Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Chiến tranh tiền tệ - căn nguyên và tác động

Chiến tranh tiền tệ - căn nguyên và tác động

(LLCT) - Thực tiễn cho thấy, đồng hành với các cuộc chiến tiền tệ là những tác động trên nhiều phương diện của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và hệ lụy của nó là những “hiểm họa” mà mọi quốc gia, khu vực và nhân loại đều không muốn phải đối diện. 

Một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế của Lào giai đoạn 1991- 2011

(LLCT) - Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới có hiệu quả, nền kinh tế của Lào đã đạt được những kết quả quan trọng: kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động đều có bước chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH; hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện rõ rệt.

 

Mô hình cơ quan chống tham nhũng của một số quốc gia Đông Nam Á – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(LLCT) - Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế: “phần lớn các cơ quan nhà nước ở các quốc gia Đông Nam Á thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình; pháp luật chống tham nhũng còn chưa hoàn thiện; nhiều cơ quan chống tham nhũng rơi vào tình trạng thiếu độc lập trong hoạt động và hạn chế về nguồn lực”(1). Do vậy, các quốc gia trong khu vực phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả của các cơ quan chống tham nhũng quốc gia.

Mô hình “Cánh đồng lớn” ở một số nước và kinh nghiệm đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

Mô hình “Cánh đồng lớn” ở một số nước và kinh nghiệm đối với Đồng bằng Sông Cửu Long

(LLCT) - Các mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được áp dụng và triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển và các nước phát triển. Những liên kết thành công là các môhình liên kết mang lại lợi ích cho cả người sản xuất (nông dân) và doanh nghiệp (chế biến và tiêu thụ sản phẩm).

Một số điểm nổi bật trong việc đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội Đảng XVIII

(LLCT) - Sau Đại hội XVIII (11-2012), dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành nhiều thành tựu trong công tác xây dựng Đảng cả về lý luận và thực tiễn.

 Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LLCT) - Mục tiêu gia tăng quyền lực mềm của Nhật Bản là phổ biến, quảng bá hình ảnh của một quốc gia hòa bình, qua đó, khẳng định các giá trị văn hóa Nhật Bản sẽ có ích cho các nước khác. Tất cả đều nhằm giúp cho Nhật Bản vươn tới việc đảm nhận vai trò lãnh đạo lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Không chỉ vậy, việc gia tăng quyền lực mềm còn được kỳ vọng có thể mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa ra nước ngoài, góp phần giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Tác động từ chính sách “ngoại giao năng lượng“ của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á

(LLCT) - Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng trên con đường giao thông biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với eo biển Malacca được xem như là cửa ngõ duy nhất để vào thị trường rộng lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong những năm đầu thế kỷ XXI,Trung Quốc gia tăng thực hiện chính sách “ngoại giao năng lượng” và hợp tác năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.  Việc thực thi chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế, chính trị, an ninh của Đông Nam Á theo hai hướng vừa tích cực vừa tiêu cực.

Hai cách nhìn về dân chủ hóa ở phương Tây hiện đại

(LLCT) - Có nhiều cách nhìn khác nhau về dân chủ hóa, trong đó nổi lên hai quan điểm, một quan điểm nhấn mạnh vào tầng lớp thiểu số tinh hoa (M.Weber, I.A.Schumpeter) và một quan điểm nhấn mạnh vào sự phân tán quyền lực ở đại chúng (R.Dahl). Bài viết này sẽ so sánh hai cách nhìn về dân chủ hóa đã có ảnh hưởng trong giới khoa học ở phương Tây hiện đại.

Sự khó khăn và phức tạp của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

(LLCT) - Căng thẳng ở Biển Đông leo thang kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong bối cảnh tranh chấp đó, các quốc gia trong khu vực đều nâng cao cảnh giác, gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng; quan hệ giữa Việt Nam với các nước liên quan trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bất kỳ một tính toán sai lầm, thiếu kiềm chế nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

 

Vương quốc Anhliệu có rời khỏi EU sau ngày 23-6?

(LLCT) - Ngày 20-2-2016, trong cuộc họp nội các, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý lấy ý kiến cử tri Anh về việc Vương quốc Anh có tiếp tục là thành viên EUhay rời khỏi Liên minh này, sẽ diễn ra vào ngày 23-6. Theo đó,trong thời gian còn lại, đại diện các khuynh hướng khác nhau trong xã hội được quyền vận động các cử tri ủng hộ việc nước Anh ở lại EU vô điều kiện, ở lại EU đã cải cách, và rời khỏi EU. Vì thế câu hỏi liệu nước Anh có rời khỏi EU được giới nghiên cứu và dư luận quốc tế quan tâm.

Về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ sau chiến tranh lạnh đến nay

(LLCT) - Đông Nam Á là khu vực duy nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược ngoại giao của mình. Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng có lợi thế kinh tế quan trọng đối với Mỹ và Nhật Bản, vì vậy khu vực này trở thành nơi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. 

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực Nam Á

(LLCT) - Khu vực Nam Á  gồm 8 nước(1), có vị trí địa chiến lược quan trọng của châu Á và thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một nước lớn, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Pakítxtan, Ápganítxtan, Xri Lanca là cửa ngõ chiến lược giữa tiểu lục địa Ấn Độ với thế giới. Bởi vậy, khu vực này luôn thu hút sự quan tâm của các nước lớn, nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược toàn cầu.

Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

(LLCT) - Việc nghiên cứu mô hình giáo dục đại học của các nước phát triển, giúp Việt Nam đúc kết được những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một số kết quả đạt được trong thực hiện Luật khuyến khích đầu tư của Lào

(LLCT) - Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Thực hiện đường lối đổi mới với chính sách mở rộng hợp tác kinh tế theo hướng đa phương, đa dạng hóa; mở rộng quan hệ với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng, tự do, hòa bình và cùng có lợi, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Từ một nước chậm phát triển, Lào đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Một trong những thành công của Lào trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước là đã thực hiện thành công chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư; đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Những tác động của các thể chế quốc tế đến nhà nước quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

(LLCT) - Hầu hết các nước trên thế giới, bất kể là nước phát triển, đang phát triển, chậmphát triển cũng đang trải qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở các mức độ khác nhauvàchịu những ảnh hưởng, tác động từ quá trình hội nhập, toàn cầu hoá. Từ quá trình này, nền kinh tế liên kết giữa các quốc gia, dòng dịch chuyển thực sự của hoạt động tài chính và công nghiệp đã và đang xoá nhòacác đường biên giới quốc gia trên bản đồ. Những đường biên giới này đã và đang biếnmất trên phạm vi rộng lớn, theo đó quyền lựccủa các nhà nước quốc gia đối với các vấn đề như tỷgiá hối đoái, mức thuế, chính sách công nghiệp, tỷlệ thất nghiệp và nhiều vấn đề khác cũng bị suy giảm.

Trang 21 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền