Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Hoạt động yêu nước cách mạng của đồng chí Lương Khánh Thiện ở Hải Phòng (1925-1930)

(LLCT) - Trong những năm 1925-1930, đồng chí Lương Khánh Thiện, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Hải Phòng phát triển, đóng góp quan trọng vào tiến trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí là chiến sỹ cộng sản kiên trung, cán bộ tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cách mạng Trung Quốc những năm 1946-1949

(LLCT) - Những năm 1946-1949, trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, nhưng khi cách mạng Trung Quốc cần sự giúp đỡ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng đồng cam cộng khổ, giúp đỡ cách mạng Trung Quốc, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng Trung Quốc. Sự giúp đỡ của Việt Nam thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, tình đồng chí, anh em, ý thức giúp bạn cũng là tự giúp mình của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Phong cách Tôn Đức Thắng

Phong cách Tôn Đức Thắng

(LLCT) - Phong cách Tôn Đức Thắng được hình thành và hoàn thiện từ tinh hoa dân tộc mà cốt lõi là văn hóa Nam Bộ với quá trình tu dưỡng, hoạt động trong phong trào công nhân, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, lý tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Phong cách Tôn Đức Thắng là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng.

Đồng chí Chu Huy Mân - Người chiến sĩ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đồng chí Chu huy Mân (1912-2006), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, nhà chính trị quân sự xuất sắc, suốt đời chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, một chiến sĩ cộng sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh thần quốc tế trong sáng. Bài viết này góp phần làm rõ cống hiến của đồng chí Chu Huy Mân trong nhiệm vụ của một chiến sĩ quốc tế có đóng góp cho công cuộc giải phóng Trung Quốc và thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào.

 Giá trị lý luận và thực tiễn của “Thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội” với công tác thi đua - khen thưởng hiện nay

Giá trị lý luận và thực tiễn của “Thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội” với công tác thi đua - khen thưởng hiện nay

(LLCT) - Thời kỳ hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phong trào thi đua yêu nước cần đa dạng và phong phú. Việc thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, trong đó, có yêu cầu cần tiếp tục học tập, nghiên cứu Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Hội nghị Pari - Một thắng lợi về quân sự và chính trị của Việt Nam

(LLCT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Pari, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27-1-1973. Hiệp định do 4 bên tham chiến: Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung Hiệp định chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ. Hiệp định là Văn bản pháp lý quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam, là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân và quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn

(LLCT) - Ngay khi trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1-1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết sách quan trọng, tạo ra những bước ngoặt to lớn cho cách mạng Việt Nam, đó là: Chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (5-1941), xây dựng căn cứ địa tại Cao Bằng, xây dựng Mặt trận Việt Minh, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân... Từ đó, hình thành lực lượng chính trị rộng rãi, lực lượng vũ trang thống nhất, tạo nên sức mạnh giải phóng của Cách mạng Tháng Tám 1945.

Hành trình Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần đề nghị với Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản được về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 30-9-1938, Phòng cán bộ tổ chức của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa đã ra Quyết định mật số 60 về việc để Nguyễn Ái Quốc về nước công tác. Từ Mátxcơva, đồng chí Nguyễn đi xe lửa xuống phía Nam, qua biên giới Xô - Trung vào Tân Cương đi Lan Châu, Tây An và đi Diên An hai tuần rồi trở lại Tây An để đi Quế Lâm (Quảng Tây) tìm cách về gần vùng biên giới Việt Nam. Từ Quế Lâm, đồng chí Nguyễn đi Hoành Dương (Hồ Nam) tham gia lớp huấn luyện du kích, đi Long Châu tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí trong nước nhưng không gặp.

Hồ Chí Minh với công tác dân vận tại Cao Bằng những năm 1941 - 1942

(LLCT) - Trong hơn 2 năm hoạt động cách mạng tại Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận. Người trực tiếp giảng bài, truyền đạt kinh nghiệm, phương pháp tuyên truyền vận động cho đội ngũ cán bộ cách mạng, giúp họ có đủ những kỹ năng cần thiết để thức tỉnh, cổ vũ, đoàn kết và tập hợp quần chúng hăng hái tham gia cách mạng. Nhờ đó, từ Cao Bằng, Mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp khu Việt Bắc, góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.Sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 28-1-1941, Người đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng. Thời gian sống ở Cao Bằng (1941-1942), Người đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận và để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về công tác dân vận.

 

Các Mác - Trọn đời vì lý tưởng cao đẹp

Các Mác - Trọn đời vì lý tưởng cao đẹp

(LLCT) - Với trí tuệ thiên tài, ý chí sắt đá, khả năng làm việc vô biên, C.Mác (1818 - 1883) đã có giải đáp kịp thời, chính xác về những vấn đề lớn, cơ bản, cấp thiết mà thời đại của ông đang đặt ra; tạo nên bước ngoặt vĩ đại tronglịch sử tư tưởng của nhân loại. Cuộc đời hoạt động và tư tưởng của C.Mác đều vì con người, coi hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của chính mình và phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người(1).

Tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo quan điểm “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin

(LLCT) - Hiện nay, toàn hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, cần phải dựa chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có các quan điểm trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin.

Kim Ngọc - Một tấm gương sáng về phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo chính trị

Kim Ngọc - Một tấm gương sáng về phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo chính trị

(LLCT) - Đồng chí Kim Ngọc, với 21 năm trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, đã thể hiện phong cách làm việc thực sự tiêu biểu theo yêu cầu phong cách lãnh đạo chính trị mácxít - lêninnít, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc với tính năng động và sáng tạo; thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với khách quan, khoa học; thống nhất giữa tính tập thể, dân chủ với tính quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm.

Cuộc sống đời thường của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Cao Bằng

(LLCT) - Mùa Xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Người sống và hoạt động cách mạng tại Pác Bó (Cao Bằng), giữa núi rừng, hang đá lạnh lẽo, trong điều kiện sinh hoạt vô cùng kham khổ, thiếu thốn. Thời gian lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Cao Bằng không dài nhưng cuộc sống đời thường của Người tại đây đã khắc sâu thêm cốt cách của vị lãnh tụ vĩ đại đã hiến cả đời mình cho dân tộc.

 

Nguyễn Đức Cảnh - nhà lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam

(LLCT) - Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2-2-1908 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại làng Diêm Điền, nay là thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đồng chí tham gia phong trào yêu nước từ những năm 1925 - 1926 và sớm trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, một nhà lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân nước ta, góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân và cách mạng nước ta tiến lên giành những thắng lợi to lớn.

Pác Bó - Cội nguồn cách mạng với công trình lưu niệm đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Pác Bó - Cội nguồn cách mạng với công trình lưu niệm đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT)Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Đây là đầu nguồn của cách mạng Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và làm việc khi mới trở về Tổ quốc. Khu di tích Pác Bó có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, nơi đây gắn liền với giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam vào những năm 1941 - 1945.

Trang 5 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền