Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Thực hiện trách nhiệm giải trình - Tính tất yếu trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo

Thực hiện trách nhiệm giải trình - Tính tất yếu trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo

(LLCT) - Nền hành chính nước ta đang đi những bước đầu tiên trên con đường chuyển đổi từ mô hình “chính phủ quản lý toàn diện” sang mô hình “chính phủ kiến tạo”. Điều này thể hiện trên các phương diện chủ yếu như thể chế, bộ máy nhà nước, đội ngũ công chức hành chính, phòng, chống tham nhũng... Trong đó, thực hiện trách nhiệm giải trình là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Bài viết này góp phần làm rõ tính tất yếu khách quan và những giải pháp thúc đẩy thực hiện có hiệu quả trách nhiệm giải trình của Chính phủ với nhân dân trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay.

Thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

Thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam

(LLCT) - Bảo đảm quyền con người (QCN) là nghĩa vụ quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc trong cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Ưu tiên quyền được chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh này đòi hỏi phải bảo đảm lương thực, thực phẩm, quyền được khám chữa bệnh... song có thể phải hạn chế một số quyền khác như quyền tự do đi lại, quyền riêng tư, quyền tự do hội họp... Điều đó cho thấy, việc bảo đảm QCN đòi hỏi mỗi cá nhân phải tôn trọng quyền của người khác, bảo đảm QCN phải gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm của công dân với đất nước và trách nhiệm của con người với cộng động xã hội.

Thực trạng thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý và một số đề nghị

(LLCT) - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới ở các ngành, các cấp luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Gần đây, việc tổ chức thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” được quan tâm đặc biệt nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng chỉ ra những hạn chế cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Bài viết đề cập đến các nội dung này và những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để chủ trương thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý đạt được mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, uy tín và năng lực, ngang tầm nhiệm vụ.

Hiện tượng cải đạo, đổi đạo trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Hiện tượng cải đạo, đổi đạo trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống, hoặc vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống nhưng chuyển sang theo các tôn giáo lớn như đạo Tin lành và Phật giáo, hoặc các hiện tượng tôn giáo mới, tiêu biểu là Hà Mòn và Dương Văn Mình. Hiện tượng cải đạo, đổi đạo này tác động không nhỏ đến các mặt đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm đối với công tác tôn giáo và công tác dân tộc.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam coi con người là nhân tố quyết định sự phát triển, được thể hiện trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 50 dân tộc sinh sống ở vùng núi, vùng biên giới, kinh tế - xã hội phát triển chậm, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều thiếu thốn, việc chăm sóc y tế còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách của Đảng về phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng các dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời kỳ đổi mới và đề xuất giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách này trong thời gian tới.

Phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và một số giải pháp trong giai đoạn mới

Phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và một số giải pháp trong giai đoạn mới

(LLCT) - Hơn 10 năm qua, số lượng và chất lượng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đã tăng lên. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tăng liên tiếp trong 3 nhiệm kỳ gần đây, tỷ lệ nữ là Đại biểu Quốc hội đã bắt đầu tăng lên, v.v. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tăng lên nhưng không ổn định. Bài viết chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên như: nhận thức về vai trò của phụ nữ và công tác cán bộ nữ; việc triển khai thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ và những khó khăn liên quan trực tiếp đến cán bộ nữ. Từ đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào chính trị trong giai đoạn mới.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa ý thức tự giác của người dân và vai trò quản lý của Nhà nước trong thực tiễn xây dựng đất nước

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa ý thức tự giác của người dân và vai trò quản lý của Nhà nước trong thực tiễn xây dựng đất nước

(LLCT) - Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, việc phát huy tính tự giác của người dân và sức mạnh quản lý của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng . Ý thức tự giác của người dân sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngược lại hiệu quả quản lý nhà nước sẽ góp phần nâng cao tính tự giác của người dân. Đây là mối quan hệ biện chứng và tương hỗ cho nhau. Để vận dụng hiệu quả mối quan hệ này trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, cần phải áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó cần nhấn mạnh đến các giải pháp nhằm nâng cao sức mạnh quản lý của Nhà nước, tăng nặng các chế tài xử phạt nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân. 

 Quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam

(LLCT) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Bài viết phân tích một số vấn đề quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thích ứng với cuộc CMCN 4.0.

Để bầu được cấp ủy “hợp ý Đảng, hợp lòng dân”

(LLCT) - Cấp ủy các cấp đang tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Một vấn đề được đông đảo nhân dân rất quan tâm là đại hội bầu được cấp ủy “hợp ý Đảng, hợp lòng dân”. Để đạt được điều này, tác giả bài viết này nêu 5 yếu tố cần được quán triệt và thực hiện tốt.

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng và một số hạn chế cần khắc phục

(LLCT) - Qua 17 năm thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng đã góp phần tạo nên thành tựu phát triển trên mọi phương diện của đất nước, bảo đảm quyền của người lao động, người dân trong quá trình tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng ở các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả và cả những vấn đề bất cập trong thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự phát triển của tỉnh Gia Lai

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự phát triển của tỉnh Gia Lai

(LLCT) - Trong những năm qua, đội ngũ trí thức tỉnh Gia Lai đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tham mưu, hoạch định chính sách, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất và đời sống, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian tới, Gia Lai cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, môi trường làm việc; quan tâm, thu hút và sử dụng trí thức hiệu quả... nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong thời kỳ mới.

Biến đổi quy mô và cơ cấu di dân của đồng bào các dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay

Biến đổi quy mô và cơ cấu di dân của đồng bào các dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay

(LLCT) - Từ Đổi mới đến nay, cùng với nhiều biến đổi to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, di dân các dân tộc thiểu số (DTTS) cũng có nhiều biến đổi về quy mô và cơ cấu di dân theo các dòng khác nhau. Sự biến đổi trong quy mô và cơ cấu di dân của các DTTS đã có đóng góp tích cực cho bản thân người di dân và sự phát triển của nơi đến, nhưng di dân cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nơi đi và nơi đến, giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế - xã hội. Các kết quả của nghiên cứu trình bày trong bài viết góp phần gợi ý cho các chính sách phát triển ở Việt Nam, cần chú trọng hơn đến vấn đề di dân và đô thị hóa hiện nay để bảo đảm di dân và đô thị hóa sẽ đóng góp tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cao cấp - Nhận thức và hành xử

Vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cao cấp - Nhận thức và hành xử

(LLCT) - Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp càng cao càng phải nêu gương. Bởi lẽ, Đảng ta là đạo đức, là văn minh, tự giác gánh vác sứ mệnh cao cả mà nhân dân, dân tộc ủy thác, tin tưởng gửi gắm, đòi hỏi; bản thân đảng viên tự nguyện suốt đời sống và làm việc một cách gương mẫu. Nêu gương phải thể hiện ở 3 phương diện chính: trong suy nghĩ, trong hành xử, trong thụ hưởng. Để cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cao cấp luôn nêu gương cần bản thân tự nguyện xác định; sự biểu dương, cổ vũ, khen thưởng; Luật hóa những quy định về nêu gương; Tăng cường tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh giám sát, kiểm tra; Kịp thời xử lý đảng viên thiếu gương mẫu.

Xây dựng nguồn nhân lực xuất bản điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng nguồn nhân lực xuất bản điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất bản, đặc biệt là xuất bản điện tử. Xuất bản điện tử đã tạo ra những tiện ích vượt trội so với xuất bản truyền thống, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, thách thức. Ở Việt Nam, nhiều nhà xuất bản và công ty sách đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực này và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của các nhà xuất bản hiện nay là thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có trình độ am hiểu về xuất bản điện tử. Bởi vậy, cần có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực xuất bản điện tử đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0. 

Tác động và triển vọng kinh tế do đại dịch COVID-19

Tác động và triển vọng kinh tế do đại dịch COVID-19

(LLCT) - Đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng nhanh chóng, gây ra một loạt hệ quả nặng nề chưa từng có cho cộng đồng các nước trên thế giới, cũng như cho Việt Nam. Hầu hết chính phủ các nước đều "hành động nhanh chóng và quyết liệt", với các biện pháp đồng bộ ở cả ba trụ cột: bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế, hỗ trợ việc làm và thu nhập. Đối với Việt Nam, một tư duy mới về sống chung với dịch bệnh cần được hình thành và đòi hỏi năng lực thích nghi mới của cả bộ máy quản lý, cộng đồng  doanh nghiệp, cũng như từng người dân; theo đó, cần đề cao sự linh hoạt thích ứng với thị trường với bối cảnh mới; hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp thông qua các giải pháp tài chính, tín dụng, nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; phát triển thương mại điện tử...

Trang 19 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền