Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Nợ công tăng cao - Nguy cơ đẩy thế giới vào vòng khủng hoảng mới

Nợ công tăng cao - Nguy cơ đẩy thế giới vào vòng khủng hoảng mới

(LLCT) - Báo cáo kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho thấy, năm 2019, triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ ảm đạm, tăng trưởng giảm, trong khi nhiều yếu tố bất định tăng, như: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự khó lường trong chính sách của Mỹ, tốc độ tăng trưởng của châu Á chậm lại, nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới tăng lãi suất liên tục, v.v.. Trong bối cảnh đó, nợ công được xem là “quả bom hẹn giờ” có thể phát nổ, tàn phá nhiều nền kinh tế và thậm chí đẩy thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng mới.

Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hiện nay

Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hiện nay

(LLCT) - Hiện nay, tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) đã trở thành một khu vực địa - kinh tế, địa - chính trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, là mục tiêu hợp tác của các nước lớn. Nhằm nâng cao vai trò và vị thế trong quan hệ với các nước lớn, các nước GMS và các nước liên quan, Việt Nam cần tận dụng vai trò là “cửa ngõ”, là “điểm rơi” trong chiến lược can dự vào GMS của các nước lớn; tăng cường các hoạt động ngoại giao song phương, phát huy vai trò cầu nối trong phát triển theo chiều ngang giữa các nước sông Mê Kông với nhau và với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản...; theo quan hệ chiều dọc giữa các nước sông Mê Kông với Trung Quốc, tận dụng các cơ chế hợp tác hiện có, như Ủy hội sông Mê Kông (MRC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Hệ thống công chức và đào tạo công chức với sự phát triển của đất nước Hàn Quốc

Hệ thống công chức và đào tạo công chức với sự phát triển của đất nước Hàn Quốc

(LLCT) -  Hàn Quốc được biết đến là một trong các con rồng châu Á, từ một nước nghèo nàn chỉ trong vòng 4 thập niên đã trở thành nước thuộc khối OECD, có nhiều chỉ số về kinh tế, xã hội thuộc nhóm đầu thế giới. Đóng góp vào thành công đó có vai trò của những người lãnh đạo đất nước và của hệ thống công chức, công vụ tiên tiến, hiệu quả của đất nước. Đó là điều khiến nhiều quốc gia khác mong muốn học tập Hàn Quốc. Bài viết này là tổng hợp từ chuyến học tập, trao đổi kinh nghiệm đào tạo công chức của Đoàn cán bộ các cơ quan, bộ ngành Việt Nam tại Hàn Quốc cuối tháng 11 - 2018.

Vấn đề tăng cường xây dựng văn hóa chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc từ đại hội XVIII đến nay

(LLCT) - Tại Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc khóa XVIII, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Cần phải chú trọng tăng cường xây dựng văn hóa chính trị trong đảng, không ngừng vun đắp tạo môi trường chính trị lành mạnh”(1). Vấn đề xây dựng văn hóa chính trị trong đảng đến nay đã được ĐCS Trung Quốc coi trọng hơn và cũng đã giành được những kết quả quan trọng góp phần đi sâu thúc đẩy quản trị đảng nghiêm minh toàn diện, giải quyết những vấn đề tồn tại trong đảng, làm cơ sở vững chắc để tăng cường xây dựng đảng cầm quyền ngày càng vững mạnh.

Quân đội Nga ứng phó với "Cách mạng màu"

(LLCT) - Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, để tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, Mỹ cùng các nước phương Tây đã tiến hành "cách mạng màu" hay "cách mạng sắc màu" và trong thực tế họ đã thành công ở một số nước. Trước mối đe dọa từ “cách mạng màu”, giới lãnh đạo Nga đã có những giải pháp ứng phó hữu hiệu nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia. Từ thực tiễn diễn biến ở một số nước cho thấy, "cách mạng màu" vẫn đang và sẽ là một trong những nguy cơ đe dọa nền độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Vai trò của tư duy lý luận trong quá trình đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Vai trò của tư duy lý luận trong quá trình đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

(LLCT) - Đổi mới tư duy lý luận có vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ đổi mới ở CHDCND Lào, đưa đất nước Lào từ suy thoái kinh tế - xã hội đi lên phát triển, gặt hái được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, ngoại giao… Bên cạnh những kết quả đạt được, Đảng NDCM Lào nhận định công tác nghiên cứu lý luận chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu cấp bách của cách mạng, đòi hỏi Đảng NDCM Lào phải tiếp tục mài sắc và đổi mới tư duy lý luận hơn nữa.

Nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về các mối quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

(LLCT) - Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn các mối quan hệ lớn cần giải quyết có ý nghĩa chiến lược đối với tiến trình xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 5 khóa XIV (10-1992), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu 12 mối quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong tiến trình xây dựng, hiện đại hóa CNXH ở Trung Quốc. Đến nay, đồng thời với việc kiên trì giải quyết tốt 12 mối quan hệ lớn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ sung nội hàm của từng mối quan hệ.

Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Hàn Quốc

(LLCT) - Tham nhũng là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đó là một trong những trở ngại lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và sự phồn vinh của các quốc gia dân tộc. Hàn Quốc là nước có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với Việt Nam và đã có nhiều thành tựu trong phòng chống tham nhũng. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc là điều cần thiết để tìm những giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Kinh nghiệm xây dựng thể chế phát triển nhanh, bền vững ở một số nước Trung Đông

(LLCT) - Những năm qua, nhờ chú trọng xây dựng thể chế phát triển nhanh, bền vững nên một số nước Trung Đông đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành những nền kinh tế lớn trên thế giới. Có được những thành tựu trên là do các nước Trung Đông đã chú trọng xây dựng tầm nhìn chiến lược; tạo lập, xây dựng, củng cố lòng tin của người dân đối với Chính phủ; nắm bắt các xu thế phát triển của khu vực và thế giới... Những kinh nghiệm xây dựng thể chế phát triển nhanh, bền vững ở một số nước Trung Đông là những bài học quý cho Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.

Sự tham gia hoạch định chính sách công thông qua mạng internet của công dân ở Trung Quốc hiện nay

(LLCT) - Từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phía Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng thêm con đường để công dân tham gia hoạch định chính sách công, đặc biệt là con đường thông qua mạng internet. Công dân Trung Quốc có xu hướng tham gia hoạch định chính sách công thông qua mạng internet ngày càng nhiều, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của đời sống. Tuy nhiên, việc tham gia hoạch định chính sách công thông qua mạng internet còn tồn tại một số hạn chế như: các trang web chính phủ hoạt động chưa mang tính thực chất, tính tích cực tham gia của công dân chưa cao, việc tham gia hoạch định chính sách qua mạng của công dân còn phụ thuộc vào sự chi phối của chính quyền. Qua đó ta thấy việc nghiên cứu sự tham gia hoạch định chính sách công qua mạng internet của công dân ở Trung Quốc để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI

(LLCT) - Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng cả trong lĩnh vực thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đến nay còn khá khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu phát triển của mỗi nước. Do vậy, hai nước cần tiếp tục cụ thể hóa “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” trong lĩnh vực kinh tế: kết hợp tiềm năng lớn của Việt Nam về con người, tài nguyên với ưu thế vượt trội của Nhật Bản về vốn, thiết bị và công nghệ hiện đại, thúc đẩy hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ...

 

Kinh nghiệm từ sách lược phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc

(LLCT) - Hiện nay, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc được tiến hành dựa trên bốn sách lược chính, đó là: làm cho “không dám tham nhũng”,  làm cho “không thể tham nhũng”, làm cho “không muốn tham nhũng” và làm cho “không cần tham nhũng”. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phát huy vai trò cốt yếu của các cơ quan Đảng, trong đó nòng cốt là Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương trong cuộc chiến chống tham nhũng. Những kinh nghiệm của Trung Quốc có giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt Nam, bởi Việt Nam cũng đang có những chiến lược và sách lược phòng, chống tham nhũng tương tự với Trung Quốc, song cần phòng ngừa những rủi ro mà Trung Quốc đã từng gặp phải, bằng cách chú ý xây dựng cơ chế để kiểm soát quyền lực của chính các cơ quan phòng, chống tham nhũng.

 

Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

(LLCT) - Học thuyết về CNXH khoa học đã mở ra con đường cho những người lao động bị áp bức bóc lột nâng cao tính tự chủ, đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị, xóa bỏ giai cấp bóc lột và trở thành giai cấp nắm quyền. Việc xây dựng CNXH bắt đầu từ thế kỷ XX đã làm cho CNXH có vị trí, vai trò ngang tầm và cân bằng với các nước TBCN trong nhiều mặt, nhưng cũng do sai lầm trong nhiều mặt đã làm cho CNXH ở Xôviết, các nước Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN đã tìm con đường mới để phát triển, nghiên cứu giá trị tốt đẹp của CNXH, tiến hành đổi mới một cách toàn diện trên cơ sở kiên định mục tiêu, lập trường XHCN một cách vững chắc trong thế kỷ XXI.

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay và tác động đến an ninh chính trị của Việt Nam

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay và tác động đến an ninh chính trị của Việt Nam

(LLCT) - Từ khi Thủ tướng N.Modi lên cầm quyền, chính sách đối ngoại của Ấn Độ có sự điều chỉnh từ chú trọng lĩnh vực chính trị sang lĩnh vực kinh tế; ưu tiên, tăng cường thúc đẩy quan hệ rộng rãi với phương Tây, nhất là các nước lớn. Ấn Độ đã tập trung thực hiện chính sách đối ngoại với 6 đặc điểm nổi bật: 1) Ấn Độ trên hết; 2) Ưu tiên vùng lân cận; 3) Vượt qua những chướng ngại lịch sử; 4) Từ thực hiện quy tắc đến tạo ra quy tắc; 5) Ấn kiều của Ấn Độ; 6) Tăng cường kết nối văn hóa. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã tạo điều kiện cho Việt Nam có lợi thế quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; tạo điều kiện cho Việt Nam “cân bằng chiến lược” trong quan hệ với các nước lớn...

 

Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam

(LLCT) - Sau hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc và Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược, là đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Mối quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam là một điển hình thành công của chính sách đối ngoại, cụ thể là chính sách ngoại giao kinh tế của hai nước dành cho nhau. Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nhau, vẫn còn nhiều dư địa cho sự hợp tác phát triển. Trong thời gian tới, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa theo hướng “hợp lực”, “theo dấu nhân” để gắn kết tất cả những gì mà hai nước đang có trên cả cấp độ song phương, đa phương, khu vực, châu lục và quốc tế.

Trang 12 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền