Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Chuyển đổi lao động - việc làm ở vùng Tây Nam Bộ

Chuyển đổi lao động - việc làm ở vùng Tây Nam Bộ

(LLCT) - Tây Nam Bộ là vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam, tuy vậy, điều kiện sống của người lao động trong vùng lại rất khiêm tốn với mức thu nhập thấp, thiếu ổn định do thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và hậu quả của biến đổi khí hậu. Để giải quyết vấn đề này, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động - việc làm, bảo đảm sinh kế bền vững là một nhiệm vụ cấp thiết. Bài viết phân tích những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra đối với lao động - việc làm vùng Tây Nam Bộ, từ đó đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu lao động - việc làm của vùng theo hướng bền vững.

Thực trạng và xu hướng di cư của người Chăm ở An Giang

Thực trạng và xu hướng di cư của người Chăm ở An Giang

(LLCT) - Di cư nói chung và di cư các dân tộc thiểu số nói riêng đang diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh phức tạp của cuộc sống. Di cư giúp phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, di cư cũng gây ra những áp lực xã hội như vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường sống nơi người di cư đến. Trên cơ sở phân tích dữ liệu về đồng bào dân tộc Chăm tại tỉnh An Giang(1), bài viết mô tả thực trạng di cư và một số yếu tố chính ảnh hưởng tới vấn đề này, đồng thời xem xét các xu hướng có thể xảy ra đối với di cư của người Chăm. 

Bước đầu đánh giá về việc thực hiện Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên

Bước đầu đánh giá về việc thực hiện Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên

(LLCT) - Ngày 25-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Sau 2 năm thực hiện Quy định số 08-QĐi/TW đã thu được những kết quả tuy bước đầu nhưng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Bài viết tập trung phân tích tình hình thực hiện và bước đầu đánh giá việc thực hiện quy định; đưa ra một số giải pháp nâng cao việc nêu gương trong Đảng.

Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội

Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội

(LLCT) - Phật giáo là tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Phật giáo tác động đến nhiều mặt trong đời sống tinh thần của người dân từ đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa, nghệ thuật, tạo nên sự gắn kết giữa đạo với đời, góp phần làm phong phú văn hóa tinh thần dân tộc. Để phát huy những giá trị của Phật giáo đối với đời sống tinh thần người Hà Nội, cần nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của văn hóa Phật giáo.

Thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Trà Vinh - Thực trạng và giải pháp

Thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Trà Vinh - Thực trạng và giải pháp

(LLCT) - Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, Tỉnh đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế khá ổn định, đời sống nhân dân được từng bước cải thiện, hệ thống chính trị được kiện toàn, quốc phòng - an ninh được giữ vững; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc... Bài viết phân tích làm rõ những thành tựu và hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Trà Vinh, đề xuất một số giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc của Tỉnh trong thời gian tới.

Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Cơ hội và thách thức cho tỉnh Bắc Ninh

Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Cơ hội và thách thức cho tỉnh Bắc Ninh

(LLCT) - Từ những phân tích về xu hướng vận động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới và ở Việt Nam thời gian qua, bài viết chỉ ra những cơ hội và thách thức mà Bắc Ninh đang và sẽ phải đối mặt trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài ở giai đoạn tiếp theo, đề xuất một số khuyến nghị mà Bắc Ninh cần thực hiện để có thể khai thác tối đa những tiềm năng mà FDI mang lại, đồng thời tận dụng những cơ hội của xu hướng chuyển dịch dòng vốn quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa những lợi thế của địa phương.

Thực trạng xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

Thực trạng xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

(LLCT) - Trong những năm qua, do chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước còn nhiều bất cập so với thực tiễn; công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo... đã dẫn đến các vụ việc xung đột đất đai nói chung, xung đột đất đai vùng dân tộc thiểu số nói riêng, gây ra những điểm nóng chính trị - xã hội phức tạp. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng xung đột đất đai ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay thông qua phân tích 5 hình thức xung đột đất đai chủ yếu, những nguyên nhân, yếu kém trong quản lý đất đai.

Một số kết quả nổi bật trong công tác trường chính trị, trường bộ, ngành năm 2020

Một số kết quả nổi bật trong công tác trường chính trị, trường bộ, ngành năm 2020

(LLCT) - Năm 2020, là năm thứ 2 thực hiện Quy định số 09-QĐi/TW của Ban Bí thư, với sự phối hợp hiệu quả của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác trường chính trị, trường bộ, ngành: bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình; tăng cường quản lý hệ thống, hướng dẫn chuyên môn; hoàn thiện thể chế công tác trường chính trị…Nhờ đó, các trường chính trị, trường bộ, ngành đạt được những kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Về sáng kiến an ninh hàng hải (MSI) của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á

Về sáng kiến an ninh hàng hải (MSI) của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á

(LLCT) - Biển Đông và eo biển Malacca có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Những năm gần đây, ngoài vấn nạn cướp biển, buôn bán vũ khí trái phép, thì vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ trên Biển Đông đã và đang làm cho vùng biển này trở nên mất an toàn hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ khiến các nước thành viên ASEAN quan ngại, mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ cũng hết sức quan tâm. Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI) ra đời là sự phản ánh thái độ cũng như toan tính chiến lược về an ninh mới của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh - Yếu tố then chốt phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh - Yếu tố then chốt phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông

(LLCT) - Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên được tách lập từ ngày 1-1-2004. Từ khi thành lập, Tỉnh đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn để không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Trong thời gian tới, Đắk Nông tiếp tục coi trọng và đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Tỉnh và ứng phó được với những thách thức đang đặt ra.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng hoạt động khoa học, đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng hoạt động khoa học, đáp ứng yêu cầu tình hình mới

(LLCT) - Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đóng góp vào công tác tư tưởng lý luận của Đảng. Trong năm 2020, công tác khoa học của Học viện đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạt động hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện nội dung chương trình học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng tầm vị thế và uy tín của Học viện.

Một số xu hướng nổi bật của thế giới do đại dịch COVID -19 và những tác động đối với Việt Nam trong thời gian tới

Một số xu hướng nổi bật của thế giới do đại dịch COVID -19 và những tác động đối với Việt Nam trong thời gian tới

(LLCT) - Dịch bệnh COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc (tháng 12-2019) đến nay đã lan rộng ra các quốc gia và trở thành đại dịch nguy hiểm, tác động sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, quá trình toàn cầu hóa... đối với sự phát triển toàn thế giới hiện nay và trong thời gian tới. Theo Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres, tác động của đại dịch COVID-19 là thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá và dự báo một số xu hướng nổi bật của tình hình thế giới qua đại dịch COVID-19 và những tác động đối với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng đảng viên ở Đảng bộ Cục Đào tạo, Bộ Công an đáp ứng yêu cầu mới

Nâng cao chất lượng đảng viên ở Đảng bộ Cục Đào tạo, Bộ Công an đáp ứng yêu cầu mới

(LLCT) - Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng đảng viên và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đảng viên ở Đảng bộ Cục Đào tạo, Bộ Công an.

Gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta

Gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta

(LLCT) - Ở nước ta hiện nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đã gây ra những hệ lụy đối với môi trường. Do đó, gắn phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường là yêu cầu bức thiết có tính sống còn của sự phát triển bền vững du lịch nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung. Bài viết tập trung làm rõ một số hình thức chủ yếu thực hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường ở nước ta hiện nay.

Tỉnh ủy Ninh Bình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững

Tỉnh ủy Ninh Bình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững

(LLCT) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương quan trọng được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong tiến trình đổi mới đất nước 35 năm qua. Thực hiện chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy Ninh Bình từ khi tái lập Tỉnh luôn tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng và quyết định. Trong thời gian tới cần tổng thể các giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Ninh Bình trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng sự phát triển bền vững của Ninh Bình thời kỳ hội nhập hiện nay.

Trang 17 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền