Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Những nội dung đặc sắc trong tư tưởng chính trị Hugo Chavez

(LLCT) - Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI tạo thành một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử thế giới hiện đại. Ở đó, diễn ra hàng loạt sự kiện bước ngoặt làm đảo lộn hình thái của bản đồ chính trị toàn cầu. Cũng trong thời gian đó, xuất hiện những lãnh tụ cách mạng kiệt xuất đem lại sinh lực mới cho cuộc đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp cho nhân dân. Họ vừa là những nhà tư tưởng, nhà chính trị, chiến lược gia quân sự...; đồng thời, là hiện thân của các tầng lớp nhân dân lao động. Trong số các nhân vật tiêu biểu ấy, Hugo Chavez (Vênêduêla, 1954 - 2013) mãi mãi ngời sáng như biểu tượng của một Mỹ La tinh rực lửa cách mạng chống đế quốc, kiên định độc lập dân tộc và nhiệt tình kiến tạo chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI.  

Tư tưởng chính trị của tổng thống Hugo Chavez Frias - nguồn gốc và giá trị

(LLCT) - Sáng 26-4-2013, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán nước Cộng hòa Bôlivariana Vênêduêla tổ chức Tọa đàm khoa học Tư tưởng chính trị của Tổng thống Hugo chavez Frias và đánh giá tương lai của cuộc cách mạng Bôlivariana. Tạp chí trân trọng giới thiệu Báo cáo khoa học do ngài JORGE RONDON UZCATEGUI, Đại sứ Vênêduêla tại Việt Nam trình bày tại buổi tọa đàm.

Sự trở lại Đông Nam Á của Liên bang Nga và tác động đối với Việt Nam

(LLCT) - Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực địa - chính trị, địa - quân sự, địa - kinh tế quan trọng bậc nhất của thế giới. Với sự gia tăng ảnh hưởng chính trị, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, vượt xa mức trung bình toàn cầu, với vai trò hàng đầu trong sự liên kết lực lượng mới đang nổi lên, khiến Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” vô cùng quan trọng trong chiến lược kiềm chế lẫn nhau của các nước lớn. Do vậy, sự trở lại Đông Nam Á của Liên bang Nga là một tất yếu chiến lược, có tác động đa chiều và trực tiếp tới cục diện khu vực.  

Tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam

(LLCT) - Thập niên đầu thế kỷ XXI, với việc dịch chuyển quyền lực thế giới từ Tây sang Đông, khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng có sự thay đổi sâu sắc, đặc biệt là sự nổi lên của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, các nước lớn đều quan tâm và mong muốn hiện diện ở Đông Nam Á, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm giành giật ảnh hưởng và kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế, hướng khu vực đi theo quỹ đạo riêng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường sự hiện diện quân sự. Các nước lớn đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động, tạo ra các lợi ích đan xen và cạnh tranh ở khu vực. Nhìn chung, các quốc gia ở Đông Nam Á đang phải ứng phó trước những biến động đầy phức tạp trong quan hệ với các nước lớn, với vô số thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội. 

Nhận diện sức mạnh mềm Trung Quốc và ứng xử của Việt Nam

(LLCT) - Yêu cầu trước tiên có tính phương pháp trong nghiên cứu sức mạnh mềm của các cường quốc là phải đặt sức mạnh mềm trong toàn bộ “sức mạnh tổng hợp quốc gia” (CNP/CNS). Bởi vì sức mạnh của một quốc gia không chỉ bao gồm sức mạnh cứng (yếu tố địa lý - dân cư, kinh tế, quân sự), mà còn cả các yếu tố được coi là sức mạnh mềm (thể chế chính trị, tư tưởng và chiến lược quốc gia (lãnh đạo nhà nước), ý chí của nhân dân trong thực hiện chiến lược, hệ giá trị xã hội, quan hệ quốc tế). 

Sự đổi mới, hoàn thiện phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Hơn 30 năm tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nhiều nhận thức mới và giải pháp mới nhằm hoàn thiện phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đáp ứng sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu

(LLCT) - Thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị đang ngày càng được nhất thể hóa dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Dưới tác động của hàng loạt nhân tố này, thế giới từng bước được nhất thể hóa. Các quốc gia dân tộc, các đảng cầm quyền và chính phủ của mỗi nước, tuy vẫn còn đầy đủ chức trách, quyền hạn, nhưng đều trở thành bộ phận của các hệ thống, có trách nhiệm tuân thủ các quy định chung.

Lòng tin chiến lược cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

(LLCT)- Bài phát biểu đề dẫn: “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đối thoại Shangri-la lần thứ 12 ngày 31-5-2013 được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao về độ sâu sắc của tư duy và tính thiết thực trong thực tiễn.

 

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở Lào

(LLCT)- Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện tốt công tác thi đua là tạo động lực to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng, Nhà nước Lào xác định “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hằng ngày”. Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong những năm đổi mới càng thấy rõ vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng. Trong mỗi bước phát triển, trên các lĩnh vực và thời kỳ đều có sự đóng góp quan trọng của công tác thi đua.

 

Quá trình điều chỉnh quan điểm lý luận của trào lưu dân chủ xã hội sau chiến tranh lạnh

(LLCT) - Trào lưu dân chủ xã hội là một trong ba trào lưu lý luận chính trị - xã hội đương đại chủ yếu, có quá trình lịch sử lâu đời với nhiều giai đoạn tồn tại và phát triển phức tạp; trong mỗi giai đoạn lại có những thay đổi nhất định về quan điểm lý luận và đường lối, chính sách thực tiễn. Sau những biến động của Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XX, trào lưu dân chủ xã hội cũng lâm vào khủng hoảng về lý luận và thực tiễn, nhiều đảng dân chủ xã hội đang cầm quyền ở một số nước lần lượt bị mất chính quyền và rơi vào vị trí đảng đối lập. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến các quốc gia; chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế ở hầu hết các nước tư bản phát triển..., đã ảnh hưởng lớn đến các đảng dân chủ xã hội. Trước bối cảnh đó, trào lưu dân chủ xã hội buộc phải điều chỉnh quan điểm lý luận, cũng như chiến lược, chính sách của mình để có thể giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử.

Từ lý luận cánh tả về công bằng xã hội, suy nghĩ về vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Từ quan điểm lý luận, thực tiễn hoạt động của một số trào lưu cánh tả trên thế giới, những thành tựu đạt được của một số quốc gia phát triển theo đường lối và sự lãnh đạo của đảng cánh tả; từ thực tế phát triển đất nước thời kỳ đổi mới gắn với xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta có thể vận dụng một số nội dung phù hợp về lý luận cũng như cách thức tiến hành, thậm chí là một số mô hình trong một số lĩnh vực của các trào lưu cánh tả để thực hiện công bằng xã hội trong sự tương thích với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bất cứ một sự vận dụng, kế thừa nào cũng đều phải quán triệt nguyên tắc không rập khuôn, máy móc hay vận dụng một cách khiên cưỡng mà phải có chọn lọc, có phê phán với phương châm khách quan, lịch sử - cụ thể và phát triển sáng tạo.

Những chặng đường phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII từ ngày 8 đến 14-11-2012, nêu chủ đề: “Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện và quan điểm phát triển khoa học, giải phóng tư tưởng, thực hiện chính sách cải cách mở cửa, tăng cường sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả”(1).

Trường phái Frankfurt và ảnh hưởng chính trị tại phương Tây

(LLCT) - Trường phái Frankfurt là một trào lưu tư tưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XX. Các đại biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán xã hội tư sản hiện đại (lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục sự “nô lệ”, “tha hóa” của con người phương Tây hiện đại. Tư tưởng của trường phái này có ảnh hưởng rất sâu rộng ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Nó trở thành cơ sở nền tảng cương lĩnh cho hầu hết phong trào cánh tả ở phương Tây.

 

 

 

Giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ thu nhập thấp ở một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LLCT) – Vấn đề nhà ở là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách an sinh xã hội và luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Đảng đề ra quan điểm phát triển là “Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp thu thông tin, sinh hoạt văn hóa”(1). Đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, mục tiêu chiến lược được xác định cụ thể là “Xóa nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân”(2). Tuy nhiên, giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp. Các quốc gia trên thế giới để giải quyết tốt vấn đề này cũng phải trải qua quá trình tìm tòi phương thức, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm.
 

Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu Ba và công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba

(LLCT) - Đường lối, chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng là thể hiện ý chí của nhân dân trong đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa Cu Ba thông qua việc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba nhằm đảm bảo tính kế tục và bền vững của CNXH, phát triển kinh tế và xã hội đất nước và nâng cao mức sống của nhân dân, kết hợp với việc hình thành các giá trị đạo đức và chính trị cần thiết cho các công dân.   

Trang 25 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền