tựu to lớn cả trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và trong thời kỳ đổi mới.

Tư duy độc lập, sáng tạo của Hồ Chí Minh và vấn đề chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa

(LLCT) - Tư duy của Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn. Nó xa lạ và không thể dung chứa bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm. Người không ít lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải cảnh giác đề phòng và chống bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều cả trong học tập lý luận và trong hoạt động thực tiễn.

 

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia

(LLCT) - Đoàn kết quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị bền vững đối với sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đoàn kết quốc tế nói chung và sự nghiệp củng cố, tăng cường đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, tiếp tục nghiên cứu, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế,  Việt Nam - Lào - Campuchia càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, thịnh vượng của mỗi nước và khu vực.

 Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển Việt Nam

Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển Việt Nam

(LLCT) - Trải qua các giai đoạn tìm đường cứu nước (1911-1920), mở đường và  dẫn đường cách mạng nước ta (1921-1945), Hồ Chí Minh bước vào thời kỳ thiết kế tương lai với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay

(LLCT)- Cũng như các giai đoạn cách mạng trước đây, hiện nay công tác lý luận vô cùng cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là vì thực tiễn cách mạng, sự phát triển xã hội nước ta cũng như các quá trình thế giới đang đặt ra cho lý luận hàng loạt vấn đề rất phức tạp, bức xúc và gay cấn.

Văn hóa đối ngoại theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xã hội càng phát triển, người ta càng nói nhiều hơn đến văn hóa, văn minh. Văn hóa kết tinh ở những giá trị mà con người tạo ra và biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, khi giao lưu văn hóa ngày càng phát triển thì thuật ngữ “văn hóa đối ngoại” càng được sử dụng nhiều hơn.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền

(LLCT)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng và củng cố Đảng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và mỗi đảng viên chân chính.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh thể hiện ở nhiều nội dung, từ giữ vững lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân trong xây dựng đường lối, chiến lược và sách lược, đến xây dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Sự kết hợp các mặt đối lập trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Kết hợp các mặt đối lập là điều kiện tất yếu của quá trình tư duy biện chứng nhằm phản ánh các mặt đối lập trong hiện thực và kết hợp các mặt đối lập ấy trong tư duy để hình thành một khái niệm mới, đánh dấu sự xuất hiện một quá trình mới. Ở đây vấn đề kết hợp các mặt đối lập được đề lên thành một nguyên tắc lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, đồng thời khi vận dụng vào thực tế, lại giúp ta nhận rõ một sự kết hợp như vậy trong chiến lược cũng như sách lược, trong chính trị cũng như trong kinh tế.Hồ Chí Minh chính là nhà chính trị đã học được cách làm thế nào và khi nào có thể và cần phải kết hợp các mặt đối lập.

Trang 50 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền