Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Phát huy vai trò các thành phần kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh

Phát huy vai trò các thành phần kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Phát huy tiềm năng và lợi thế, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM)  đang hướng đến việc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc phát huy vai trò của các thành phần kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở thành phố hiện nay, bởi nó góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động hướng đến một thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh hiện đại, nghĩa tình. Bài viết phân tích thực trạng phát triển của các thành phần kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp phát triển thành phố.

Đánh giá việc thi hành các quy định pháp luật về quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay

Đánh giá việc thi hành các quy định pháp luật về quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Hiến pháp năm 2013 có những quy định tiến bộ về lao động, quan hệ lao động. Bài viết này phân tích sâu về thực trạng thi hành pháp luật về quan hệ lao động (QHLĐ) theo tinh thần của Hiến pháp 2013, từ đó đề xuất hướng tiếp cận thi hành hiệu quả hơn pháp luật về quan hệ lao động, đặc biệt chú trọng căn cứ thực tiễn hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức đại diện người lao động (NLĐ), tổ chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) và cơ quan quản lý nhà nước cũng như hoàn thiện các thiết chế tài phán trọng tài lao động và tòa án lao động thúc đẩy mạnh hơn QHLĐ lành mạnh, tiến bộ, hài hòa và ổn định trong thời gian tới.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu, với 13 tỉnh, thành của vùng đều có những điểm sạt lở nghiêm trọng; tình trạng mất rừng ngập mặn ven biển; xâm nhập mặn lan rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân. và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trên cơ sở đánh giá tình trạng sạt lở tại ĐBSCL và nguyên nhân, bài viết đưa ra những giải pháp để ứng phó và giảm thiểu tình trạng sạt lở, bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của thành phố Hải Phòng

(LLCT) - Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính 4 cấp ở nước ta. Cán bộ, công chức cấp cơ sở có vai trò mang tính quyết định và là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu cách mạng mới là việc làm cấp bách hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hải Phòng hiện nay.

Đổi mới công tác dân vận từ hướng tiếp cận xã hội học

(LLCT) - Thực tiễn phát triển của đất nước hiện nay cho thấy, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng. Bài viết tập trung phân tích làm rõ vai trò của xã hội học trong công tác dân vận cũng như những nội dung cơ bản, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách từ hướng tiếp cận xã hội học trong đổi mới công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay.

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – 70 năm xây dựng và phát triển (12/11/1949-12/11/2019)

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – 70 năm xây dựng và phát triển (12/11/1949-12/11/2019)

(LLCT) - Được thành lập ngày 12-11-1949, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (Thành phố Hà Nội) trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động của Trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần vào thành tựu của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Bắc Ninh tăng cường quản lý lễ hội

Bắc Ninh tăng cường quản lý lễ hội

(LLCT) - Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, phản ánh khá tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo và gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc...Những giá trị, hiệu quả xã hội của các lễ hội trên nhiều phương diện đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân, trở thành nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh niên Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh phấn đấu tiếp nối 70 năm truyền thống vẻ vang của Học viện

Thanh niên Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh phấn đấu tiếp nối 70 năm truyền thống vẻ vang của Học viện

(LLCT) - Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, bao gồm 8 Đoàn cơ sở và 2 Chi đoàn cơ sở. Các Đoàn cơ sở bao gồm 3 Đoàn tại Trung tâm Học viện là: Đoàn Khối nghiên cứu, giảng dạy; Đoàn Khối Văn phòng, Đoàn Khối chức năng, và 5 Đoàn tại các Học viện trực thuộc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Khu vực I, Khu vực II, Khu vực III và Khu vực IV. Hai Chi đoàn cơ sở là Chi đoàn Viện Thông tin khoa học và Chi đoàn Nhà xuất bản lý luận chính trị. Hiện nay, Đoàn Thanh niên Học viện có 6.500 đoàn viên, trong đó 6.000 đoàn viên là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và 500 đoàn viên là cán bộ đang làm việc tại các Vụ, Viện, Phòng, Ban trên toàn hệ thống Học viện.

 
Một vài nét về thực trạng phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh

Một vài nét về thực trạng phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo. Quán triệt tư tưởng của Người, hơn 90 năm qua, đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam đã không ngừng rèn luyện, có được phẩm chất nghề nghiệp tốt, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, có “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”. Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ nhà báo hiện nay cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém về phẩm chất nghề nghiệp. Do vậy, cần có sự khảo sát một cách toàn diện để nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề này, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Nội luật hóa quyền trẻ em ở Việt Nam

Nội luật hóa quyền trẻ em ở Việt Nam

(LLCT) - Dù ở bất kỳ quốc gia nào, trẻ em luôn được coi là chủ nhân của đất nước, là tương lai của nhân loại. Do vậy, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Công ước về quyền trẻ em (sau đây viết tắt là CRC) đã được Liên Hợp quốc ký ngày 20-11-1989 và có hiệu lực ngày 2-9-1990. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn CRC, thể hiện thái độ tích cực của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng quyền trẻ em theo các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã và cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với các quy định của CRC.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo qua một năm triển khai thực hiện

(LLCT) - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 18-11-2016, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 1-12-2016; chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Sau một năm triển khai thực hiện Luật, đã đạt được nhiều kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế, vướng mắc. Do vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi những nội dung còn bất cập nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 

Đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta

(LLCT) - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại và chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Bài viết này phân tích quan niệm về hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó đề xuất định hướng hoàn thiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này ở nước ta hiện nay.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí - xuất bản của Học viện hiện nay

(LLCT) - Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản của Học viện. Nhờ đó, đội ngũ này đã ngày càng trưởng thành, không ngừng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ thiết thực, hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Bài viết, trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản của Học viện hiện nay.

Tăng cường xây dựng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay

Tăng cường xây dựng đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Tăng cường xây dựng đạo đức công vụ (ĐĐCV) ở Việt Nam hiện nay có vai trò quan trọng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng ĐĐCV thực chất là đưa văn hóa vào trong chính trị cũng như làm cho văn hóa (cốt lõi là đạo đức) lan tỏa, thấm sâu trong các quan hệ và hoạt động công vụ, từ đó làm cho việc sử dụng quyền lực và hoạt động công vụ thật sự vì lợi ích của nhân dân. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc tăng cường xây dựng ĐĐCV; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ĐĐCV ở Việt Nam hiện nay.

Trang 23 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền