Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

“Sức mạnh mềm” của Mỹ thời kỳ Tổng thống Donal Trump - Thực trạng, tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

“Sức mạnh mềm” của Mỹ thời kỳ Tổng thống Donal Trump - Thực trạng, tác động và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

(LLCT) - Nước Mỹ đã chứng kiến nhiều thay đổi kể từ khi Tỷ phú Donald Trump giữ chức vụ Tổng thống và điều hành Nhà Trắng. Với phong cách khó đoán định và kinh nghiệm của một doanh nhân và chiến lược “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng thống Donald Trump đã làm thay đổi đáng kể sức mạnh tổng hợp của nước Mỹ. Nhiều đánh giá cho thấy, sức mạnh mềm của nước Mỹ về tổng thể hiện nay có xu hướng giảm nhưng vẫn được phát huy có chọn lọc trong triển khai chiến lược đối ngoại của Mỹ ở trên bình diện thế giới. Sự suy giảm này có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết đề xuất kiến nghị cho Việt Nam trong quan hệ Việt - Mỹ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ.  

Xây dựng thành phố thông minh: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi mở cho Việt Nam

Xây dựng thành phố thông minh: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi mở cho Việt Nam

(LLCT) - Xây dựng thành phố thông minh đang trở thành một xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận theo xu hướng này. Hiện nay, Việt Nam đã có gần 40 tỉnh, thành phố xây dựng các đề án về thành phố thông minh. Các đô thị Việt Nam được đánh giá là có triển vọng để phát triển các thành phố thông minh, tuy nhiên để biến những triển vọng này trở thành hiện thực thì cần phải có những chính sách phù hợp. Bài viết nhằm làm rõ các nội hàm cơ bản của thành phố thông minh trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, từ đó đưa ra những gợi mở cho sự phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam. 

Chủ nghĩa dân túy và phòng, chống những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay

Chủ nghĩa dân túy và phòng, chống những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Mặc dù xuất hiện trong đời sống chính trị của nhân loại đến nay đã hơn một trăm năm (từ cuối thế kỷ XIX) nhưng sự nổi lên có tính toàn cầu của chủ nghĩa dân túy trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị-xã hội trên các châu lục, khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, với những diễn biến rất phức tạp và khó lường. Vì vậy, nghiên cứu để nhận diện nguồn gốc kinh tế - xã hội, đặc điểm, đặc trưng, bản chất, vai trò và lập trường chính trị, những hình thức và xu hướng vận động chủ yếu của chủ nghĩa dân túy không chỉ có ý nghĩa trên phương diện nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quan điểm, thái độ và lập trường của những người cộng sản đối với những hiện tượng và trào lưu này.

Người Cuốc ở Trung Đông và bi kịch của một dân tộc

Người Cuốc ở Trung Đông và bi kịch của một dân tộc

(LLCT) - Người Cuốc (Kurd) hiện sống tập trung ở vùng ngã tư biên giới của 4 nước Irắc, Iran, Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ, là một dân tộc lớn, có bản sắc và nền văn hóa riêng, nhưng người Cuốc không có quốc gia, dù hàng trăm năm đấu tranh. Người Cuốc bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực, khủng bố, xung đột, chiến tranh triền miên ở Trung Đông, bị lôi kéo, trở thành quân bài trên bàn cờ chính trị nước lớn và phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và của. Bi kịch này vừa có nguyên nhân bên ngoài, vừa có nguyên nhân bên trong của chính người Cuốc. Mục tiêu khả thi nhất cho cộng đồng người Cuốc hiện nay là đấu tranh giành quyền tự trị, cải thiện, nâng cao vị thế và hòa nhập với các thành phần khác trong một thực thể đại diện (quốc gia).

Quá trình dân chủ hóa và ổn định chính trị ở Myanmar

Quá trình dân chủ hóa và ổn định chính trị ở Myanmar

(LLCT) - Trong một thập niên qua, Myanmar đã trải qua một giai đoạn dân chủ hóa rất tích cực. Quá trình chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang bán dân sự và dân sự diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn lắm chông gai, như: sửa đổi Hiến pháp 2008, vai trò của quân đội, quá trình hòa bình và hòa giải dân tộc, cải cách kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân. Bài viết góp phần lãm rõ quá trình dân chủ hóa thúc đẩy ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở Myanmar.

Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội Việt Nam. Đây là biểu hiện của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp. 

Tác động của nền kinh tế số đến các quốc gia dân tộc hiện nay

Tác động của nền kinh tế số đến các quốc gia dân tộc hiện nay

(LLCT) Trong những năm gần đây, thuật ngữ nền kinh tế số được bàn luận sôi nổi và được nhìn nhận như là một đặc trưng kinh tế - công nghệ quan trọng nhất của Cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay. Nhận biết về nền kinh tế số và những tác động nhiều mặt của nó đối với các quốc gia dân tộc là rất quan trọng trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển của mỗi quốc gia trong thời kỳ mới. Bài viết này nêu lên một số đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế số và phân tích, đánh giá những tác động của nó tới các quốc gia dân tộc trong môi trường quan hệ quốc tế ngày nay.

Việt Nam cần làm gì khi tham gia các cơ chế an ninh ASEAN

(LLCT) - Từ khi gia nhập tổ chức ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN góp phần tạo dựng, phát huy các khuôn khổ bảo đảm an ninh cho khu vực, như: Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi,... Trong thời gian tới, để Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò của mình khi tham gia các cơ chế an ninh ASEAN, bài viết đưa ra 3 khuyến nghị về chính sách.

Những người xã hội chủ nghĩa dân chủ Hoa Kỳ - Tổ chức cánh tả đang lên trên chính trường nước Mỹ

(LLCT) - Tổ chức Những người xã hội chủ nghĩa dân chủ Hoa Kỳ đã có hơn 30 năm hình thành và phát triển, tập trung những nhà hoạt động cấp tiến có tư tưởng bảo vệ người lao động, chống lại sự nghèo đói, bất bình đẳng, tình trạng phân biệt giới tính, chủng tộc… Những hoạt động của tổ chức và những người theo quan điểm của tổ chức này đã gây được tiếng vang trong chính trường Mỹ hiện nay, tạo ra một “làn sóng xã hội chủ nghĩa” thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng trong và ngoài nước Mỹ.

Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Quản lý nhà nước về công tác dân tộc - Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

(LLCT) -  Tuyệt đại đa số các nước trên thế giới hiện nay đều là các quốc gia đa tộc người và phải đối diện hằng ngày với nhiều vấn đề từ quan hệ tộc người. Kinh nghiệm thành công có nhiều, nhưng kinh nghiệm không thành công cũng không ít. Trong đó, nhân tố chủ quan bao giờ cũng được nhìn nhận là nguyên nhân hàng đầu của hiện trạng này. Vai trò của giai cấp cầm quyền và nhà nước đương trị với vấn đề dân tộc là nguyên nhân chủ quan thường được nhắc tới. Bài viết khái quát những yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

 

So sánh pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Trung Quốc và Việt Nam - Một số kiến nghị hoàn thiện

(LLCT) -  Một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Singapore... đều đã xây dựng và áp dụng mô hình kinh tế xã hội một cách khá bài bản và tương đồng. Việc áp dụng mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) trong nền kinh tế đã góp phần mang lại cho họ những bước tiến về kinh tế và xã hội. Là quốc gia lân cận gần như có cùng điều kiện phát triển về tự nhiên, sự giao thoa trong lĩnh vực văn hóa và cùng tham gia và các quan hệ quốc tế, điều ước quốc tế về kinh tế xã hội như Việt Nam, Trung Quốc cũng có những thành tựu khá đáng kể trong chính sách phát triển DNXH và pháp luật về DNXH. Bài viết nhằm chia sẻ một số so sánh pháp luật về DNXH ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật dành cho loại hình doanh nghiệp này ở Việt Nam.

 

Từ thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đến kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới

(LLCT) -  Đại hội XIV (năm 1992), Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đưa vấn đề xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vào văn kiện đại hội với 6 đặc trưng cơ bản. Đến Đại hội XIX (năm 2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra quan điểm về kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Bài viết khái quát sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

 

Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng

Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng

(LLCT) - Hiện nay, trong các cơ chế hợp tác ở tiểu vùng Mê Công, Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) là tổ chức duy nhất có chức năng xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong việc sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước bền vững. Trong thời gian qua, MRC đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển ở các nước thành viên, tăng cường hợp tác giữa các thành viên và với hai nước thượng nguồn là Trung Quốc, Myanmar và nhiều đối tác quốc tế khác. Tuy nhiên, hợp tác Mê Công nói chung và vai trò của MRC đang đứng trước nhiều thách thức, cả do nguyên nhân chủ quan và khách quan, và cần có sự cải tổ thực chất để đóng vai trò to lớn hơn.

Cải cách hành chính ở Trung Quốc từ thời điểm cải cách mở cửa đến nay

(LLCT) - Hội nghị Trung ương 3 khóa XI ĐCS Trung Quốc (1978) đưa ra đường lối cải cách mở cửa đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong lịch sử phát triển của nước CHND Trung Hoa. Sau Hội nghị, công cuộc cải cách mở cửa với quy mô lớn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cải cách thể chế hành chính nhằm thích ứng với sự hình thành, phát triển của nền kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc. Một loạt biện pháp cải cách được đưa ra và thực hiện mạnh mẽ như: cải cách cơ cấu, chuyển đổi chức năng chính quyền, phân chia quyền hạn, tối ưu hóa dịch vụ công, xây dựng chính phủ phục vụ v.v.. Nhờ vậy, sau 40 năm cải cách, đến nay, thể chế hành chính của Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc, tạo sự đảm bảo vững chắc về thể chế cho công cuộc mở cửa, hội nhập quốc tế và xây dựng hiện đại hóa ở nước này.

Chuỗi giá trị cho sản phẩm ngành công nghiệp giày dép Inđônêsia và những gợi ý cho Việt Nam

Chuỗi giá trị cho sản phẩm ngành công nghiệp giày dép Inđônêsia và những gợi ý cho Việt Nam

(LLCT) - Bài viết phân tích chuỗi giá trị sản phẩm giầy dép của Indonesia, xác định các hoạt động chính dọc theo chuỗi và những khâu có thể đem lại giá trị, cách thức mà Indonesia vươn tới chiếm thị phần lớn hơn trong chuỗi giá trị giầy dép toàn cầu. Trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp hơn khi phát triển các chuỗi giá trị mới cho sản phẩm ngành công nghiệp giầy dép cho Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trang 11 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền