Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

(LLCT) - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Cuộc bầu cử) là sự kiện chính trị, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021. Với tỷ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, Ngày bầu cử 23/5/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân; Cuộc bầu cử đã thành công toàn diện về mọi mặt, đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, bình đẳng, an toàn và tiết kiệm; đồng thời đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về ý nghĩa và sự thành công của Cuộc bầu cử.

Bình đẳng giới trong lao động chăm sóc và việc gia đình không được trả lương

Bình đẳng giới trong lao động chăm sóc và việc gia đình không được trả lương

(LLCT) - Bài viết phân tích và chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lao động chăm sóc và việc trong gia đình không được trả lương (LĐCS & VGĐKL) với tăng trưởng kinh tế, thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị; từ đó khẳng định cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong vấn đề này thông qua việc ghi nhận, giảm thiểu và phân phối lại lao động chăm sóc không được trả lương thông qua các chính sách an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ, người bệnh và chính sách thai sản của nhà nước. 

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

(LLCT) - Già hóa dân số phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và điều này đã tạo ra những thách thức to lớn trong ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đặt ra yêu cầu đổi mới trong các chính sách xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân gia tăng dân số già ở Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp thích ứng với già hóa dân số kịp thời, toàn diện.

Các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin

Các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin

(LLCT) - Trong những năm qua, các tạp chí của Học viện đã phát huy vai trò trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, đòi hỏi thực hiện đồng bộ những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hơn nữa công tác này trong thời gian tới. Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2020, “Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng trên các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay”, do ThS Đỗ Thị Diệp làm Chủ nhiệm, Viện Thông tin khoa học là cơ quan chủ trì.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở

(LLCT) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò nòng cốt trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong từng nhiệm vụ còn chưa được thể hiện rõ nét. Trên cơ sở khái quát thực trạng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận trong công tác này.

Báo cáo công tác báo chí, xuất bản của Học viện tại buổi gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021)

Báo cáo công tác báo chí, xuất bản của Học viện tại buổi gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021)

(LLCT) - Chiều ngày 21/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021). Tại Lễ kỷ niệm, PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện đã trình bày Báo cáo tổng kết kết quả công tác báo chí, xuất bản của Học viện trong năm qua. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.

 

Hoạt động sinh kế thích ứng với tình trạng hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Hoạt động sinh kế thích ứng với tình trạng hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Bài viết tập trung phân tích hoạt động sinh kế của cư dân vùng hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết gợi mở một số giải pháp cải thiện vốn sinh kế, cải thiện môi trường dễ bị tổn thương, đổi mới cơ chế, chính sách đảm bảo hoạt động xây dựng sinh kế cho cư dân vùng hạn mặn.

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị

(LLCT) - Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là việc làm cần thiết và là xu hướng tất yếu trong tương lai. Bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam, cùng những vấn đề đặt ra hiện nay, từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất này, qua đó phát triển bền vững nền nông nghiệp trong thời gian tới.

Những điểm mới về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019

Những điểm mới về hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019

(LLCT) - Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội thông qua vào ngày 20-11-2019 có hiệu lực thi hành từ 1-1-2021 gồm 7 chương, 220 điều, trong đó có nhiều quy định mới. Sự ra đời Bộ luật Lao động 2019 là một bước tiến trong tiến trình hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong bối cảnh có nhiều thay đổi về quan hệ lao động. Bài viết tập trung làm rõ những điểm mới về hợp đồng lao động của Bộ Luật Lao động năm 2019.

Giải pháp thúc đẩy liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp thúc đẩy liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam (đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây cả nước...), có vị trí giao thương thuận lợi với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong. Tuy nhiên, các tỉnh trong Vùng chưa tận dụng, khai thác, phát triển được lợi thế tương xứng và hiệu quả. Do vậy, liên kết vùng trong phát triển kinh tế là một khâu đột phá nhằm phát huy tối đa thế mạnh và năng lực cạnh tranh của Vùng.

Việt Nam chiến đấu vì hòa bình, ổn định và hồi sinh đất nước Campuchia

Việt Nam chiến đấu vì hòa bình, ổn định và hồi sinh đất nước Campuchia

(LLCT) - Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam đưa Quân tình nguyện, chuyên gia sang giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, hồi sinh đất nước, song, đến nay vẫn còn những quan điểm cố tình xuyên tạc nghĩa cử trong sáng và sự hy sinh cao đẹp, tinh thần quốc tế cao cả của Việt Nam. Bài viết làm rõ lý do Quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam sang Campuchia, khẳng định tình đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam - Campuchia sẽ mãi mãi được lịch sử khắc ghi, không thể xuyên tạc. 

Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng

Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng

(LLCT) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Cơ quan Công an Trung ương (CATƯ) và UBKT tỉnh, thành ủy phối hợp chặt chẽ, ngày càng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng và phát huy vai trò của đời sống văn hóa trong thời kỳ mới

Xây dựng và phát huy vai trò của đời sống văn hóa trong thời kỳ mới

(LLCT) - Đời sống văn hóa (ĐSVH) là bộ phận quan trọng cấu thành nên đời sống của một xã hội, phản ánh trình độ phát triển của một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc gắn với tiến trình lịch sử xã hội và văn hóa. Xây dựng và phát triển ĐSVH không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần của đời sống xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Một số đặc điểm kinh tế - xã hội trong phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Một số đặc điểm kinh tế - xã hội trong phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ hiện nay

(LLCT) - Đô thị hoá và phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ diễn ra chậm, là “điểm mờ” so với cả nước về đô thị hóa, thể hiện cụ thể là: tỷ lệ đô thị hóa thấp, tình trạng “siêu xuất cư” kéo dài, sông nước và sản xuất nông nghiệp vẫn là đặc trưng, hạn chế về nguồn lực. Để phát triển đô thị bền vững vùng Tây Nam Bộ cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực - yếu tố có vai trò quyết định.

Một số giải pháp cơ bản, trọng yếu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khắc phục “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một số giải pháp cơ bản, trọng yếu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khắc phục “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

(LLCT) - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phải đi đôi với khắc phục “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bài viết trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, trọng yếu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khắc phục “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

Trang 14 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền