Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Bảo vệ quyền của phụ nữ ở các nước châu Á

(LLCT) - Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người và các Công ước quốc tế về quyền con người (năm 1966) đều khẳng định quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đối với các nước châu Á, bài viết xin giới thiệu cơ sở pháp lý bảo vệ quyền của phụ nữ ở các nước châu Á; thực trạng pháp luật và thực trạng bảo vệ quyền của phụ nữ ở các nước châu Á; trên cơ sở đó, đưa ra một số kết luận và khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của phụ nữ ở các nước châu Á. 

Hệ thống liên minh an ninh song phương giữa Mỹ và các nước đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Lịch sử và hiện tại

Hệ thống liên minh an ninh song phương giữa Mỹ và các nước đồng minh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Lịch sử và hiện tại

(LLCT) - Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương (TBD) đã đặt hệ thống liên minh song phương của Mỹ ở khu vực vốn là di sản của thời kỳ chiến tranh Lạnh đứng trước câu hỏi về mục tiêu tồn tại và xu hướng vận động. Tuy nhiên, sự biến đổi sâu sắc của địa chính trị và an ninh khu vực, sự chuyển dịch tương quan sức mạnh và phân bổ cấu trúc quyền lực trong hệ thống quốc tế đã đặt Mỹ và các đồng minh trước những thách thức mới đa dạng, phức tạp và mang tính chiến lược. Do đó, việc tiếp tục duy trì, điều chỉnh và tái định hình hệ thống liên minh khu vực của Mỹ có những động lực mới. Bài viết này tìm hiểu sự vận động trong quan hệ liên minh của Mỹ với 5 đồng minh hiệp ước truyền thống ở khu vực, phân tích và đánh giá sự tiến triển của hệ thống hợp tác an ninh song phương của Mỹ ở khu vực hiện nay.

Hiện thực hóa sáng kiến “Vành đai, con đường”: Trung Quốc cần vượt qua nhiều thách thức

Hiện thực hóa sáng kiến “Vành đai, con đường”: Trung Quốc cần vượt qua nhiều thách thức

(LLCT)- Gần một thập niên kể từ khi chính thức được đề xuất năm 2013, “Sáng kiến Vành đai, con đường” - Belt and Road Initiative (BRI) có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về mặt đối nội và đối ngoại với Trung Quốc. Hơn 7 năm triển khai, bên cạnh thành tựu chính, BRI cũng đặt Trung Quốc vào bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề cạnh tranh chiến lược các nước lớn, sự nghi ngại của nhiều nước đối với BRI, nỗi lo vỡ nợ, chủ quyền, môi trường và xã hội từ các nước nghèo tham gia BRI... Bài viết tập trung làm rõ những thách thức mà Trung Quốc phải vượt qua để hiện thực hóa BRI.

Kinh nghiệm xử lý tin giả của Vương quốc Anh và Nhật Bản

(LLCT) - Trong thời đại cách mạng công nghệ thông tin, tin giả (fake news) không còn là vấn nạn của riêng quốc gia nào. Tin giả gây nhiều hệ lụy cho xã hội: tạo bất ổn chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm xói mòn niềm tin, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của các tổ chức, cá nhân... Chính bởi vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm các biện pháp hạn chế tin giả, trong đó phổ biến nhất là xây dựng hành lang pháp lý và lập hàng rào công nghệ. Bài viết dưới đây giới thiệu kinh nghiệm xử lý tin giả của Vương quốc Anh và Nhật Bản, được tiến hành bởi các tác giả Clare Feikert-Ahalt và Sayuri Umeda (Mỹ).

Philipines và vấn đề an ninh tôn giáo

Philipines và vấn đề an ninh tôn giáo

(LLCT) - Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều tôn giáo, sắc tộc hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Sự đa dạng văn hóa, tôn giáo, sắc tộc cùng với sự khác biệt lớn về mặt kinh tế, xã hội đã tạo ra các cuộc xung đột tôn giáo, thách thức an ninh khu vực và quốc tế. Xung đột tôn giáo trong một số trường hợp, có thể là biểu hiện bề ngoài của các nguyên nhân sâu xa bên trong là sự bất bình đẳng, vi phạm các quyền con người, sai lầm hoặc thất bại của chính sách. Các cuộc xung đột dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do tôn giáo, nhưng thực chất liên quan nhiều đến quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền con người hơn là quyền tôn giáo. Trên cơ sở phân tích tình hình an ninh tôn giáo ở Philippines, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm đối với việc đảm bảo an ninh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Triển khai sức mạnh của Mỹ ở Biển Đông

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Triển khai sức mạnh của Mỹ ở Biển Đông

(LLCT) - Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên công bố vào tháng 11- 2017 tại Đà Nẵng. Chiến lược này được xây dựng dựa trên một số trụ cột chính, trong đó, Biển Đông được xem là thành tố quan trọng của trụ cột an ninh. Theo đó, chính quyền Trump đã không ngừng triển khai sức mạnh tại Biển Đông: tăng cường hiện diện quân sự, hỗ trợ các nước khu vực tăng cường năng lực hàng hải và tiến hành thường xuyên các hoạt động tự do hàng hải… Trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp  và khó lường, việc nghiên cứu chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Những biến đổi chính trị ở Indonesia hiện nay

Những biến đổi chính trị ở Indonesia hiện nay

(LLCT) - Là một quốc gia trong khu vực ASEAN, và cũng giành độc lập cùng thời kỳ với Việt Nam, kể từ khi ban hành bản hiến pháp đầu tiên (1945) và thành lập nền cộng hòa (1950), Indonesia đã đã trải qua nhiều bước thay đổi quan trọng trong đời sống chính trị và đạt được những thành công nhất định. Trên cơ sở những thay đổi ấy, ngày nay, Indonesia đang là nước có bước phát triển mạnh về tất cả các mặt của đời sống. Bài viết nghiên cứu làm rõ những biến đổi chính trị chủ yếu tại Indonesia.

Chính sách của chính quyền Donald Trump đối với Ấn Độ trong bối cảnh Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Chính sách của chính quyền Donald Trump đối với Ấn Độ trong bối cảnh Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở

(LLCT) - Trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ được Chính quyền Donald Trump coi là quốc gia chủ chốt giúp Mỹ bảo vệ lợi ích tại khu vực và duy trì vị thế thống trị thế giới. Bằng những hành động cụ thể trên cả ba mặt trận ngoại giao, kinh tế, quân sự, Mỹ khai thác tối đa mâu thuẫn Ấn - Trung, lôi kéo Ấn Độ về phía mình để kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, với chính sách đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ đang trở thành một thị trường béo bở cho các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ. Sự tương đồng về lợi ích, ý chí của lãnh đạo hai nước đang góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ - Ấn ngày càng trở nên khăng khít hơn. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Chính quyền Donald Trump đang coi Ấn Độ là nhân tố cân bằng quyền lực tại châu Á và là quốc gia quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ truyền thống vững bền đến hiện đại rộng mở

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ truyền thống vững bền đến hiện đại rộng mở

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ được bắt nguồn trước hết từ nền tảng văn hóa của hai dân tộc, được bồi đắp bởi Hồ Chí Minh và J.Nehru và đã gặt hái được những thành quả to lớn. Với truyền thống đó, trong một thế giới đầy biến động như ngày nay, quan hệ hai nước vẫn đang triển vọng tươi sáng. 

Khái niệm cường quốc tầm trung và liên hệ với Việt Nam

Khái niệm cường quốc tầm trung và liên hệ với Việt Nam

(LLCT) - Bàn cờ chính trị quốc tế đương đại đang mở rộng khuôn khổ, cho phép những lực lượng khác cùng tham gia và thể hiện tiếng nói ở một mức độ nhất định, trong đó có các cường quốc tầm trung. Thực tiễn về vai trò và hành vi của các nước này gần đây đã thu hút sự quan tâm của giới học giả. Bài viết chỉ ra đặc trưng khái quát nhất về hành vi của các cường quốc tầm trung, từ đó liên hệ và gợi mở một số hàm ý nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam.

“Vai trò trung tâm” của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương

“Vai trò trung tâm” của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(LLCT) - Thế kỷ XXI đang định hình ngày càng rõ cấu trúc khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) với vai trò của các cường quốc và tổ chức khu vực. ASEAN là tổ chức của các nước đang phát triển được giới lãnh đạo và nghiên cứu quốc tế đánh giá là có khả năng đáp ứng “vai trò trung tâm” trong cấu trúc an ninh khu vực CA-TBD. Điều đó thể hiện qua vai trò của các cơ chế an ninh do ASEAN sáng lập. Là thành viên của ASEAN, năm 2020 Việt Nam đóng vai trò Chủ tịch luân phiên sẽ tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Đông Nam Á hợp tác nhằm bảo đảm an ninh mạng trong bối cảnh hiện nay

Đông Nam Á hợp tác nhằm bảo đảm an ninh mạng trong bối cảnh hiện nay

(LLCT) - Cộng đồng ASEAN hiện có khoảng 370 triệu trên tổng số hơn 630 triệu người sử dụng internet và số người dùng mạng vẫn tiếp tục tăng cao. Vấn đề an ninh mạng đã và đang là mối quan tâm của các thành viên nói riêng và khu vực nói chung. Trên lĩnh vực này, các nước ASEAN bị đánh giá là chưa theo kịp các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Đòi hỏi cấp thiết đối với khu vực Đông Nam Á là phải cộng tác chặt chẽ với nhau trong việc đảm bảo an ninh mạng cho toàn khu vực, ứng phó kịp thời với các thách thức để xây dựng một không gian mạng an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Xung đột và thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc: Từ lý thuyết đến thực tiễn và một số dự báo

Xung đột và thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc: Từ lý thuyết đến thực tiễn và một số dự báo

(LLCT) - Với sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ, ngày càng có nhiều dự đoán cho rằng Trung Quốc và Mỹ sớm muộn sẽ rơi vào “cái bẫy Thucydides”, nghĩa là sẽ lao vào một cuộc chiến tranh lớn trong quá trình chuyển đổi quyền lực. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng quan hệ Mỹ - Trung hiện nay có những đặc thù với nhiều biến số phức tạp nên không dễ xảy ra xung đột. Với Việt Nam, diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá môi trường đối ngoại. Bài viết này đưa ra một số đánh giá và dự báo về khả năng xung đột và thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 

Xây dựng lòng tin trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo hiện nay

Xây dựng lòng tin trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo hiện nay

(LLCT) - Trong những năm gần đây, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nói chung và tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở Quần đảo Trường Sa nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, khó đoán định, tiểm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến môi trường hòa bình ổn định trong khu vực. Tìm kiếm và đề xuất những giải pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên ở Quần đảo Trường Sa là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra “va chạm”, xung đột, bảo vệ tối đa chủ quyền, lợi ích của Việt Nam ở khu vực Quần đảo Trường Sa, góp phần giữ vững môi trường hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới. Một trong những giải pháp được các nước đặc biệt quan tâm hiện nay là xây dựng lòng tin giữa các bên có tranh chấp chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa.

Phát triển dân chủ ở Cu Ba thông qua các cơ quan đại diện của nhân dân

Phát triển dân chủ ở Cu Ba thông qua các cơ quan đại diện của nhân dân

(LLCT) - Dù bị phương Tây nhìn nhận như một quốc gia thiếu dân chủ, song trên thực tế, hệ thống cơ quan đại diện của nhân dân ở Cuba, đặc biệt là ở cấp cơ sở, đã bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước và xã hội. Bài viết làm rõ những vấn đề cơ bản của thực hành dân chủ nói chung và thực hành dân chủ thông qua các cơ quan đại diện ở Cuba hiện nay.

Trang 10 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền