Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam

(LLCT) - Sau hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc và Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược, là đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Mối quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam là một điển hình thành công của chính sách đối ngoại, cụ thể là chính sách ngoại giao kinh tế của hai nước dành cho nhau. Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nhau, vẫn còn nhiều dư địa cho sự hợp tác phát triển. Trong thời gian tới, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa theo hướng “hợp lực”, “theo dấu nhân” để gắn kết tất cả những gì mà hai nước đang có trên cả cấp độ song phương, đa phương, khu vực, châu lục và quốc tế.

Nhà nước kiến tạo phát triển Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Nhà nước kiến tạo phát triển (NNKTPT) là mô hình có nguồn gốc từ Đông Á mà Nhật Bản là một trong những điển hình. Sự “thần kỳ” của các nền kinh tế Đông Á bắt nguồn từ vai trò và năng lực của các nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển. Bài viết này đi sâu phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản, vai trò của NNKTPT Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam hiện nay.

Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại và các tác động đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(LLCT) - Trong những năm gần đây, công tác đối ngoại của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao vị trí, vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế và góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, củng cố quốc phòng - an ninh của nước này. Để tiếp tục duy trì thành quả đạt được, chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIX đã có những thay đổi nhất định với những ưu tiên hàng đầu là “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng” nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIX tác động đa chiều tới tình hình quốc tế nói chung và cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

Chủ nghĩa dân túy và những thách thức đối với Liên minh châu Âu

(LLCT) - Hiện nay, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đang tạo nên những tác động bất ổn đến nền chính trị của nhiều nước trên thế giới; thậm chí có thể làm đảo ngược những đường lối chính trị tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi... Đối với Liên minh châu Âu, chủ nghĩa dân túy đang có xu hướng làm phân cực, tan rã liên minh mà biểu hiện rõ nhất là sự kiện Brexit của nước Anh, ngày 23-6-2016. Do vậy, cần làm rõ nguyên nhân và những thách thức đối với Liên minh châu Âu hiện nay để có các giải pháp ứng phó.

Chiến lược Kết nối Á - Âu của EU

(LLCT) Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 12, ngày 19-10-2018 vừa qua tại thủ đô Brussels (Bỉ) là dịp để EU chứng minh với các nước châu Á rằng, EU đang triển khai chiến lược xoay trục về châu Á. Trước đó, ngày 19-9, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược Kết nối châu Âu với châu Á - một hướng tiếp cận khác đối với chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc. EU cũng đã nhận ra rằng, sức mạnh kinh tế, chia sẻ lợi ích, tăng cường kết nối đã và đang phát huy hiệu quả hơn rất nhiều so với chính sách cứng rắn trước đó.

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện nay và tác động đến Việt Nam

(LLCT) - Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thể hiện đầy đủ và điển hình mối quan hệ giữa các nước lớn trong giai đoạn hiện nay. Đó là, quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, nhưng không để xảy ra chiến tranh hay xung đột lớn, mà sẵn sàng thỏa hiệp với nhau để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của quốc gia, dân tộc. Sau hơn một năm cầm quyền, chính sách của Tổng thống D.Trump với Trung Quốc đã dần định hình. Đánh giá đúng mối quan hệ giữa hai cường quốc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình ở khu vực và thế giới.

Tác động của chủ nghĩa dân túy đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay

(LLCT) - Chủ nghĩa dân túy là những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân; đã và đang trở thành làn sóng lan rộng khắp châu Âu và nhiều nước châu Á. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chủ nghĩa dân túy có những tác động đa chiều, phức tạp, tích cực hoặc tiêu cực tùy vào điều kiện khách quan và chủ quan của chính phong trào cộng sản, công nhân. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy vừa là áp lực, vừa là điều kiện để phong trào cộng sản, công nhân quốc tế tìm kiếm, thực thi chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân bằng những nội dung, hình thức mới phù hợp.

Chủ nghĩa dân túy ở khu vực Mỹ Latinh

(LLCT) - Từ nghiên cứu về những nét đặc thù của chủ nghĩa dân túy ở khu vực Mỹ Latinh, bài viết nêu lên quan niệm sâu hơn về vấn đề phức tạp này. Được nảy sinh từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội đặc thù và được thực thi bởi những nhà chính trị cũng rất đặc biệt với những chủ trương chính trị trong tranh cử và thực thi. Những quy kết chủ nghĩa dân túy đối với các chính trị gia cánh tả Mỹ Latinh còn xuất phát từ ý thức hệ. Đó là sự thù ghét với những mục tiêu, tính chất xã hội trong quá trình phát triển và tán dương “chủ nghĩa tự do mới”.

Chống rửa tiền - cuộc chiến toàn cầu

(LLCT) -  Rửa tiền là loại tội phạm đặc biệt “dung dưỡng và cộng sinh” với tham nhũng, làm mất ổn định và đe dọa sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội; đe dọa sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Việc phòng, chống loại tội phạm này cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Thực trạng và triển vọng công tác xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ đại hội XIII đến nay

(LLCT) - Từ Đại hội XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định, ĐCS Trung Quốc đứng trước tình hình mới và các vấn đề mới, đòi hỏi công tác xây dựng đảng cần phải kết hợp với thực tiễn mới và sự phát triển mới để có thể vượt qua “4 nguy cơ” và “4 thách thức”, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra yêu cầu quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện, thể hiện trên các phương diện như: đổi mới tác phong và giáo dục tư tưởng chính trị; xây dựng và kiện toàn chế độ pháp quy; kiểm soát và ràng buộc quyền lực, đấu tranh chống tham nhũng; công tác tổ chức cán bộ và đảng viên. Tuy nhiên, con đường thực hiện quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện của ĐCS Trung Quốc còn nhiều những khó khăn, thách thức khó có thể giải quyết ngay được.

Hệ thống chính trị Lào và vấn đề nhất thể hóa các vị trí chủ chốt giữa Đảng và Nhà nước

(LLCT) - Mô hình hệ thống chính trị của Lào khá tương đồng với Việt Nam, song cũng có nét khác. Trong những năm qua, Đảng NDCM Lào đã tập trung đổi mới hệ thống chính trị. Từ Đại hội IX, Đảng NDCM Lào thực hiện nhất thể hóa các vị trí chủ chốt giữa Đảng và Nhà nước. Thực tiễn đã cho thấy, việc thực hiện mô hình trên là phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục, truyền thống của nền hành chính Lào. Đảng NDCM Lào sẽ tiếp tục thực hiện mô hình này trên cơ sở đổi mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng giai đoạn, từng địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng tuyển chọn người đứng đầu, có đạo đức, tài năng, uy tín để thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề này.

Tổ chức, vai trò và hoạt động của Đảng Nhân dân cách mạng Lào ở cấp địa phương

(LLCT) - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào) là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là tổ chức chặt chẽ nhất, đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân Lào yêu nước và của cả quốc gia, dân tộc; ĐNDCM Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phômvihản và truyền thống của Đảng làm cơ sở lý luận, tư tưởng khoa học và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.Đồng thời đã kế thừa những giá trị khoa học, tiến bộ của nhân loại trên thế giới, vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của đất nước Lào; phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, của Đảng, tinh thần đoàn kết thống nhất toàn dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sảnnhằm đề ra chủ trương, đường lối của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực; chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa đa nguyên chính trị...

Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

(LLCT) - Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật về NSNN ở CHDCND Lào  có nhiều đổi mới, tiến bộ. Tuy vậy, do chủ thể thực hiện đa dạng, phân cấp chưa rõ; phương thức thực hiện chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN, chưa đi sâu đánh giá và có giải pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng NSNN v.v.. nên thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN vẫn còn bất cập, hạn chế. Để bảo đảm thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN cần có sự nhận thức thống nhất về vai trò, hiệu quả sử dụng NSNN trong hệ thống chính trị, hoàn thiện pháp luật về sử dụng NSNN, nâng cao ý thức, phẩm chất và nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, bảo đảm ứng dụng công nghệ hiện đại, kinh phí, trang thiết bị trong quản lý sử dụng NSNN, cũng như tuyên truyền, giáo dục pháp luật về NSNN; sơ kết, tổng kết báo cáo thường xuyên về sử dụng NSNN, đẩy mạnh các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về sử dụng NSNN.

Chiến lược ngoại giao kinh tế của Nhật Bản với ASEAN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Chiến lược ngoại giao kinh tế của Nhật Bản với ASEAN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

(LLCT) - Chính sách ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối với ASEAN thế kỷ XXI được xây dựng nhằm hướng đến ba mục tiêu cụ thể: vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, khắc phục tình trạng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm Nhật Bản không bị gạt ra bên lề cuộc chơi hội nhập kinh tế trong khu vực. Chính sách này đã được triển khai toàn diện cả trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và viện trợ phát triển chính thức ODA. Kết quả tích cực từ chiến lược ngoại giao kinh tế với ASEAN của Nhật Bản là do cường quốc này rất coi trọng vai trò “hạt nhân” trung tâm trong các cơ chế hợp tác và cấu trúc khu vực của ASEAN.

Vai trò của nhà nước và sự tham gia của người dântrong phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

Vai trò của nhà nước và sự tham gia của người dântrong phong trào Làng mới ở Hàn Quốc

(LLCT) - Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc được bắt đầu vào thập niên 70 thế kỷ XX đã làm thay đổi một cách cơ bản đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở nông thôn Hàn Quốc. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện đúng vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và phát huy đầy đủ tính tự chủ cùng sự tham gia của người dân là một nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của phong trào này. Bài viết phân tích vai trò tổ chức, động viên của Nhà nước và sự tham gia của người dân trong Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc.

Trang 13 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền