Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Thắng lợi của đường lối kháng chiến kiên định và khát vọng hòa bình

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Thắng lợi của đường lối kháng chiến kiên định và khát vọng hòa bình

(LLCT) - Trận quyết chiến chiến lược của quân và dân miền Bắc cách đây 50 năm (tháng 12-1972) đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ đã góp phần quyết định trực tiếp, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng này làm ngời sáng thêm truyền thống yêu nước, bất khuất, sẵn sàng chiến đấu vì mục tiêu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là thắng lợi chung của các lực lượng chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.

Đồng chí Võ Văn Kiệt với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và những giá trị đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược hiện nay

Đồng chí Võ Văn Kiệt với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và những giá trị đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược hiện nay

(LLCT) - Sinh ra và lớn lên tại vùng đất giàu truyền thống văn hiến, yêu nước và cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt sớm đi theo cách mạng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, vẻ vang của Đảng, cách mạng Việt Nam. Trong những bước đi đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, trên nhiều cương vị lãnh đạo, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình hoạch định đường lối đổi mới, từng bước đưa đất nước ra khỏi khủng khoảng kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao vị thế đất nước và để lại những bài học giá trị đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(LLCT) - Đồng chí Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, là nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người cộng sản mẫu mực, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với 86 năm tuổi đời, 69 tuổi Đảng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông luôn nêu cao tấm gương sáng của một đảng viên kiên trung, một lãnh đạo sâu sát thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, có những quyết định mang ý nghĩa chiến lược đối với gây dựng và phát triển phong trào đô thị Sài Gòn - Gia Định, giữ vững và phát triển phong trào Khu 9, góp phần quan trọng vào đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng.

Bản lĩnh, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Bản lĩnh, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(LLCT) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đi qua gần nửa thế kỷ, song âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến vẫn còn vang mãi. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của bản lĩnh trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng, thắng lợi của ý chí khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Nam Bộ kháng chiến - sức mạnh của tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc

Nam Bộ kháng chiến - sức mạnh của tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc

(LLCT) - Trải qua quá trình đấu tranh kiên cường, vô cùng gian khổ hy sinh, dân tộc ta đã giành được độc lập. Song, với bản chất ngoan cố của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Pháp dưới sự hậu thuẫn của quân Anh, đã quay trở lại xâm lược nước ta. Với tinh thần quật khởi, nhân dân Nam Bộ đã đứng lên kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Nam Bộ kháng chiến thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập, tự do và sức mạnh đoàn kết, đã góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Học tập gương sáng Nguyễn Thị Minh Khai trong công tác vận động phụ nữ

Học tập gương sáng Nguyễn Thị Minh Khai trong công tác vận động phụ nữ

(LLCT) - Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30 -9 -1910, trong một gia đình viên chức tại Vinh (Nghệ An), một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Tiếp thu truyền thống của quê hương và gia đình, được tận mắt chứng kiến cảnh lầm than của người dân mất nước, ngay từ khi còn trẻ tuổi, Nguyễn Thị Minh Khai đã tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, theo đuổi mục tiêu lý tưởng đã chọn. 15 năm hoạt động cách mạng (1926-1941), Nguyễn Thị Minh Khai đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Bài viết nêu lên những đóng góp của Nguyễn Thị Minh Khai trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ và bài học rút ra hiện nay.

Đóng góp của đồng chí Võ Chí Công trong xây dựng đường lối, chủ trương quan trọng của Đảng

Đóng góp của đồng chí Võ Chí Công trong xây dựng đường lối, chủ trương quan trọng của Đảng

(LLCT) - Đồng chí Võ Chí Công là người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, nhà hoạt động cách mạng thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn thể hiện sự nhạy bén, quyết đoán của người đứng đầu, là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết nêu bật những đóng góp của đồng chí trong xây dựng đường lối, chủ trương quan trọng của Đảng, từ đó tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Bài học kinh nghiệm xây dựng Đảng từ hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ

Bài học kinh nghiệm xây dựng Đảng từ hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ

(LLCT) - Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Tuy cuộc đời của đồng chí chỉ 29 năm (1912-1941), nhưng quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí đã góp phần tích cực vào sự nghiệp vĩ đại của Đảng vì độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng chí đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Tiếp tục thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ

Tiếp tục thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm, tri ân công lao to lớn và sự mất mát, hy sinh của thương binh, liệt sĩ và gia đình vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nhân dân ta. Di huấn của Người đối với thương binh, liệt sĩ còn vẹn nguyên giá trị, có ý nghĩa sâu sắc để mỗi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục noi gương, học tập và có trách nhiệm thực hiện di huấn của Người đối với công tác “đặc biệt quan trọng” này.

Bài viết kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7-2022)

Dấu ấn và giá trị lịch sử của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Dấu ấn và giá trị lịch sử của sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

(LLCT) - Đặt câu hỏi rồi tự tìm câu trả lời, đó chính là điểm nổi bật nhất trong hành trình sang phương Tây tìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 111 năm đã qua, giờ đây nhìn nhận lại sự quyết đoán của Người để thấy giữa muôn vàn những yếu tố chi phối, ảnh hưởng, nhưng với bản lĩnh, sự hiểu biết của một con người đầy hoài bão, lý tưởng, Người đã không chấp nhận đi theo những lối mòn cứu nước trước đó để xông pha, lựa chọn một con đường mới mẻ, nhiều chông gai nhưng hoàn toàn đúng đắn.

Công tác vận động quần chúng ở miền Nam, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Công tác vận động quần chúng ở miền Nam, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

(LLCT) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX. Đó là chiến thắng của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, chiến thắng của sức mạnh tổng hợp của dân tộc được phát huy cao độ kết hợp với sức mạnh thời đại. Góp phần vào phát huy sức mạnh tổng hợp đó là thành công của công tác vận động quần chúng. Bài viết làm rõ một số điểm cơ bản của công tác vận động quần chúng trên chiến trường miền Nam (1954-1975) và những kinh nghiệm đối với công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hoạt động và cống hiến của đồng chí Lê Văn Lương trên cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội (1977-1986)

Hoạt động và cống hiến của đồng chí Lê Văn Lương trên cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội (1977-1986)

(LLCT) - Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực công tác của Đảng, Nhà nước cả trong lý luận và chỉ đạo thực tiễn. “Với cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội trong suốt 10 năm từ khi đất nước thống nhất đến năm 1986, đồng chí đã mang hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân thành phố”(1).

Đồng chí Tô Hiệu với phong trào cách mạng các tỉnh duyên hải Bắc Bộ

Đồng chí Tô Hiệu với phong trào cách mạng các tỉnh duyên hải Bắc Bộ

(LLCT) - Đồng chí Tô Hiệu (1912 -1944) là người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Bài viết làm rõ những đóng góp của đồng chí Tô Hiệu với phong trào cách mạng ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ những năm 1936-1939, góp phần quan trọng vào khôi phục tổ chức Đảng, đưa phong trào cách mạng ở địa bàn này phát triển mạnh mẽ.

 

Những cống hiến của đồng chí Đỗ Mười trên cương vị Thường trực Ban Bí thư những năm đầu đổi mới (1986-1988)

Những cống hiến của đồng chí Đỗ Mười trên cương vị Thường trực Ban Bí thư những năm đầu đổi mới (1986-1988)

(LLCT) - Đồng chí Đỗ Mười là nhà lãnh đạo tài năng, kiên định, sáng tạo, đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài viết làm rõ những cống hiến của đồng chí Đỗ Mười trên cương vị Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng (từ tháng 12-1986 đến tháng 6-1988).

Di sản lý luận của đồng chí Trường Chinh qua một số tác phẩm tiêu biểu

Di sản lý luận của đồng chí Trường Chinh qua một số tác phẩm tiêu biểu

(LLCT) - Những tác phẩm tiêu biểu của đồng chí Trường Chinh trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam mang tầm cao trí tuệ của một nhà lãnh đạo tiền bối kiệt xuất; đó là những quan điểm, tư tưởng mang tính sáng tạo về chiến lược và sách lược, thể hiện phương pháp cách mạng, tư duy đổi mới sáng tạo để đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách, giành độc lập, tự do và phát triển. Bài viết góp phần tái hiện di sản lý luận của một nhà lãnh đạo, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Trang 2 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền