Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tại Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại của Đảng có những điều chỉnh, bổ sung, phát triển, vừa phù hợp với xu thế quốc tế, vừa phù hợp với chuyển biến của thực tiễn đất nước sau 35 năm đổi mới. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII.

Quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Quan điểm của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

(LLCT) - Khẳng định tính khoa học, cách mạng trong cách tiếp cận của V.I.Lênin về bảo vệ Đảng, bài viết đề xuất một số nội dung cơ bản, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quan hệ giữa tư duy và tồn tại trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về quan hệ giữa tư duy và tồn tại trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức

(LLCT) - Vấn đề cơ bản của mọi triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức và vật chất. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm mang tính cách mạng về chất, về tư duy, tồn tại, mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tạo nên một thế giới quan triết học hoàn toàn mới so với các triết học trước đó. Bài viết khảo cứu những luận điểm cơ bản của hai ông về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức.

Xây dựng "thế trận lòng dân" bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Xây dựng "thế trận lòng dân" bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc và tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng ta về xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên tắc toàn diện trong đổi mới nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nguyên tắc toàn diện trong đổi mới nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề lý luận lớn, luôn được Đảng nhận thức, phát triển sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn. Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thể hiện rõ sự vận dụng tổng hợp những nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận duy vật biện chứng mácxít, trong đó có nguyên tắc toàn diện.

Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LLCT) - Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn đất nước, Đảng ta đã nhận thức, vận dụng sáng tạo trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bài viết khái quát quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, làm rõ đột phá lý luận về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh hiện nay

Nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh hiện nay

(LLCT) - Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội từ sớm, từ xa, từ bên ngoài. Đó là quan điểm lớn của Đảng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định và chỉ đạo thực hiện, với những quan điểm sâu sắc trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Bài viết góp phần quán triệt và vận dụng quan điểm này nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh của nước ta trong thời gian tới. 

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(LLCT) - Pháp quyền là giá trị phổ quát được các quốc gia hướng đến trong hoạch định và tổ chức thực tiễn phát triển đất nước hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hướng đến vận dụng và phát triển các giá trị pháp quyền để xây dựng nền pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, ban hành “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, pháp quyền Hồ Chí Minh là chỉ dẫn cho quá trình xây dựng và ban hành Chiến lược quan trọng này.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong xây dựng đất nước phát triển bền vững

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong xây dựng đất nước phát triển bền vững

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời đấu tranh và hiện thực hóa khát vọng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Người sớm hoạch định những định hướng chiến lược phát triển đất nước, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Những quan điểm, chỉ dẫn và thực hành của Người về bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Tổng kết lý luận gắn với thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng kết lý luận gắn với thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LLCT) - “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học”(1). Trên cơ sở quán triệt “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” từ cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bài viết làm rõ những nội dung cơ bản: lý tưởng, khát vọng vì độc lập, tự do, phồn vinh, hạnh phúc Việt Nam; con người là chủ thể, là động lực trung tâm và phát triển toàn diện; dân sinh - dân chủ - dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thể chế phát triển nhanh - bền vững gắn với phát triển bao trùm.

Xây dựng ý thức chính trị cho học viên các trường kỹ thuật quân sự

Xây dựng ý thức chính trị cho học viên các trường kỹ thuật quân sự

(LLCT) - Xây ý thức chính trị cho học viên các trường kỹ thuật quân sự có vai trò quan trọng, là nền tảng để hình thành phẩm chất, nhân cách người cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trong giai đoạn cách mạng mới của lịch sử. Xây dựng ý thức chính trị nhằm làm cho học viên có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, củng cố niềm tin, ý chí phấn đấu vươn lên trong từng học viên, phát huy nguồn lực đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thực hiện phương châm “xây” đi đôi với “chống” trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Những yêu cầu cơ bản trong thực hiện văn hóa dân chủ ở Việt Nam hiện nay

Những yêu cầu cơ bản trong thực hiện văn hóa dân chủ ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Xây dựng văn hóa dân chủ là vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ đời sống chính trị và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Bài viết đề cập quan niệm về văn hóa dân chủ và những yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện văn hóa dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Phê phán một số luận điểm sai trái, xuyên tạc về lợi ích quốc gia - dân tộc ở Việt Nam

Phê phán một số luận điểm sai trái, xuyên tạc về lợi ích quốc gia - dân tộc ở Việt Nam

(LLCT) - Lợi ích quốc gia - dân tộc là một vấn đề vô cùng hệ trọng đối với tất cả các nước trên thế giới. Bài viết khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, nhất quán trong chính sách đối nội và đối ngoại. Điều này không chỉ thể hiện trong quan điểm, chủ trương, chính sách mà thực tiễn cũng đã chứng minh. Đồng thời, bài viết phê phán những luận điệu xuyên tạc vấn đề này nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình và con đường tổng quát phát triển Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình và con đường tổng quát phát triển Việt Nam

(LLCT) - Mang trong mình ý chí, khát vọng tìm con đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng bước định hình con đường cách mạng của dân tộc, trong đó có quan điểm về mô hình và con đường phát triển của Việt Nam. Bài viết trình bày khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình và con đường tổng quát phát triển Việt Nam - cơ sở lý luận quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã xác định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1975), độc lập thống nhất là mục tiêu, khát vọng lớn nhất, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được đặt ra và từng bước thực hiện. Từ năm 1975 đến nay, thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đất nước có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín như ngày nay.

Trang 6 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền