Trang chủ    Quốc tế    Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Sê Koong, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 10:22
2420 Lượt xem

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Sê Koong, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào

(LLCT) - Tuy là tỉnh miền núi, có nhiều khó khăn về giao thông vận tải, nhưng với đường 14D, đường 16 đã hình thành và đang được nâng cấp và với cửa khẩu quốc gia Nam Giang - Đăk Taoc, cùng các cặp cửa khẩu chính thức khác, Sê Koong có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền các tỉnh đông bắc Thái Lan, các tỉnh nam Lào với các tỉnh miền trung Việt Nam ra cảng Đà Nẵng. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đó của tỉnh rất thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh theo các loại hình phù hợp, nhất là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Sê Koong là một tỉnh ở miền nam Lào, tiếp giáp với ba tỉnh của Việt Nam là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum. Tỉnh có diện tích 7.665 km2 và dân số 95.530 người, sinh sống ở 4 huyện (La Mam, Đăk Chưng, Tha Teng, Ka Lưm), 28 cụm bản và 253 bản. Huyện La Mam vừa là nơi tập trung đông dân cư, vừa là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm phối hợp công tác giữa trung ương và địa phương. Tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, nhất là rừng, đất rừng và thủy năng của các con sông, có khả năng khai thác để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy là tỉnh miền núi, có nhiều khó khăn về giao thông vận tải, nhưng với đường 14D, đường 16 đã hình thành và đang được nâng cấp và với cửa khẩu quốc gia Nam Giang - Đăk Taoc, cùng các cặp cửa khẩu chính thức khác, Sê Koong có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền các tỉnh đông bắc Thái Lan, các tỉnh nam Lào với các tỉnh miền trung Việt Nam ra cảng Đà Nẵng. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đó của tỉnh rất thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh theo các loại hình phù hợp, nhất là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Trong quá trình phát triển kinh tế các DNNVV luôn được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm, nhất trong thời kỳ đổi mới, từ 1986 đến nay.

Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội IV khẳng định: Cùng với việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, cần sử dụng khả năng tích cực kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân, mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi và bình đẳng trước pháp luật. Đường lối đổi mới được các Đại hội V, VI, VII, VIII của Đảng bổ sung, hoàn thiện. Các văn kiện của Đảng tại các Đại hội này đều nêu rõ chủ trương xuyên suốt là thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là các bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế của đất nước. Theo đó các doanh nghiệp thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào kinh doanh đúng pháp luật, theo định hướng chung của Nhà nước đều được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển.

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ DNNVV bắt đầu du nhập vào nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ban đầu có ý kiến cho rằng, đây là loại hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nhưng kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng định rõ, sự tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Nhận thức đó đã tác động lớn đến quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với DNNVV. Các doanh nghiệp này không còn bị coi là “phụ trợ” như trước, mà giờ đây đã trở thành các tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế, là nhà thầu phụ quan trọng cho các doanh nghiệp lớn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Nghị quyết Đại hội VII Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhấn mạnh: “Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô nhỏ và vừa, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hội vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiểu quả". Nghị quyết Đại hội VIII tiếp tục khẳng định: “Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng một số tập đoàn lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá".

Trong những năm đổi mới, hàng loạt các chính sách mới được thông qua, các luật được xây dựng, ban hành để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới phát triển kinh tế, xã hội và đã tác động mạnh đến quá trình phát triển DNNVV ở tỉnh Sê Koong, làm thay đổi cơ bản về mặt chất lượng và số lượng của quá trình phát triển này.

Quy mô hệ thống doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng không ngừng lớn lên, phạm vi hoạt động không chỉ bó hẹp trong tỉnh, thị trường trong nước mà còn mở rộng vươn ra thị trường quốc tế. Những thay đổi của chính sách trong thời kỳ đổi mới rõ ràng là đã tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển các DNNVV, không ngừng gia tăng sự đóng góp của các loại hình doanh nghiệp này đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sê Koong và chung của cả nước. Song, đây là những chủ trương chính sách chung của Đảng của Nhà nước cho tất cả các doanh nghiệp, chưa có những chính sách riêng đối với DNNVV. Bên cạnh đó, trong hệ thống chính sách vẫn còn nhiều sơ hở, chồng chéo, thậm chí thiếu nhất quán. Hệ thống chính sách đều quy định sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trước pháp luật, nhưng trong thực tế điều hành thì vẫn còn có sự đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm DNNVV, nhất là trong tình hình hiện nay.

Đối với địa phương, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sê Koong đã có nhiều cố gắng cụ thể hoá chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào, nhờ đó đã tạo ra thuận lợi nhất định cho DNNVV phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường đầu tư, các chính sách đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu về tình hình thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh; thời gian cung cấp thông tin, giải đáp không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản để nghị của chủ đầu tư.

Công tác hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại và dịch vụ được thực hiện theo quy định Trung ương và địa phương về phát triển DNNVV. Hằng năm tỉnh tổ chức hội chợ thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham dự các hội chợ tham quan học tập kinh nghiệm các tỉnh khác trong nước, cũng như của các doanh nghiệp nước ngoài, quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường mới. Những cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh và đồng thời mở rộng xúc tiến đầu tư ở trong các tỉnh khác trong nước và ngoài nước.

Từ năm 2001, các DNNVV ở tỉnh Sê Koong đã có bước phát triển mới, đặc biệt trong thời gian từ năm 2005 đến nay:    

                          Bảng: Số lượng DNNVVtrên địa bàn tỉnh Sê Koong giai đoạn 2005-2010

                     Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng sốDNNVV

423

462

450

494

528

547

DNNVV trong thương mại và dịch vụ

398

420

400

430

470

511

                                                                                                           Nguồn: Sở Công thương tỉnh Sê Koong

Những số liệu trên cho thấy, trong khối DNNVV thì doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và đã phát triển không ngừng về số lượng. Ngoại trừ năm 2007 đã diễn ra sự sụt giảm, còn lại đều tăng: năm 2006 so với năm 2005 tăng 5,53%; năm 2007 giảm xuống bằng 95,24% so với năm 2006; năm 2008 tăng 7,50%; năm 2009 tăng 9,30%; năm 2010 tăng 8,72%.

Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, các DNNVV trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã trở thành chủ thể chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV trên địa bàn tỉnh: năm 2005 chiếm 94,09%; năm 2006 - 90,91%; năm 2007 - 88,89%; năm 2008 - 87,04%; năm 2009 - 89,02%; năm 2010 - 93,42%.

Về cơ cấu ngành, DNNVV trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh Sê Koong được phân bố và phát triển theo nhiều tiểu ngành, thể hiện ở bảng dưới đây:

                                                       Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

    Trong đó:

398

 

420

 

400

 

430

 

470

 

511

 

+ Thương mại

198

200

200

206

210

230

+ Dịch vụ vận tải

53

67

58

70

92

103

+ Dịch vụ viễn thông

4

4

4

4

4

4

+ Dịch vụ giải trí

8

8

12

14

14

10

+ Dịch vụ khác

130

135

120

130

141

149

+ Dịch vụ giáo dục

1

1

1

1

1

1

+ Khách sạn nhà hàng

4

5

5

5

8

14

                                                                                                              Nguồn: Sở Công thương tỉnh Sê Koong

Các số liệu trên cho thấy:

- Số lượng DNNVV trong thương mại có xu hướng tăng lên hàng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV của lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Ngoài năm 2007 không có sự tăng thêm, còn lại hằng năm đều có số lượng DN cao hơn so với năm trước. Tỷ lệ tăng các năm là: năm 2006 tăng 1,01%; năm 2008: 3,00%; năm 2009: 1,94%; năm 2010: 9,52%. Tỷ trọng của DNNVV về thương mại trong tổng số DNNVV của lĩnh vực thương mại, dịch vụ là 49,75% năm 2005; 2006: 47,62%; 2007: 50,00%; 2008: 47,91%;  2009: 44,68%; 2010: 45,01%.

- Trong lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải cũng có nhiều DNNVV tham gia kinh doanh với số lượng không ngừng tăng và tăng nhanh nhất (năm 2006 tăng 26,42%; 2008: 20,69%; 2009: 31,43%; 2010: 11,96%).

- Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, dịch vụ giải trí, dịch vụ giáo dục, khách sạn nhà hàng và các dịch vụ khác đều có sự hoạt động của các DNNVV với số lượng không đổi hoặc tăng lên chút ít.

Sự phát triển của các DNNVV, nhất là các DNNVV trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh những năm qua có ý nghĩa và tác dụng vô cùng quan trọng, đã góp phần to lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân tỉnh Sê Koong.Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh khá cao và có xu hướng tăng lên: năm 2002 tăng 7,55%; 2003: 7,25%; 2004: 7,61%; 2005: 7,91%; 2006: 8,15%; 2007: 10,51%; 2008: 7,33%; 2009: 10,25%; 2010: 10,92%. 

Song song với quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh Sê Koong cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong những năm qua được phản ánh qua các số liệu của bảng (trang sau).

Những số liệu cho thấy, sự gia tăng của sản xuất công nghiệp cùng sự giảm tương đối tỷ trọng của nông nghiệp đã tạo ra điều kiện mới cho phân công lao động phát triển, theo đó các ngành dịch vụ đã có đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng là trình độ phát triển kinh tế đã và đang tạo thuận lợi cho thương mại, dịch vụ phát triển trên địa bàn tỉnh, nhờ đó, các DNNVV cũng có thêm cơ hội để phát triển.     

                                                    Đơn vị tính: %

 

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2001

58,00

18,00

24,00

2002

55,00

20,00

25,00

2003

54,00

18,00

28,00

2004

53,00

18,00

29,00

2005

56,00

17,00

27,00

2006

56,00

15,00

29,00

2007

58,00

15,00

27,00

2008

48,00

23,00

29,00

2009

44,00

21,00

35,00

2010

40,00

23,00

37,00

                                                                  Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh Sê Koong

Từthực tiễn phát triển DNNVV ở tỉnh Sê Koong những năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích, đó là:

- Đảng lãnh đạo phải đề ra và kiên quyết thực hiện đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới về kinh tế; coi trọng và định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, phát triển DNNVV.

- Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp dân doanh, DNNVV tồn tại và phát triển bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước.

- Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các quy định pháp luật, quy định của Chính phủ, bộ ngành ở Trung ương. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao trình độ của các địa phương, trong công tác quản lý và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ kinh tế xã hội nói chung, trong đó có khu vực DNNVV. Đối với một tỉnh miền núi, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn như tỉnh Sê Koong thì giao thông càng phải “đi trước một bước”, mở đường cho phát triển kinh tế như quan điểm của Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

- Nhà nước, chính quyền tỉnh cần quan tâm đến việc thành lập và hoạt động của những trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là yêu cầu bức thiết của các DNNVV và cũng là từ kinh nghiệm của các nước láng giềng, nhất là Việt Nam.

- Trong những giai đoạn DNNVV gặp khó khăn, như sau khủng khoảng kinh tế vừa qua, Nhà nước trung ương cần sớm có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, và đưa ra những quyết sách hỗ trợ DNNVV, như:
1) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV; 2) Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV; 3) Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất; 4) Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV;
5) Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DNNVV; 6) Xây dựng và củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV.

__________________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2011

Phengsy Sylavy

Nghiên cứu sinh khóa 24, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền