Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

(LLCT) - Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) ở nước ta giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công (SNC) cơ bản, thiết yếu về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao… cho người dân và xã hội, nhờ đó tạo lập được các yếu tố nền tảng cho an sinh xã hội, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập cần được tổ chức lại cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và đủ sức hội nhập quốc tế.

Kết quả nổi bật của nhiệm kỳ Đại hội XII về xây dựng Đảng

Kết quả nổi bật của nhiệm kỳ Đại hội XII về xây dựng Đảng

(LLCT) - Với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng, nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt, toàn diện, góp phần rất quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay; Đảng ta đoàn kết, thống nhất, ngày càng trong sạch, vững mạnh; niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội tham gia thực hiện công tác tôn giáo

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội tham gia thực hiện công tác tôn giáo

(LLCT) - Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo (với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được cấp phép hoạt động và có tổng số hơn 26 triệu tín đồ). Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định, thực hiện công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò đặc biệt trong thực hiện công tác tôn giáo của Đảng, nhất là trong đấu tranh với những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện công tác tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay.

Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(LLCT) - Hành lang pháp lý về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của Việt Nam bước đầu đã được hình thành. Tuy nhiên, việc thi hành pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng còn nhiều bất cập, hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm còn thiếu chuyên nghiệp. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.

Văn hóa chính trị Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19

Văn hóa chính trị Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19

(LLCT) - Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều tổn thất nặng nề về sinh mệnh, kinh tế cũng như sự ổn định chính trị - xã hội ở quy mô toàn cầu. Bước vào cuộc chiến chống dịch bệnh với nhiều bất lợi, song Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Bên cạnh nhiều nguyên nhân của những thành công bước đầu đó, văn hóa chính trị là yếu tố đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa, tác động mạnh mẽ đến ý thức, hành vi của người dân và chính quyền trong việc phòng và chống dịch. Thông qua việc phân tích 4 chiều cạnh của văn hóa chính trị gồm: Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể; Khoảng cách quyền lực; Mức độ tránh sự bất định; Tính cương quyết với tính mềm dẻo, các đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam được bộc lộ và góp phần lý giải về kết quả phòng, chống dịch ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Những rào cản trong xây dựng chính phủ số ở Việt Nam hiện nay

Những rào cản trong xây dựng chính phủ số ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trong những năm gần đây, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vị trí của Việt Nam trên bản đồ phát triển Chính phủ điện tử chậm được cải thiện; phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Bài viết khái quát việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ở Việt Nam, bước đầu chỉ ra các rào cản, đề xuất một số giải pháp khắc phục. 

 Thực tiễn vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam

Thực tiễn vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định chính sách phát triển ở Việt Nam

(LLCT) - Đặt người dân vào trung tâm của quá trình hoạch định và thực thi chính sách trở thành nguyên tắc của quá trình chính sách nói chung và chính sách phát triển nói riêng. Tiếp cận quyền con người trong hoạch định chính sách cũng là một nội dung rất quan trọng của quá trình thể chế hóa các cam kết quốc tế mà các quốc gia theo đuổi. Bài viết tập trung làm rõ quá trình Việt Nam vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định chính sách phát triển thời gian qua.

Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(LLCT) - Đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, ngày càng lớn mạnh và không ngừng trưởng thành, có vai trò quyết định trong tiến trình cách mạng nước ta. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân đang cùng dân tộc tiến bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Do đó, việc làm rõ vai trò, đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, góp phần tìm ra các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với việc phòng, chống tham nhũng

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với việc phòng, chống tham nhũng

(LLCT) - Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó ngăn chặn, phát hiện tham nhũng từ cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng và thiết yếu. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là công cụ pháp lý góp phần bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, do đó là một trong những giải pháp hiệu quả để phòng chống tham nhũng hiện nay.

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Văn hóa là nguồn lực quan trọng nhất cấu thành sức mạnh mềm của một quốc gia. Để phát huy nguồn tiềm năng ấy trở thành sức mạnh mềm thực sự, mỗi quốc gia cần trải qua một quá trình với những cơ chế cụ thể nhằm xây dựng sự tín nhiệm và gây được ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác. Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng, phong phú trải dài trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với nhiều di sản vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh... Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa để nâng cao vị thế đất nước trong hội nhập và phát triển.

Văn hóa với phát triển kinh tế biển bền vững

Văn hóa với phát triển kinh tế biển bền vững

(LLCT) - Kinh tế và văn hóa là hai phạm trù tương hỗ, biện chứng với nhau, phát triển kinh tế phải gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Bài viết phân tích những tác động của kinh tế biển đối với đời sống người dân vùng ven biển, từ đó rút ra bài học về phát triển kinh tế biển bền vững, bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa biển.

Hoạt động lợi dụng tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay

Hoạt động lợi dụng tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay

(LLCT) - Những năm gần đây, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng vấn đề tôn giáo - tộc người nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam. Ở các khu vực trọng yếu của đất nước như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xúi giục người dân di cư tự do, biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị nhằm tạo cớ can thiệp, phá hoại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở đô thị Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy

Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở đô thị Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy

(LLCT) - Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác lập phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là một trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu cốt lõi là: xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, thiết chế phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa. Bài viết trình bày một số luận điểm về phát triển và quản lý phát triển xã hội ở đô thị trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII, tập trung phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển và quản lý phát triển xã hội ở đô thị Việt Nam.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

(LLCT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất yếu kém, đời sống người dân nhiều khó khăn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được, cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới nâng cao, theo đúng lộ trình đề ra.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí hiện nay

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí hiện nay

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, hệ thống báo chí, truyền thông nước ta đã phát triển nhanh cả về đội ngũ, trình độ, loại hình, quy mô, phương tiện, kỹ thuật - công nghệ; khả năng tác động và ảnh hưởng xã hội, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.Tuy nhiên, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập trong hoạt động báo chí, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trang 16 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền