Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Chính sách và công nghệ bảo đảm an ninh thông tin của một số nước  trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chính sách và công nghệ bảo đảm an ninh thông tin của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

ThS NGUYỄN THẠC NGỌC
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề an ninh thông tin. Hiện nay, các mối đe dọa an ninh thông tin trên không gian mạng ngày càng gia tăng cả về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bài viết làm rõ các chính sách, biện pháp nâng cao năng lực phòng, chống, ứng phó với các mối đe dọa an ninh thông tin của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong bảo đảm an ninh thông tin ở Việt Nam hiện nay.
 

Ấn Độ kiên trì chiến lược đối ngoại trước tác động của xung đột Nga - Ucraina tới trật tự thế giới

TS NGUYỄN THỊ OANH
Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

TS QUÁCH THỊ HUỆ
Viện Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trên cơ sở các quan điểm chính thức của Chính phủ Ấn Độ, bài viết tập trung làm rõ sự lựa chọn chiến lược của Ấn Độ trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ucraina là duy trì chính sách trung lập, ủng hộ trật tự thế giới đa cực, theo đuổi chủ nghĩa đa phương thông qua chính sách đa liên kết và nguyên tắc tự chủ chiến lược, trước tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đến trật tự thế giới. Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp cơ sở “Ngoại giao hàng hải trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ” do Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á chủ trì.
 

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các Đảng ủy Học viện trong Quân đội nhân dân Lào

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các Đảng ủy Học viện trong Quân đội nhân dân Lào

KHAMSING XAYMONTY
 NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Tình hình và nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Lào cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy học viện trong Quân đội là một nội dung rất quan trọng, cơ bản và thường xuyên, nhằm góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bài viết làm rõ thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng ủy các học viện trong Quân đội nhân dân Lào.
 

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới

PGS, TS HOÀNG VĂN NGHĨA
Vụ Hợp tác quốc tế
TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Viện Quan hệ quốc tế

(LLCT) - Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng xây dựng, vun đắp. Bài viết khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm “hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện”, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai nước đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.
 

Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng bản phát triển ở tỉnh Luông Pha Băng

Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng bản phát triển ở tỉnh Luông Pha Băng

KHAMKIENG CHONGHOUATHOR
NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xây dựng bản phát triển là biện pháp tổng hợp để phát triển nông thôn và cần phải được thực hiện ngay từ chính những người dân ở cộng đồng dân cư. Sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng bản phát triển sẽ góp phần hỗ trợ quá trình phát triển đúng trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phát hiện và giải quyết tốt những khó khăn, bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của họ.
 

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

DƯƠNG THỊ MAI HOA
Đại học Vinh

(LLCT) - Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng. Ngoại giao văn hóa được đề cao là “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 

Một số cải cách chính trị của Trung Quốc

Một số cải cách chính trị của Trung Quốc

TS LÊ THỊ THU MAI
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quá trình cải cách, mở cửa qua hơn 40 năm đã đạt nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Có được những thành công đó là do Trung Quốc đã và đang kiên trì thực hiện công cuộc cải cách, đi sâu cải cách chính trị, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Thực tiễn cải cách của Trung Quốc có thể rút ra những kinh nghiệm có giá trị đối với nhiều quốc gia.
 

Kinh nghiệm của Thái Lan, Ấn Độ về xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do

Kinh nghiệm của Thái Lan, Ấn Độ về xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do

ThS NGUYỄN LAN HƯƠNG
Viện Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xuất khẩu nông sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân và giải quyết việc làm. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Ấn Độ trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tư do để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. 

Nâng cao chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các đảng ủy học viện trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay

Nâng cao chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các đảng ủy học viện trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay

(LLCT) - Ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là một phương thức lãnh đạo đặc biệt quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết thể hiện năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức đảng. Bài viết làm rõ thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các đảng ủy học viện trong Quân đội Lào hiện nay.

Mặt trận Lào xây dựng đất nước thực hiện chức năng giám sát trong thời kỳ mới

Mặt trận Lào xây dựng đất nước thực hiện chức năng giám sát trong thời kỳ mới

(LLCT) - Trong những năm đổi mới vừa qua, Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã thực hiện tương đối tốt chức năng giám sát đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, đảng viên. Tuy nhiên, hoạt động này còn có những hạn chế, khuyết điểm. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước Lào, Mặt trận Lào xây dựng đất nước cần thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình.

Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng bản phát triển ở Lào  (Qua thực tiễn tỉnh Luông Pha Băng)

Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng bản phát triển ở Lào (Qua thực tiễn tỉnh Luông Pha Băng)

(LLCT) - Xây dựng bản (đơn vị hành chính cấp cơ sở) ở các địa phương trở thành “bản phát triển” là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược “3 xây” (xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng bản thành đơn vị phát triển) được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm triển khai thực hiện trong những năm gần đây. Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng các tiêu chí “bản phát triển” ở tỉnh Luông Pha Băng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở, góp phần đẩy nhanh tiến độ đạt các mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. 

Nâng cao năng suất ở Xinhgapo và kinh nghiệm

Nâng cao năng suất ở Xinhgapo và kinh nghiệm

(LLCT) - Nâng cao năng suất có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Với xuất phát điểm từ một nước nghèo, Xinhgapo đã thành công trong xây dựng phong trào năng suất quốc gia, từ đó phát triển nền kinh tế và trở thành quốc gia giàu có. Dựa trên việc phân tích quá trình nâng cao năng suất của Xinhgapo, bài viết rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho việc xây dựng và phát triển phong trào năng suất ở Việt Nam.

Thế giới và nước Nga nhìn từ chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga

Thế giới và nước Nga nhìn từ chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga

(LLCT) - Ngày 31-3-2023, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ký Sắc lệnh phê duyệt Chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga trong bối cảnh có nhiều chuyển biến lớn trên thế giới do tác động của cuộc xung đột tại Ucraina. Chiến lược đưa ra nhận định về các xu hướng phát triển chính trên thế giới, xác định vị thế của nước Nga, lợi ích của Nga, định hướng chính sách đối ngoại, xác định các khu vực và quan hệ của Nga với các nước. Bài viết giới thiệu khái quát bản Chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga.

Quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở Mỹ

Quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở Mỹ

(LLCT) - Quan hệ giữa tôn giáo, giáo hội và nhà nước ở Mỹ tạo ra những tranh luận kéo dài trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia này kể từ Tu chính án thứ nhất và được biểu hiện rõ nét ở việc theo dõi và giám sát tôn giáo của nhà nước, các hoạt động của các trường học do tôn giáo tài trợ, trong các chương trình giáo dục và phúc lợi, tranh luận mô hình của nhà nước thế tục hay nhà nước tôn giáo. Bài viết mô tả sơ bộ những tranh luận của nhiều khía cạnh trong lịch sử Mỹ về vị trí của tôn giáo trong xã hội của quốc gia này.

Tác động của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải pháp thích ứng

Tác động của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải pháp thích ứng

(LLCT) - Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động phức tạp với sự tác động, ảnh hưởng, chi phối của các nước lớn và các tổ chức quốc tế. Việt Nam có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cấu trúc an ninh khu vực tác động trực tiếp, mang lại nhiều thuận lợi và thách thức đến môi trường an ninh của Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích về cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, đề xuất những giải pháp thích ứng của Việt Nam.

Trang 2 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền