Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trọng đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao ghềnh thác, khó khăn, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn.

 
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát với phong trào đòi hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước (1954-1975)

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát với phong trào đòi hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước (1954-1975)

(LLCT) - Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi nhận những đóng góp lớn của những trí thức yêu nước, nổi tiếng, như: luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, bác sĩ Phùng Văn Cung, Trần Bạch Đằng… Những trí thức yêu nước, không màng danh lợi, đi theo cách mạng, cống hiến trí tuệ cho đất nước, cho nhân dân. Trong đó, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trí thức lớn, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếngmà con người và sự nghiệp của ông luôn luôn gắn bó với vận mệnh đất nước.

Hội nghị Trung ương 12 khóa III khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Hội nghị Trung ương 12 khóa III khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

(LLCT) - Hơn 85 năm xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã thể hiện trên thực tế trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta. Một trong những thí dụ tuyệt vời về bản lĩnh và trí tuệ đó là Hội nghị Trung ương 12 khóa III, Hội nghị quyết tâm đánh thắng Mỹ xâm lược, từ đó đi đến những chiến thắng vang dội sau này mà đỉnh cao là Chiến thắng 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Báo chí Nga viết về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Liên Xô năm 1955

(LLCT) - Chuyến thăm Liên Xô tháng 7-1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng không chỉ ngay thời điểm diễn ra mà còn cả về sau. Điều đó giải thích tầm quan trọng của sự kiện được xác định không phải chỉ bởi xúc cảm của những người đương thời, mà còn bởi nhiều hệ quả của sự kiện, được bộc lộ qua thời gian. Chuyến thăm của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc ký kết các thỏa thuận đã thực sự tạo đà xuất phát cho quá trình hợp tác toàn diện và cùng có lợi, mà theo lời của Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, ngày nay đã đạt đến tầm đối tác chiến lược toàn diện.

Ý chí độc lập, tự do: sức mạnh bảo vệ thành quả cách mạng (1945 -1946)

(LLCT) - Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân từ người nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Nhưng tình thế cách mạng đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Thành quả đó đứng trước nguy cơ bị tước đoạt. Để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám giành được, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc đấu tranh cam go, phức tạp, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng để chủ động bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

Hồ Chí Minh với việc vận dụng, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin thời kỳ ở Quảng Châu (1924 - 1927)

(LLCT) - Sau khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, với tư cách là người sáng lập và lãnh tụ, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra cho Hội một kế hoạch hoạt động cụ thể. L.Mácty gọi đó là “Kế hoạch Nguyễn Ái Quốc”. Thực chất của kế hoạch đó là vừa sử dụng những phương tiện có thể truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin trong quần chúng, vừa tiến hành xây dựng tổ chức cách mạng trên khắp đất nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển, đảo

(LLCT) - Chủ quyền, an ninh trên biển, đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Một vùng biển, vùng trời hòa bình, hữu nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của đất nước

 

Trung Quốc đang đốt cháy hòa bình ở Biển Đông

(LLCT) - Mượn cớ để bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981, từ đầu tháng 5-2014, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường hàng trăm tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự (tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tấn công nhanh…). Việc đưa giàn khoan cùng tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, hung hăng đâm vào tàu thực thi pháp luật và tàu đánh cá của Việt Nam với sự yểm trợ của máy bay, gây hư hỏng tàu và thương tích cho nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam, Trung Quốc đã lấy cớ tìm kiếm dầu để “đổ thêm dầu” đốt cháy các nỗ lực giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông.

 

"Những việc cần làm ngay" - dấu ấn Nguyễn Văn Linh trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực

(LLCT) - Là một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và nhân dân ta, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn xuất hiện ở những thời điểm bước ngoặt của cách mạng Việt Nam và để lại những dấu ấn sâu đậm. Một trong những dấu ấn nổi bật của đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ khóa VI mở đầu thời kỳ đổi mới là loạt bài chống tiêu cực đăng trên báo Nhân Dân với tiêu đề “Những việc cần làm ngay”. Tác động của những bài báo ký tên N.V.L trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” hết sức to lớn, đã“tạo ra luồng sinh khí mới trong xã hội: dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước”(1).

 

Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược

(LLCT) - Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược không những để giành lại độc lập cho dân tộc ta mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc của nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta đã được sự ủng hộ nhiệt thành của bạn bè thế giới.

Nắm bắt thời cơ chiến lược, tổng tiến công giành toàn thắng trong mùa Xuân 1975

Nắm bắt thời cơ chiến lược, tổng tiến công giành toàn thắng trong mùa Xuân 1975

(LLCT) - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó có sự lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng về nắm bắt thời cơ chiến lược. 

   

 

 Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 26 (Quân khu 7) trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 26 (Quân khu 7) trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

(LLCT) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc 21 năm chia cắt Bắc-Nam, nước nhà độc lập, non sông thu về một mối. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công chiến lược quy mô lớn, huy động lực lượng quân sự lớn nhất kể từ khi quân và dân ta đứng lên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

85 năm phát huy, bồi đắp giá trị truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương

85 năm phát huy, bồi đắp giá trị truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương

(LLCT) - Sức mạnh của một tổ chức chính trị được hình thành và phát triển từ ba nguồn chủ yếu nhất: Từ sự đoàn kết thống nhất muôn người như một, từ trí tuệ sáng suốt và từ kỷ cương. Cả ba nguồn đó đều có trong nội lực của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay khi mới thành lập vào Mùa Xuân năm 1930. Đó là những điểm nhấn tạo thành truyền thống của Đảng trong tiến trình 85 năm qua (1930-2015).

85 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - một chặng đường vẻ vang

85 năm Đảng Cộng sản Việt Nam - một chặng đường vẻ vang

Cách đây 85 năm đã diễn ra một sự kiện trọng đại đối với đời sống và vận mệnh của dân tộc Việt Nam - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam đã họp từ ngày 3-7/2/1930 ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Kể từ thời điểm lịch sử này, Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1/1/1930) hợp nhất thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giá trị lịch sử và bài học thực tiễn của Chiến thắng B-52 trong Chiến dịch phòng không tháng 12-1972

Giá trị lịch sử và bài học thực tiễn của Chiến thắng B-52 trong Chiến dịch phòng không tháng 12-1972

(LLCT) - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đập tan cuộc tập kích đường không (TKĐK) chiến lược mang tên Linebacker-II bằng máy bay B-52 của Mỹ, đánh bại huyền thoại về “pháo đài bay B-52” (12-1972) là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và lịch sử dân tộc.

Trang 9 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền