Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Một số mô hình quản lý công tác dân tộc trên thế giới

Một số mô hình quản lý công tác dân tộc trên thế giới

(LLCT) - Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có nhiều tộc người cùng sinh sống với lịch sử, đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo tín ngưỡng... khác nhau. Quản lý các tộc người với những sự khác biệt đó là các vấn đề đặt ra cho các quốc gia. Hiện nay trên thế giới mô hình quản lý nhà nước về tộc người là khá phong phú, đa dạng đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu.

 

Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bảo đảm quyền tiếp cận công lý của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Bài viết trình bày sự cần thiết phải bảo đảm quyền tiếp cận công lý đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Trên cơ sở phân tích những rào cản về văn hóa truyền thống, trong nhận thức của cộng đồng, hay những rào cản từ phía hệ thống pháp luật, và từ chính bản thân người phụ nữ trong tiến trình tìm kiếm công lý của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã ở Hải Phòng hiện nay

(LLCT) - Hệ thống chính trị cấp xã đã đóng góp rất to lớn vào quá trình phát triển về mọi mặt của thành phố Hải Phòng hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Để đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển của đất nước nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng, hệ thống chính trị cấp xã cần được đổi mới cả về tổ chức và hoạt động theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, đổi mới hoạt động của chính quyền xã, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã, hoàn thiện cơ chế phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là khâu đột phá trong hoàn thiện hệ thống chính trị cấp xã.

An Giang tích cực thực hiện mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

(LLCT) - Việc thực hiện mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những thí điểm về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Thực hiện chủ trương trên, An Giang là một trong những địa phương được lựa chọn để thí điểm mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Mặc dù đã đem lại một số kết quả bước đầu, song, đây là một vấn đề lớn, nhạy cảm, có liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của tất cả các bộ phận của hệ thống chính trị các cấp. Những ưu điểm cũng như hạn chế của mô hình này chưa được bộc lộ hết, vì vậy, cần tiếp tục thực hiện thí điểm thêm một thời gian nữa để có cơ sở cho việc tổng kết lý luận về mô hình.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai thực hiện phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở các xã biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai thực hiện phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở các xã biên giới

(LLCT) - Trong những năm qua, hệ thống chính trị nói chung và Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai nói riêng luôn chú trọng thực hiện phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã biên giới, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Phát huy những kết quả đã đạt được, Bộ đội biên phòng Gia Lai sẽ tiếp tục chủ động sâu sát nắm chắc địa bàn, dự báo đúng tình hình không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, kiên quyết không để xảy ra “điểm nóng” chính trị - xã hội trên khu vực biên giới; tích cực, chủ động tham gia thực hiện có hiệu quả phong trào “Bộ đội biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới” và xóa nghèo bền vững trên khu vực biên giới...

Giải pháp thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Giải pháp thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nên cần phải có quan điểm và thực hiện đồng bộ 6 giải pháp cơ bản: nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường vai trò của cả hệ thống chính trị; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực để bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; động viên bản thân người phụ nữ phải nỗ lực vươn lên, vượt qua rào cản để tiếp cận và hưởng thụ quyền.

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công tác dân vận ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay

(LLCT) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Dân vận: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thực hiện lời dạy của Người, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ra sức thực hiện tốt công dân vận và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Chức năng giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(LLCT) - Trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một thiết chế quan trọng không chỉ có vai trò như người đứng đầu tập thể cơ quan lập pháp, giữa các kỳ họp của Quốc hội, mà còn có quyền ban hành pháp lệnh và giải thích luật, pháp lệnh. Trong điều kiện Quốc hội chuyển sang hoạt động thường xuyên, theo hướng chuyên nghiệp thì chức năng giải thích luật và pháp lệnh sẽ cần có sự thay đổi.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững

(LLCT) - Với quan điểm coi khoa học - công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN nói chung, nhất là KHCN trong nông nghiệp. Điều đó đã góp phần tạo ra những thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp trên nhiều mặt như trồng trọt, chăn nuôi, thú ý, chế biến, bảo tồn nguồn gen... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải kịp thời đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn còn tồn đọng nhằm phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng hiện đại, bền vững.

Thực hiện các chức năng của công đoàn khi Việt Nam gia nhập CPTPP - một số vấn đề đặt ra

(LLCT) - Ngày 8-3-2018, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng đại diện 10 quốc gia thành viên khác. Ngày 14-1-2019, CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam. Việc ký kết Hiệp định này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho tổ chức công đoàn. Với việc làm rõ chức năng của công đoàn, chỉ ra những khó khăn, thách thức, bài viết cũng đề cập một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của công đoàn trong việc tập hợp, bảo vệ lợi ích của đoàn viên trong thời gian tới.

 Biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long còn chậm so với cả nước và có sự khác biệt về trình độ chuyên môn, loại hình kinh tế, vị thế việc làm, khu vực kinh tế. Điều đó đã có tác động đến thu nhập, phân tầng xã hội và quyết định di cư của lực lượng lao động ở vùng này. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của vùng theo hướng tích cực.

 Thách thức trong xây dựng văn hóa công vụ ở nước ta hiện nay

Thách thức trong xây dựng văn hóa công vụ ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Xây dựng, hình thành văn hóa công vụ (VHCV) là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính lâu dài của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động và mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, tạo nền tảng để đẩy nhanh quá trình phát triển, hội nhập của đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, việc xây dựng VHCV cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự thiếu nhất quán trong nhận thức, hành động của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền.

Tác động của báo chí đến nhận thức của người dân về chủ quyền biển, đảo

(LLCT) - Việc thông tin, tuyên truyền về chủ quyền quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống báo chí nước ta. Trong thực tế, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện khá tốt. Để tăng cường hơn nữa cần có hệ thống giải pháp đổi mới hằng năm từ nội dung đến phương pháp, cách thức thông tin tuyền truyền với từng đối tượng, thời điểm và chủ đề. Trên cơ sở đó gợi mở các giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin, truyền thông của báo chí về chủ quyền biển, đảo nước ta.

Giải quyết tốt các mối quan hệ trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Giải quyết tốt các mối quan hệ trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

(LLCT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét, tháo gỡ, trong đó có việc giải quyết các mối quan hệ trong xây dựng nông thôn mới. Đó là các mối quan hệ giữa: Nhà nước, các lực lượng xã hội và nông dân; giữa “vốn mồi” của Nhà nước, năng lực “nội sinh” của chính người dân và các nguồn lực xã hội khác; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa “tiêu chí mềm”và “tiêu chí cứng” của nông thôn mới…

Vai trò của các cơ quan tố tụng trong việc xử lý hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, hành vi bạo lực gia đình là sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và tự do cơ bản của phụ nữ. Ở Việt Nam, khung pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, tính hiệu quả của việc thực thi các quy định pháp luật này vẫn còn là một thách thức, kể cả từ phía hệ thống tư pháp hình sự, dẫn đến tình trạng các khiếu nại, khiếu kiện về bạo lực gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ. Bài viết làm rõ hơn vai trò của các cơ quan tố tụng đối với việc thực hiện trách nhiệm xử lý các hành vi bạo lực gia đình và nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy các cơ quan bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Trang 24 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền