Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Tỉnh đoàn Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thực hiện chính sách lao động, việc làm cho thanh niên

Tỉnh đoàn Khăm Muộn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thực hiện chính sách lao động, việc làm cho thanh niên

(LLCT) - Bài viết làm rõ vai trò của Tỉnh đoàn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm đối với thanh niên tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng thời, phân tích thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm cho thanh niên của Tỉnh đoàn Khăm Muộn trong giai đoạn 2016-2021, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Tỉnh đoàn Khăm Muộn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm cho thanh niên thời gian tới.

Nhận diện một số thách thức đối với môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á

Nhận diện một số thách thức đối với môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á

(LLCT) - Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các thách thức đối với môi trường an ninh Đông Nam Á, rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng ở nhiều cấp độ, có sự đan xen, phức tạp. Việc nhận diện những nguy cơ, thách thức đối với môi trường an ninh Đông Nam Á là cơ sở quan trọng để xác định những giải pháp, chính sách đối phó hiệu quả nhằm tạo dựng môi trường an ninh ổn định, bảo đảm không gian phát triển cho mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Các tỉnh ủy ở miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lãnh đạo công tác giảm nghèo

Các tỉnh ủy ở miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lãnh đạo công tác giảm nghèo

(LLCT) - Giảm nghèo là một chủ trương, chính sách xã hội lớn, lâu dài của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Trong thời gian qua, công tác giảm nghèo ở các tỉnh miền Bắc Lào đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trước tình hình mới, công tác giảm nghèo ở các tỉnh miền Bắc Lào vẫn còn hạn chế, cần tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng, chính quyền các cấp. 

Mười năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -  Thái Lan: thành tựu và triển vọng

Mười năm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan: thành tựu và triển vọng

(LLCT) - Qua 10 năm là Đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan trên các lĩnh vực đã có những bước tiến vững chắc, nhất là quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng -  an ninh. Tuy nhiên, chất lượng hợp tác cụ thể trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa xứng tầm và tiềm năng của hai nước. Bài viết khái quát những thành tựu, nhận diện những hạn chế, nguyên nhân và gợi mở các giải pháp phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

 

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (2009)

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (2009)

(LLCT) - Những năm gần đây, Hàn Quốc là nhà đầu tư số một ở Việt Nam. Đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp chế biến, chế tạo, đến xây dựng, dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao - công nghiệp điện tử… Các doanh nghiệp Hàn Quốc có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những công ty lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (năm 2009) và ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Cạnh tranh chiến lược nước lớn và đối sách của Việt Nam

Cạnh tranh chiến lược nước lớn và đối sách của Việt Nam

(LLCT) - Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc tiếp tục gia tăng với hình thái đa dạng, là vấn đề lớn nhất của thế giới trong thập niên tới. Bối cảnh đó đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn trong quá trình triển khai chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh cạnh tranh nước lớn hiện nay và dự báo xu hướng, hình thái quan hệ nước lớn trong thời gian tới, gợi mở đối sách của Việt Nam nhằm tranh thủ thuận lợi, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Bài viết phản ánh một phần kết quả nghiên cứu của đề tài mã số KX.04.34/21-25.

Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU và những đóng góp của Việt Nam

Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU và những đóng góp của Việt Nam

(LLCT) - Tháng 12-2020, ASEAN và EU đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, hướng trọng tâm vào phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19; tăng cường và củng cố hơn nữa dòng chảy thương mại, đầu tư hai chiều; thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh; tăng cường chủ nghĩa đa phương dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam coi trọng và có những đóng góp tích cực cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU như: xây dựng lòng tin, hiểu biết, trách nhiệm trong kiến tạo, gìn giữ môi trường hòa bình; đóng góp tích cực vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong hoạt động nhân đạo hay ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Bảo đảm an ninh xã hội ở Anh và một số gợi mở đối với Việt Nam

Bảo đảm an ninh xã hội ở Anh và một số gợi mở đối với Việt Nam

(LLCT) - An ninh xã hội là trạng thái an toàn và bình yên của một cộng đồng xã hội, trong đó an ninh, trật tự, an toàn là thước đo quan trọng hàng đầu, phản ánh chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân. Hiện nay, cuộc sống bình thường của người dân ở nhiều nơi vẫn đang bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ hiện hữu, như xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, thiên tai, thảm họa môi trường, dịch bệnh... Bài viết khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống an ninh xã hội ở Anh, từ đó đưa ra một số gợi mở về chính sách an ninh xã hội cho Việt Nam.

Kinh nghiệm của Ấn Độ về truyền thông trong ngoại giao văn hóa

Kinh nghiệm của Ấn Độ về truyền thông trong ngoại giao văn hóa

(LLCT) - Thành tựu phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội trong những năm qua của Ấn Độ phản ánh đường lối phát triển đúng hướng của Nhà nước và sự chung sức của nhân dân Ấn Độ. Truyền thông trong ngoại giao văn hóa góp phần quan trọng vào thành tựu của đất nước Ấn Độ. Bài viết nghiên cứu và khái quát những kinh nghiệm của Ấn Độ về truyền thông trong ngoại giao văn hóa.  

 

Tác động từ chính sách của Mỹ đối với an ninh Đông Nam Á

Tác động từ chính sách của Mỹ đối với an ninh Đông Nam Á

(LLCT) - Đông Nam Á là khu vực có địa kinh tế - chính trị đặc biệt, kết nối các châu lục và các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường trong cạnh tranh nước lớn - yếu tố cơ bản trong môi trường an ninh khu vực, trong đó có vai trò của Mỹ đối với an ninh của các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết phân tích ảnh hưởng từ chính sách, chiến lược của Mỹ đến an ninh khu vực Đông Nam Á và đề xuất một số kiến nghị nhằm duy trì sự ổn định, thịnh vượng của các quốc gia trong khu vực.

Điều chỉnh chiến lược quốc phòng - an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Điều chỉnh chiến lược quốc phòng - an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

(LLCT) - Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện đang trở thành tâm điểm cạnh tranh giữa các nước lớn, trong đó phải kể đến Trung Quốc với sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng - an ninh, với tham vọng trở thành cường quốc có tầm ảnh hưởng khu vực và thế giới. Chiến lược quốc phòng - an ninh của Trung Quốc định vị lại vai trò của Trung Quốc trong việc xây dựng “một trật tự dựa trên luật lệ” tại khu vực; phát triển lực lượng hải quân hùng mạnh đủ sức cạnh tranh tại khu vực; gia tăng các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ; thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề Đài Loan; thúc đẩy các cơ chế hợp tác an ninh song phương và đa phương và tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Kinh nghiệm của các nước về nguyên tắc và yêu cầu khi xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội

Kinh nghiệm của các nước về nguyên tắc và yêu cầu khi xử lý khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội

(LLCT) - Khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội gây nên những hệ lụy sâu rộng, vì vậy việc xử lý phải rất thận trọng. Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nước về các nguyên tắc và yêu cầu cụ thể để giải quyết khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội một cách hiệu quả và khả thi.

Phát triển nhân lực ở các nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Phát triển nhân lực ở các nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(LLCT) - Thực tế phát triển ở các nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7 cho thấy sự chủ động và tích cực tiến tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh nghiệm từ giai đoạn sau của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (ba thập niên cuối thế kỷ XX) đã gợi ý rằng, muốn chủ động đón các “làn sóng” cách mạng công nghiệp, thì chính sách về phát triển nhân lực phải được quan tâm hàng đầu và cần có tư duy chiến lược về vấn đề này. Bài viết khái quát một số động thái chủ yếu trong thập niên gần đây (2010-2020) để phát triển nhân lực, xây dựng giai cấp công nhân ở những nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.    

Chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại Thái Lan

Chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại Thái Lan

(LLCT) - Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong chăm sóc người cao tuổi. Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về tốc độ già hóa dân số, là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại nhà và dựa trên cộng đồng là nền tảng, dịch vụ chăm sóc tại cơ sở là bổ sung. Do vậy, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan trong xây dựng chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi. 

Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay

Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay

(LLCT) - Phát triển năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu hiện nay. Quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo đã và đang có những tác động sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ địa chính trị giữa các nước. Trên cơ sở đánh giá các tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo và những vấn đề đặt ra của quá trình này, bài viết đưa ra những lưu ý cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 và bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

Trang 5 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền