Trang chủ    Quốc tế     Tổ chức bộ máy Đảng và chính quyền cấp huyện ở Lào hiện nay
Thứ sáu, 22 Tháng 12 2017 12:17
2275 Lượt xem

Tổ chức bộ máy Đảng và chính quyền cấp huyện ở Lào hiện nay

(LLCT) - Tổ chức bộ máy ở Lào hiện nay tổ chức theo bốn cấp hành chính: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản.

1. Về cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu            

Lào là một nước có diện tích không lớn, dân số chỉ xấp xỉ 6,5 triệu người mật độ dân cư khá thưa. Đó là lý do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quyết định tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nhất thể hóa, bí thư; đồng thời là người đứng đầu chính quyền. Chẳng hạn: Tổng Bí thư – Chủ tịch nước, bí thư tỉnh kiêm tỉnh trưởng, bí thư huyện kiêm huyện trưởng nhằm đảm bảo bộ máy tinh gọn, không cồng kềnh, tốn kém. Một số chức danh và cơ quan đảng hợp nhất với chức danh nhà nước, trong đó có ban kiểm tra đảng – nhà nước thực hiện công tác kiểm tra cả về mặt đảng và chính quyền.

Theo Luật Hành chính địa phương (2016), tổ chức bộ máy cấp huyện ở Lào hiện nay là nhất thể hóa giữa người đứng đầu đảng và chính quyền, bí thư huyện ủy kiêm huyện trưởng, một số phó bí thư cũng kiêm phó huyện trưởng và các chức danh cơ quan khác ở huyện cũng tương tự như vậy.

Theo Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị (năm 2012) về số lượng ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện có từ 23 đồng chí trở lên, ban thường vụ huyện ủy không quá 1/3 của ủy viên ban chấp hành đảng bộ. Hiện nay, đa số cấp huyện có 7 Ủy viên ban thường vụ; 23 ủy viên ban chấp hành đảng bộ.

2. Về chức năng, nhiệm vụ của ban thường vụ, bí thư và phó bí thư huyện

- Ban Thường vụ là cơ quan thường trực và đại diện Ban Chấp hành về việc chỉđạo, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.

- Xem xét, quyết định và hương dẫn việc triển khai Nghị quyết Đại hội cấp huyện và Nghị quyết Đại hội của cấp trên.

- Quy định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Ban Chấp hành của Đảng bộ.

- Quy định về việc tổ chức, xây dựng Đảng- cán bộ

- Xem xét biểu quyết Nghị quyết Đại hội và kết quả bầu cử của cấp dưới, xem xét và quyết định đưa người đủ tiêu chuẩn vào Đảng.

- Chuẩn bị và triệu tập cuộc họp Ban Thường vụ định kỳ và nhiệm kỳ.

- Xem xét và quyết định kỷ luật tổ chức và đảng viên vi phạm Điều lệ, chức năng và nhiệm vụ.

- Chỉ đạo việc củng cố tổ chức Đảng, đảng viên, cán bộ về chính trị, tư tưởng.

3. Về chức năng, nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện

-  Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với tổ chức Đảng cấp trên trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.

-  Chỉ đạo hoạt động của cấp ủy giữa hai nhiệm kỳ đại hội trong việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy, tăng cường sự đoàn kết thống nhất về quy chế làm việc giữa cấp ủy với chính quyền địa phương, Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào và các tổ chức chính trị - xã hội.

-  Tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng và lãnh đạo các tổ chức ở  địa phương hoàn thành nhiệm vụ.

-  Chú trọng công tác xây dựng Đảng, quản lý, bảo vệ Đảng và các tổ chức cùng cấp để góp phần củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh.

-  Xem xét, quyết định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên.

- Lãnh đạo chính quyền Nhà nước, Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào và các đoàn thể và tổ chức xã hội hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ.

-  Theo dõi, kiểm tra, giám sát chính quyền địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.

4. Về vai trò chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của huyện trưởng

+ Vai trò,chức năng:

Huyện trưởng là người đứng đầu chính quyền huyện, đại diện và chịu trách nhiệm đối với chính quyền cấp tỉnh, chỉ đạo chính quyền huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạntheoĐiều 30 và 31 của Luật Hành chính địa phương (2016).

+ Nhiệm vụ và quyền hạn:

Theo Hiến pháp năm 2015 Khoản IX, Điều 88 và Luật Hành chính địa phương năm 2016,  KhoảnV, Điều 40, huyện trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

-  Triệu tập và làm chủ tọa cuộc họp

-  Chỉ đạo mọi công việc của cấp huyện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện và hoạt động của văn phòng, các phòng và cơ quan ngang phòng.

-  Bổ nhiệm và bãi chức trưởng bản, phó trưởng bản và thừa nhận quy địnhcủa bản.

-  Đề nghị tỉnh trưởng về cơ cấu bộ máy và biên giới huyện, thành lập, tán thành, nhập, tách và thay tên bản.

-  Đề nghị bổ nhiệm, luân chuyển và cách chức phó huyện trưởng.

-  Bổ nhiệm, luân chuyển và cách chức chánh văn phòng, trưởng phòng và thủ trưởng  cơ quan của huyện.

-  Ra quyết định, chỉ thị và các văn bản khác; hủybỏcác văn bản của các phòng mà các văn bản đó sai pháp luật.

-  Đề nghị cấp trên hoãn các văn bản của bản, ngành sai luật.

- Thu, chi ngân sách của huyện.

- Tham dự cuộc họp của chính quyền tỉnh theo giấy mời.

- Chịu trách nhiệm trước tỉnh trưởng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình với tỉnh trưởng.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó huyện trưởng

Phó huyện trưởng giúp huyện trưởng trong việc chỉ đạo công việc của chính quyền cấp huyện và phụ trách những công việc dohuyện trưởng giao.

Trong khi huyện trưởng không thể trực được do lý do nào đó thì phó huyện trưởng đã được giao phó phụ trách.

Về bộ máy giúp việc

- Bộ máy giúp việc của ban chấp hành, ban thường vụ và bí thư cấp huyện, gồm: văn phòng, Ban kiểm tra đảng – nhà nước huyện, ban tuyên giáo và ban tổ chức

- Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện gồm các phòng, ban trực thuộc: văn phòng ,phòng tài chính,  phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông  nghiệp và Kiểm lâm, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Thể thao, Phòng thông tin,Văn hóa và Du lịch, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Phòng  Kế hoạch và đầu tư, Phòng Công nghiệp và Thương mại, Phòng Giao thông và Vận tải, Phòng Năng lượng và Mỏ, Phòng  Công nghệ. Các tổ chức chính trị như: Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào, Liên Hiệp phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Cựu chiến binh

Ở cấp huyện của Lào hiện nay chưa có Hội đồng Nhân dân,chỉ có đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh là đại diện cho huyện đặt tại huyện,có từ 2 đến 3 người.

Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự v.v... không phải là cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan theo ngành dọc của chính quyền trung ương đặt tại huyện.

6. Nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng

Văn phòng là một cơ quan chính quyền huyện làm tham mưu giúp huyện trưởng về quản lý,thúc đẩy, kiểm tra công việc của toàn huyện, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, tổng hợp và quản lý các văn bản, tài liệu, là trung tâm quan hệ với các bộ phận của huyện, điều hành phụcvụ công việc cho lãnh đạo huyện và quản lý trong nội bộ của mình.

7. Chức năng của các phòng, ban của huyện

 Phòng là một cơ cấu tổ chức chính quyền của huyện, làm tham mưu cho văn phòng, Sở của cấp tỉnh, cơ quan ngang sở về chuyên môn, nghiệp vụ và  quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.

Cơ cấu, bộ máy tổ chức và hoạt động của các phòng được quy định riêng.

Khi nói đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương cấp huyện thì không thể không nhắc đến Ban Kiểm tra Đảng – Nhà nước cấp huyện, hiện nay đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh.

 Cùng với sự lớn mạnh của Đảng, công tác kiểm tra Đảng, chính quyền nói chung của Ban Kiểm tra cấp huyện nói riêng cũng ngày càng được quan tâm cả về bộ máy tổ chức và cán bộ.

 Từ năm 2010 đến nay, bộ máy tổ chức của Ban Kiểm tra ở cấp huyện được củng cố theo quy định trong điều lệ Đảng khóa VIII và khóa IX. Tên gọitrước đâytừ khóa III, năm 1982 là Ủy ban Kiểm tra, từkhóa IX (năm 2011) đến nay là Ban Kiểm tra.

Ban Kiểm tra Đảng – Nhà nước cấp huyện có một chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm (Các khóa trước có 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, có một số ủy viên và trong đó, ủy viên kiêm nhiệm là phần lớn. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra là ủy viên Ban Chấp hànhĐảng bộ.  Từkhóa X (2011-2016) là một chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm, chủ nhiệm là phó bí thư.

Do được tăng cường về nhân sự nên Ban Kiểm tra huyện đã được nâng lên về chất lượng, làm cho hoạt động kiểm tra thuận lợihơn so với khóa trước.

Tăng cường số lượng ủy viên Ban Kiểm tra tương tự ở cấp tỉnh, chủ nhiệm Ban Kiểm tra của cấp ủy là phó bí thư chiếm 15%, thường vụ là 80% và cấp ủy viên là 5%. Số lượng Ban Kiểm tra của cấp huyện là 3 - 5 đồng chí (trước đây 3).

- Về chế độ làm việc, Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hànhĐảng ủy cùng cấp và Ban Kiểm tra cấp trên trực tiếp.

- Về chức năng, Ban Kiểm tra các cấp có trách nhiệm làm tham mưu cho cấp ủy về công tác kiểm tra; lập kế hoạch, phương thức, biện pháp hoạt động kiểm tra của cấp ủy và của cơ quan kiểm tra; chỉ đạo hoạt động kiểm tra, củng cố bộ máy tổ chức, đạo tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm tra thuộc phạm vi của cấp mình.

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước huyện: kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong Đảng; đánh giá, kết luận các vụ việc vi phạm kỷ luật của Đảng, đề xuất cấp ủy xử lý kỷ luật và giáo dục đảng viên thực hiện nghiêm điều lệ Đảng; kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và tài chính của cấp ủy cùng cấp; giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về thi hành kỷ luật của Đảng; có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

Ban Kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra về quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới đã vi phạm điều lệ đảng và có quyền xóa bỏ quyết định kỷ luật của cấp dưới nếu thấy không đúng điều lệ đảng; Ban Kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra, củng cố hoạt động của Ban Kiểm tra cấp dưới.

Điểm mới được xác định trong nhiệm vụ của Ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước so với các nhiệm kỳ trước là kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong đảng.

Tổ chức bộ máy của Ban Kiểm tra cấp huyện ở Lào hiện nay là có 3-7đồng chí. Ban Kiểm tra huyện gồm có 1 Phòng, 3 Tổ như: Tổ kiểm tra Đảng, Tổ kiểm tra Nhà nước, Tổ chống tham nhũng và nhận đơn thư khiếu nại tố cáo.

_________________

Tài liệu tham khảo

1.  Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Điều lệ, Viêng Chăn, 2011.

2.  Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Điều lệ, Viêng Chăn, 2016.

3.   Quốc hội: Hiến pháp 2015,Viêng Chăn.

4.  Bộ Nội Vụ:Luật Hành chính địa phương, Viêng Chăn, 2015.

 

BouaKham Hienglaye

Học viên Cao học K-23

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền