Trang chủ    Quốc tế    Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế du lịch
Thứ hai, 22 Tháng 6 2015 09:43
3077 Lượt xem

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế du lịch

 
(LLCT) - Trong công cuộc CNH, HĐHđất nước Lào hiện nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra những chủ trương, chú trọng phát triển hoạt động du lịch, chỉ đạo,ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách vềdu lịch. Đại hộiĐảng Nhân dân Cách mạng Lào VIIxác định: “Thúc đẩy đầu tư phát triển địa điểm du lịch, phát triển nguồn nhân lực về du lịch, củng cố cơ chế quản lý du lịch, các ngành có liên quancác địa phương phải có kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với điều kiện hiệnnay”(1)Nội dung này cũng được ghi nhận trong Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND) năm 2003 và Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005.

Nhờ chính sách phát triển du lịch, nhiều địa điểm du lịch đã được các địa phương đưa vào khai thác phát huy giá trị, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác như: giao thông, hàng không, xây dựng, bưu điện, ngân hàng…

Ngành du lịch Lào đã thông qua các tổ chức kinh doanh, chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội để phục vụ khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế-xã hội và coi phát triển du lịch là chiến lượcquan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đưa đất nước Lào trở thành trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái trong khu vực”.

Nhà nước Lào đã xác định du lịch làmột ngành kinh tế hàng đầu, có những nét đặc thù riêng, mang ý nghĩavăn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Thực hiện chủ trương trên,từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và hợp tác quốc tế, hoạt động du lịch ngày càngcó vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.

Để quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch gắn liền với quản lý và bảo vệ môi trường.

Trong những thập niên gần đây, trên thế giới tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sựbiến đổi khí hậuđang hằng ngày, hàng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. Lào cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống. Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn mạnh: “thực hiện chiến lược, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu xếp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả cao, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tích cực tham gia quá trình chống lạisự nóng lên của trái đất(2).

Môi trường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du lịch. Môi trường tự nhiên chịu sự tác động sâu sắc của hoạt động du lịch. Nếu du lịch phát triển ồ ạt sẽ gây lên những suy thoái môi trường trầm trọng. Bảovệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch. Đại hội IX của ĐảngNhân dân cách mạng Lào đã khẳng định: cần phải có chính sách phù hợp để phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, kết hợp cân đối, hài hòa giữa ba nội dung là: phát triển du lịch, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, xem  bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển du lịch. Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chiến lược, kế hoạch và dự án phát triển du lịch của các cấp, các ngành phải được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với bảo vệ môi trường trong những năm tới, Đại hội IX của ĐảngNhân dân cách mạng Làoyêu cầu: “Cần phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch”; đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ môi trường thông qua đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở lưu vực sông, các khu du lịch, khu vui chơi…

Đất nước Lào đã và đang được bạn bè quốc tế đánh giá là một điểm đến an toàn, mến khách. Tuy nhiên, an toàn của du khách ở nhiều khu, điểm và tuyến du lịch vẫn chưa được bảo đảm tốt, vẫn còn không ít hiện tượng cướp giật, đeo bám, chèo kéo khách, vi phạm quy định về vận chuyển khách, vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm… Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, dịch vụ kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch vẫn xảy ra trên nhiều địa bàn. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại CHDCND Làolà một đòi hỏi bức thiết để nâng cao uy tín, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn, có sự đóng góp của nhân dân.

Du lịch được phát triển mạnh mẽ thông qua việc khuyến khích người dân trong nước tham gia vào các hoạt động du lịch, đây là chính sách rất thành công của Nhà nước Lào, vì chính sách này đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và bảo vệ được môi trường, giữ gìn văn hóa dân tộc của địa phương.

Du lịch bảo tồn với sự đóng góp của nhân dân là một hình thức hoạt động du lịch ở vùng nông thôn, thu hút nhân dân ở vùng nông thôn tham gia. Chọn lọc khutài nguyên thiên nhiên và nơi văn hóa của dân tộc đểxây dựngthành khu du lịch có khả năng mở cửa dịch vụ cho khách du lịch.

Văn kiện Đại hội VI,VII,VIII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định quan điểm: “Du lịch là một ngành rất quan trọng trong chính sách mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, nó là một tiềm năng mới trong việc tạo nguồn thu nhập của đất nước,xu hướng chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là mở rộng du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa quốc gia và tài nguyên môi trường, quảng bávăn hóa độc đáocủa các dân tộc trong nước đểthu hút khách du lịch. Cùng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác dịch vụ ngày càng tốt hơn tạo sự thuận lợi và niềm tin cho du khách bảo đảm sự phối hợp giữa ngành du lịch với việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa”(3).

QLNN đối với du lịch tạo điều kiện cho nước CHDCND Lào trở thành điểm du lịch hấp dẫn, có độc đáo riêng để thu hút khách du lịch từ nước ngoài. Phát triển du lịch Lào trở thành một ngành công nghiệp mang nguồn thu nhập cho đất nước để nhanh chóng thoát khỏi đất nước kém phát triển, có sự ổn định về chính trị, trật tự và an toàn trong xã hội, kinh tế có sự tăng trưởng thường xuyên và nhân dân có đời sống tốt, Đảng và nhà nước Lào đã quan tâm đến các ngành công nghiệp và ngành dịch vụ là tiềm năng vốn có của đất nước, đặc biệt là ngành điện lực, ngành khai thác mỏ, ngành lâm nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng chế độ dịch vụ để chuẩn bị bước vào công nghiệp hiện đại trong thời gian tới.

Để du lịch thực hiện tốt theo đường lối của Đảng, Nhà nước đã thống nhất ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch, quan tâm và khuyến khích du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa và lịch sử có sự tham gia, đóng góp của nhân dân nhằm để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên về du lịch. Nhà nước làm du lịch là một cấu trúc của kinh tế quốc gia thúc đẩy sản xuất và khuyến khích ngành dịch vụ để xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho công dân, tạo thu nhập cho ngườidân tộc làm cho họ có đời sống tốt hơn.

Thứ ba, quản lý hoạt động du lịch cần đặt trong mối quan hệ với quản lý các lĩnh vực khác.

QLNN đối với hoạt động du lịch có mối quan hệ với QLNN về các lĩnh vực khác như: quản lý xã hội, quản lý về bảo vệ di sản văn hóa, đầu tư phát triển. Các mối quan hệ đó tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, quản lý hoạt động du lịch phải gắn với việc đảm bảo quản lý đối với lĩnh vực khác. Chẳng hạn trong quá trình đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động du lịch phải tiến hành cùng với việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ di sản văn hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống, phát triển điểm du lịch hoặc quản lý các hoạt động du lịch phải đặt trong mối quan hệ với quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Lào. Đây là quan hệ tác động qua lại biện chứng trong qua trình hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào.

Thứ , quản lý hoạt động du lịch phải phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay,Nhà nước đã thay đổi nhiều chính sách kinh tế-xã hội và từng bước đổi mới, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư vào quan hệ “làm ăn” trong nước. Trong đó, QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch được đặc biệt chú trọng đổi mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến du lịch tại Lào.

Hiện nay, Nhà nước Lào đã tiếp tục tăng cường sự hợp tác với các cơ quan tổ chức quốc tế như: Lào là nước thành viên tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) từ năm 1971; hợp tác với Hiệp hội lữ hành Thái Bình Dương (PATA) trong lĩnh vực tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế (ACMECS); hợp tác với thành viên mới của ASEAN (CLMV)(4) để tranh thủ nguồn vốn trong công tác phát triển du lịch và xúc tiến du lịch.

Trong những năm tới, QLNN đối với hoạt động du lịch ở CHDCND Lào cần quan triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Lào, thúc đẩy quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế của Lào diễn ra thuận lợi.

________________

(1)     Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VII, tr.180

(2)     Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX, tr.139

(3)     Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI, tr. 38

(4)     Kế hoạch phát triển và khuyến khích du lịch của Lào (năm 2012-2020), tr. 9-10

 

Phutsady PHANYASITH

                                                       NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền