Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều: Cơ hội hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

(LLCT) - Theo giới quan sát, cho đến nay, công tác chuẩn bị cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, ông Donald Trump và Kim Jong-un đã được coi là hoàn tất. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vào 9 giờ ngày 12/6 tại Singaporechắc chắn sẽ diễn ra theo kế hoạch, khiến giới nghiên cứu và dư luận kỳ vọngvào một nền hòa bình trên bán đảoTriều Tiên.

 

Về chính sách đối ngoại của Mỹ sau một năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump

(LLCT) - Sau 1 năm cầm quyền (20-1-2017 – 20-1-2018) của Tổng thống Mỹ Donald Trump - người có khẩu hiệu tranh cử nổi tiếng “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, “nước Mỹ trên hết”, điều mà cộng đồng quốc tế rút ra từ chính sách đối ngoại của Mỹ có lẽ là những “bất ngờ” và “khác biệt” như chính bản thân Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về những động thái đối ngoại vừa bất ngờ và khác biệt, vừa mang đậm tính thực dụng của Tổng thống D.Trump trong năm đầu.

Hợp nhất một số cơ quan Đảng và chính quyền ở Trung Quốc - Nghiên cứu trường hợp quận Thuận Đức

(LLCT) - Hội nghị Trung ương 4khóa XVI (9-2004) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ rõ: “Sáp nhập cơ quan của Đảng và chính quyền ở địa phương có chức năng tương đồng và công việc tương tự nhau, mở rộng một cách thích hợp lãnh đạo của Đảng đồng thời là lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo chính quyền đồng thời là lãnh đạo Đảng, giảm thiểu chức vụ lãnh đạo, giải quyết triệt để vấn đề chồng chéo, trùng lắp về chức năng và phân công công việc”(1). Từ chủ trương này, năm 2009, quận Thuận Đức, thành phố Phật Sơn,tỉnh Quảng Đông là quận/huyện đầu tiên của Trung Quốc thực hiện hợp nhất cơ quan Đảng và chính quyền. Đây là kinh nghiệm rất có giá trị cho Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XIIcủa Đảngvề “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Cơ sở hình thành và một số nội dung cốt lõi của lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới

(LLCT) - Tại Đại hội XII (1982), Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức ghi vào văn kiện chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”. Đến Đại hội XIX (10-2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra quan điểm xây dựng “chủ nghĩa xã hội.

 

Những phát triển mới trong chế độ kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Căn cứ theo Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2009, 2015 và 2017, bài viết nêu các nội dung của chế độ kiểm tra, giám sát trong Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm: tư tưởng và nguyên tắc chỉ đạo; cơ cấu tổ chức và nhân sự; phạm vi và nội dung kiểm tra, giám sát; phương thức làm việc và quyền hạn; quy trình làm việc; kỷ luật và trách nhiệm. Bài viết nêu những điểm mới trong các khía cạnh trên để thấy được sự phát triển của chế độ kiểm tra, giám sát trong Đảng từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những chuyển động tích cực ở Đông Bắc Á?

(LLCT) Ghi nhận những chuyển động tích cực gần đây, giới nghiên cứu nhận định giai đoạn 2018-2020 có thể có bước đột phá quan trọng đối với khu vực Đông Bắc Á. Theo đó, quan hệ Nga - Nhật được cải thiện đáng kể; quan hệ liên Triều, Mỹ - Triều sẽ có bước ngoặt; quan hệ Trung - Nhật - Hàn cũng diễn tiến tích cực hơn. Các nước vì lợi ích của mình, họ có thể sẽ vượt qua những thách thức, bất đồng cũ, khiến dư luận quốc tế kỳ vọng vào nền hòa bình và ổn định có thể được vãn hồi tại khu vực vốn là “điểm nóng” trong nhiều năm.

Nhận diện chính sách của Mỹ đối với ASEAN dưới thời Donald Trump

(LLCT) - Bắt đầu từ năm 2009, chính quyền Obama quan tâm sâu sắc đối với châu Á - Thái Bình Dương và có bước đi tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực. Trong đó, ASEAN là trung tâm trong cấu trúc khu vực, trọng điểm trong chính sách “xoay trục”, “tái cân bằng” của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 8 năm cầm quyền của Obama, sự vận động quan hệ Mỹ - ASEAN ở nhiều khía cạnh chưa phản ánh được hết tầm mức của quan hệ Mỹ - ASEAN như trong các tuyên bố. Thực tế đó đặt ra thách thức to lớn đối với thời kỳ cầm quyền của Donald Trump. Trong năm đầu tiên cầm quyền cho thấy, chính sách của Mỹ đối với tổ chức ASEAN chưa được định hình rõ nét, còn nhiều vấn đề gây băn khoăn, quan ngại cho các nước trong khu vực.

Một vài nét về mô hình “chủ nghĩa xã hội tự quản” của Nam Tư

(LLCT) - Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, đánh dấu sự ra đời của chế độ XHCN hiện thực. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một hệ thống các nước XHCN ra đời. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau, các nước này  đều áp dụng mô hình Liên Xô. Đảng Cộng sản Nam Tư đã sớm nhận ra những bất cập của mô hình này và đã tìm tòi, thử nghiệm xây dựng một mô hình xã hội XHCN mới, có nhiều khác biệt so với mô hình Xôviết, song không được công nhận. Bài viết phân tích một số đặc trưng về kinh tế - chính trị - xã hội của mô hình “Chủ nghĩa xã hội tự quản” của Nam Tư.

Đại diện chính trị và kinh nghiệm giám sát đại biểu quốc hội của các tổ chức xã hội ở Hàn Quốc

(LLCT) - Tại Hàn Quốc, các tổ chức xã hội có cơ chế kiểm soát các đại biểu Quốc hội, như: đòi hỏi trách nhiệm giải trình; đặt ra yêu cầu chọn lựa các đại biểu thực sự tinh hoa để đại diện người dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; bãi miễn các đại biểu không đủ năng lực, đạo đức ra khỏi Quốc hội... Từ kinh nghiệm Hàn Quốc và qua việc phân tích những ưu điểm, hạn chế của các lý thuyết về dân chủ đại diện, bài viết cho rằng, để thực hiện tốt dân chủ đại diện ở Việt Nam hiện nay, cần: hoàn thiện thể chế bầu cử; trao quyền cho nhân dân, các tổ chức xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan dân cử; có chế tài đối với các đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân…

Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN: Cơ hội, thách thức và triển vọng

Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN: Cơ hội, thách thức và triển vọng

(LLCT) - Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC) hình  thành đưa lại những cơ hội cho ASEAN, nhưng APSC cũng đối diện trước nhiều thách thức như: sự đa dạng chế độ chính trị, tôn giáo và chênh lệch trình độ phát triển; mâu thuẫn, xung đột trong nội khối; cơ chế và cách thức hoạt động còn bất cập và đặc biệt sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn với khu vực. Thực tế đó đặt ra yêu cầu mỗi quốc gia thành viên ASEAN ý thức hơn nữa trong vấn đề thống nhất cộng đồng và trách nhiệm cùng chung tay xây dựng APSC; hướng đến xây dựng môi trường hòa bình ổn định; ngăn ngừa xung đột và xây dựng lòng tin; xử lý những thách thức an ninh phi truyền thống, hợp tác chính trị, quốc phòng hiệu quả hơn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc

(LLCT) - Chủ nghĩa cá nhân với tư cách là triết học chính trị coi cá nhân là điểm xuất phát của chính trị, nhấn mạnh quyền tự do, phản đối nhà nước can thiệp vào công việc của cá nhân. Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc đang có một xu hướng bênh vực chủ nghĩa cá nhân, đề cao tự do, lợi ích, quyền lợi của cá nhân, sự giải phóng nhân cách con người và xác nhận địa vị chủ thể của cá nhân, coi đó là nền tảng cho xã hội Trung Quốc chuyển đổi sang hướng hiện đại. 

Chính sách đối ngoại của Campuchia nhằm củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1993 - 2013

(LLCT) - Thực tiễn các quốc gia đang phát triển cho thấy, để bảo vệ, củng cố nền độc lập, tự chủ, cùng với nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì việc hoạch định đường lối và triển khai các hoạt động đối ngoại có vai trò rất quan trọng. Qua 20 năm, từ khi Chính phủ Campuchia (nhiệm kỳ I) được thành lập với mục tiêu là giữ vững ổn định chính trị, duy trì môi trường hòa bình để phát triển, từng bước tham gia hội nhập quốc tế, bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc đã mang cho Campuchia những thắng lợi to lớn trong chính sách đối ngoại. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích và đánh giá một số kết quả triển khai chính sách đối ngoại của Campuchia từ năm 1993 đến 2013.

Cơ chế bảo đảm quyền con người ở châu Âu hiện nay

(LLCT) - Cơ chế bảo đảm các quyền con người là tổng hòa các biện pháp như: hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, thành lập các cơ quan độc lập với các cơ quan nhà nước để giám sát, thực thi quyền con người. Trong đó, thành lập các cơ quan độc lập với các cơ quan nhà nước được xem là một trong những cách thức hiệu quả.

Vai trò của nhà nước trong hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước phát triển và gợi mở đối với Việt Nam

(LLCT) - Trong điều kiện kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, năng lực đổi mới và sáng tạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia. Chính vì lẽ đó, phát huy đầy đủ và đúng đắn vai tròcủa nhà nước trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia (HTĐMQG), qua đó thúc đẩy năng lực đổi mới,sáng tạo của xã hội là một lý luận và thực tiễn rất quan trọng hiện nay.

Quản trị khủng hoảng di cư nhìn từ góc độ hợp tác quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam

Quản trị khủng hoảng di cư nhìn từ góc độ hợp tác quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam

(LLCT) - Di cư quốc tế là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của thế giới. Tuy nhiên, khủng hoảng di cư quốc tế những năm gần đây đã đẩy không ít quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, và đặt ra yêu cầu phải quản trị. Việc quản trị khủng hoảng di cư cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ và các định chế quốc tế. Từ những kinh nghiệm về sự hợp tác này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc chủ động đối phó với hiện tượng di cư này.

 
Trang 15 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền