Trang chủ    Quốc tế    Vương quốc Anhliệu có rời khỏi EU sau ngày 23-6?
Thứ ba, 17 Tháng 5 2016 15:30
2042 Lượt xem

Vương quốc Anhliệu có rời khỏi EU sau ngày 23-6?

(LLCT) - Ngày 20-2-2016, trong cuộc họp nội các, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý lấy ý kiến cử tri Anh về việc Vương quốc Anh có tiếp tục là thành viên EUhay rời khỏi Liên minh này, sẽ diễn ra vào ngày 23-6. Theo đó,trong thời gian còn lại, đại diện các khuynh hướng khác nhau trong xã hội được quyền vận động các cử tri ủng hộ việc nước Anh ở lại EU vô điều kiện, ở lại EU đã cải cách, và rời khỏi EU. Vì thế câu hỏi liệu nước Anh có rời khỏi EU được giới nghiên cứu và dư luận quốc tế quan tâm.

1. Những toan tính thiệt hơn

Vương quốc Anh nằm ở phía Tây châu Âu, với diện tích 244.820 km2, hơn 60 triệu dân, gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - tiền thân của EU ngày 1-1-1973. Anh là nền kinh tế lớn thứ 2 của EU (sau Đức), không tham gia Hiệp ước Schengen và cũng không thuộc khu vực Eurozone. Vấn đề nước Anh rời khỏi EU đã được đặt ra từ năm 2010, trong cương lĩnh tranh cử của Đảng Bảo thủ của ông Cameron. Anh cho rằng sự yếu kém về kinh tế,quản lý không vững chắc, các chính sách ngặt nghèo;vấn đề di cư, nhập cư, căn bệnh nợ công kéo dài; sự sụt giảm đáng kể vị thế và tiếng nói của người Anh trong khối này… khiến việc trưng cầu ý dân để quyết định xem Anh ở lại hay rời khỏi EU ngày càng trở nên cấp bách hơn.  

Tuy nhiên, về tổng thể được mất khi ở lại hay ra đi khỏi EU, nước Anh vẫn phải toan tính trên các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như thương mại, đầu tư, việc làm và vị thế tài chính, an ninh, quân sự - quốc phòng:

Về kinh tế thương mại, một trong những lợi ích lớn nhất khi còn là thành viên của EU đó là tự do giao thương giữa các quốc gia nội khối. Thương mại tự do đãgiúp các công ty Anh xuất khẩu hàng hóa dễ dàng hơn, với chi phí thấphơn tới các nước thành viên EU. Nếu rời khỏi EU, nước Anh sẽ phải đối mặt với rủi ro suy giảm sức mạnh liên kết quốc tế. Bù lại, Anh sẽ tự do hơn trong việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước ngoài khối, nhất là các nước mới nổi.

Một dự báo cho rằng, nếu Anh ra khỏi EUthì từ nay đến năm 2030, nền kinh tế nước này sẽ mất đi cơ hội có thêm 58 tỷbảng, và mỗi năm còn mất 790nghìn việc làm và11 tỷbảng từ quan hệ thương mại với EUdo không còn được hưởng quy chế nội khối.

Phía ủng hộ việc rời khỏi EU lại cho rằng, ra khỏi EU,tuy trước mắt, nước Anhsẽ bị ảnh hưởng, nhưng không đến mức thảm họa,và thậm chí sau đó còn có lợi, khi giao dịch với các nền kinh tế mới nổi thuận lợihơn.Bên cạnh đó, Anhcó thể tiết kiệm hàng tỷ USD phí thành viên, không phải đóng góp 55 triệu bảng mỗi ngày cho EU;giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến biên giới, ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp; và giải phóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh khỏi các quy địnhbất lợicủa EU.

Một số chuyên gia cho rằng, nước Anh có thể đi theo con đường của Na Uy, theo đó vừa tiếp cận được với thị trường chung trong khối, vừa không bị lệ thuộc vàocác quy định của EU trong các lĩnh vực như:nông nghiệp, tư pháp,nội vụ.Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện, bởi nếu rời EU, nước Anh vẫn sẽ chịu tác động của hàng loạt các vấn đề chính trị và kinh tế chung của châu Âu, trong khi không còn giữ được vị thế của mình trên bàn đàm phán để quyết định những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớntrong khu vực và quốc tế.

Về đầu tư, phần lớn quan điểm của chính giới Anh cho rằng, đầu tư có thể sẽ chậm lại từ nay cho tới khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra,do các nhà đầu tư lo ngạivề kết quả bỏ phiếu và hệ quả khó lường của nó. Vềtrung và dài hạn, nhiều người cho rằng vị thế của nước Anh trong vai trò là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới sẽ bị suy giảm khi Anh không còn là cửa ngõđể các ngân hàng lớn, các công ty tài chính danh tiếng tăng cường hoạt động tại châu Âu.

Tuy nhiên, ngân hàng Barclays lại nhận địnhviệc rời EU sẽ có thể có tác động tích cực tới nước Anh. Khi đó, Londonsẽ được xem là một nơi trú ẩn an toàn để tránh xa những rủi ro về tài chính tại EU, sẽ là nơi thu hút giới đầu tư và đẩy giá trị đồng bảng Anh tăng cao hơn hiện nay.

Về vấn đề việc làm, việc tự do dịch chuyển trong EUđã mở nhiềucơ hội việc làm cho người lao động Anh và các công ty Anh cũng dễ dàng tuyển dụng lao động từ các nước thành viên khác. Rời EU đồng nghĩa với việc nước Anh phải tự giải quyếtvấn đề việc làm trong phạm vi biên giới nướcmình.Theo giáo sư Adrian Favell(Trung tâm nghiên cứu châu Âu), việc rời EUsẽ hạn chế cơ hội những cá nhân có năng lực tốt ở EUtới Anh làm việc.Có ý kiến còn cảnh báo rằng, hàng triệu việc làm tại nước Anh sẽ mất đi nếu nước Anh không còn là điểm đến của các nhà sản xuất quốc tế. Những công ty đa quốc gia sẽ chuyển tới các thị trường khác trongEU, với chi phí sản xuất và lao động thấp hơn.

Điều quan trọng hơn là vị thế của Vương quốc Anh trên trường quốc tế, nhất là về quân sự - quốc phòng.Nước Anh có thể sẽ bị thiệthạido Mỹ không còn coi Anh là một đồng minh quan trọng như hiện nay nếu Anh rời khỏi EU.Tuy nhiên, Anh cũng có thể gia tăng cơ hội tái khẳng định chủ quyền vùng biển của mình, tự đề ra giới hạn số giờ làm việc trong tuần, không cần tham gia vào các chương trình năng lượng của EU và tự tạo ra một thị trường tự do hơn. Khi đó, Anhsẽ trở thành một trung tâm hấp dẫn đối với nền tài chính của hàng loạt các thị trường mới nổi.Ngược lại, Anh có thể sẽ tự cô lập mình, trở thành một “kẻ ngoại đạo” ở châu Âu, tham gia hạn chế vào thị trường chung, tầm ảnh hưởng cũng sẽ bị suy giảm.

2. Sự dung hòa lợi ích

Ngày 19-2-2016, các nhà lãnh đạo EU đã  nhất trí với thỏathuận mới, mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh tiếp tục là thành viên của khối này.

Theo thỏa thuận giữa Anh và EU, nước Anh sẽ được trao một cơ chế đặc biệt, bao gồm: điều khoản sửa đổi các hiệp ước của EU, theo đó nước Anh không phải tham gia sâu hơn vào liên minh, được quyền thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ thành phố London, quyền kiến nghị nhằm trì hoãn thực thi những đạo luật của Eurozone và dừng việc chi trả phúc lợi cho những lao động nhập cư đang làm việctrong thời hạn7 năm…

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng AnhDavid Cameron khẳng định: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn trong một EU được cải cách”,và “đó là lý do tôi sẽ vận động bằng tất cả trái tim và tâm huyết của mìnhđể thuyết phục người Anh ở lại trong EUkhi nó được cải cách, theo thoả thuận chúng ta đạt được hôm nay”. 

Trong quá trình đàm phán, ông Cameron đề nghị EU cải cách trên4 lĩnh vực chủ chốt: sự cạnh tranh kinh tế, quyền chủ quyền của các nước thành viên, chính sách an sinh xã hội,và dòng lao động dịch chuyển tự do. Anh còntuyên bố “không cam kết tiếp tục gắn kết sâu sắc hơn về chính trị vào EU”, yêu cầu trao quyền lớn hơn cho nghị viện các nước, trong việc ngăn chặn các quy định của EU. Londonủng hộ một hệ thống “thẻ đỏ”, cho phép các quốc gia thành viên bãi bỏ, cũng như phủ quyết những chỉ thị của EU mà các nước đó không muốnthực hiện.

Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng, nước Anh hưởng nhiều lợi nhất khi ở trong EU, và sự chia rẽ EU sẽ làm suy yếu EU.

ÔngCameron đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướngĐứcAngela Merkel,khi bà cho rằng điều cần thiết trong EU là tập trung vào tính cạnh tranh, sự minh bạch và chống quan liêu. Nước Đức với tư cách thành viên lớn nhất của EU, đang đi đầu trong nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn của khối này, bàMerkelcho biết sự thoả hiệp có được là vì “chúng tôi muốn Anh ở lại”. Bà Merkel nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia thành viên cần bảo vệ hệ thống xã hội của mình chống lại sự lạm dụng yêu cầu cắt giảm hỗ trợ xã hội.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ôngDonald Tusk chorằng,“Anh cần EU và EU cũng cần Anh”. EU sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích riêng vì lợi ích chung, để chứng tỏ sự đoàn kết. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đánh giá thỏa thuận này công bằng cho cả Anh và các nước thành viên EU khác. Ông cho rằng,thỏa thuận này không làm sâu thêm các rạn nứt trong liên minh mà là xây dựng các cầu nối.Thủ tướng Ba Lan Beata Szydło cho rằng:“thỏa thuận vừa đạt được là tin tức tốt lành cho châu Âu”. Thủ tướng ÝMatteo Renzi cũngbày tỏ hài lòng vì hội nghị đã kết thúc với một thỏa thuận. Còn Thủ tướng Ireland Enda Kenny cho biết ông ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng Anh nên ở lại EU, nhưng chorằng:“đây mới chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình”và chặng đường vận động trước mắt ở Anh sẽ đầy thách thức.

3. Cử tri Anh - người phán quyết cuối cùng

Ngày 20-2, Thủ tướng Anh Cameronđã họp nội các,nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của tất cả các bộ trưởng.Phát biểu trong cuộc họp,ông nêu rõ nước Anh đang đứng trước một quyết định to lớn, trọng đại. Anh sẽ càng an toàn, tốt đẹp và mạnh mẽ hơn nếu là một thành viên trong liên minh 28 nước EU. Trong khi đó, có 6 bộ trưởng trong nội các Anh, trong đó có nhân vật thân cận của ông Cameron là Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, cũng đã tuyên bố sẽ khởi động chiến dịch vận động để Anh rời khỏi EU. Những người phản đối Anh ở lại EU cho rằng nước này sẽ phát triển thịnh vượng hơn nếu rời khỏi EU - liên minh mà họ cho là đang bị một nước Đức phát triển mờ nhạt chi phối và cản trở.Còn Bộ trưởng Tài Chính George Osborne và Bộ trưởng Nội vụ Theresa May lại khẳng định sẽ ủng hộ ông Cameron vì lý do an ninh, chống tội phạm và khủng bố.

Ngay sau khi thỏa thuận Anh - EU được ký kết, những người ủng hộ cho rằng đây là thỏa thuận lịch sử, mang lại lợi ích cho cả Anh và EU. Tuy nhiên, những người hoài nghi lại cho rằng, Thủ tướng Anh đã đưa ra những yêu cầu quá đơn giản, và việc EUnhượng bộ, không có ý nghĩa gì nhiều cho nước Anh và thị trường tài chính Luânđôn.Thủ lĩnh Công Đảng ông Jeremy Corbyn cho rằng,những thay đổi mà ôngCameron đã đàm phán được hầu như chẳng liên quan gì tới những vấn đề mà phần lớn người dân Anh đang gặp phải như: thúc đẩy việc làm, bảo vệ ngành sản xuất thép,chấm dứt tình trạng lương thấp.Còn ông Nigel Farage của Đảng Độc lập tuyên bố thỏa thuận với EU là không thỏa đáng.

Giới quan sát lo ngại, điều này có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng mới với quy mô lớn hơn trong lúc toàn bộ châu Âu đang bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nhập cư chưa từng có.Còn Chủ tịch Hội đồng EUDonald Tusk tuyên bố:“Tôi tin là nước Anh cần EUvà EUcũng cần nước Anh. Phá vỡ mối liên kết này sẽ là đi ngược lại hoàn toàn với lợi ích của các bên. Chúng tôi đã làm tất cả để điều đó không xảy ra, nhưng quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay của người dân Anh”.

Mặc dù chưa có sự ngã ngũ, nhưng tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đã cảnh báo, xếp hạng tín nhiệm của Anh sẽ bị hạ 2 bậc, không còn mức cao nhất AAA như hiện nay nếu nước này rời khỏi EU. Tín nhiệm giảm, đồng nghĩa với sự hấp dẫn đầu tư cũng đi xuống, đó là sự bất lợi cho nền tài chính Anh.

Được biết, nội dung câu hỏi trưng cầu ý dân vào ngày 23-6 tới được dự kiến là: Nước Anh “sẽ an toàn hơn, mạnh hơn và thịnh vượng hơn trong một EUcải cách hay đứng ngoài một mình”. Kết quả cuộc thăm dò ý kiếnmới nhất, được đăng tải trên tờ Mail on Sunday số ra ngày 21-2cho thấy, số người dân Anh ủng hộ nước này ở lại Liên minh cao hơn nhiều so với số người mong muốn Anh rời khỏi EU. Theo đó, có 48% số người được hỏi cho rằng nước Anh nên ở lại EU, trong khi 33% số người có ý kiến ngược lại. Hiện vẫn còn tới 19% số người được hỏi chưa có sự lựa chọn cuối cùng. Con số thăm dò này cho thấy số người Anh ủng hộ nước này ở lại EU tăng mạnh hơn so với các cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành trước đó.Tuy nhiên, giới quan sát cũng cho rằng nội các Anh hiện đang chia rẽ sâu sắc về con đường tương lai của đất nước. Cả Thủ tướng Cameron cũng như những bộ trưởng phản đối Anh ở lại EU đều tuyên bố mở cuộc vậnđộng mạnh mẽ cho kế hoạch của mìnhtrong thời gian từ nay đến ngày 23/6 tới.

Như vậy, trước ngưỡng cửa cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh có ở lại EU hay không, các nhà lãnh đạo hai bên đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, trên cơ sở nhượng bộ và tuân thủ lợi ích của nhau. Tuy nhiên, ngày 23-6 tới, người dân Anh mới là người đưa ra quyết định cuối cùng. Vì thế, câu trả lời Vương quốc Anh có rời khỏi EU hay không vẫn còn đang ở phía trước.

Nguyễn Nhâm

Viện Chiến lược Bộ Quốc phòng

ThS Vũ Văn Phong

Học viện Chính trị khu vực II

 

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền