Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

(LLCT) - Nhằm góp phần thiết thực vào công cuộc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2015 tại Việt Nam đã triển khai Chương trình phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức tôn giáo. Cho đến nay, Chương trình đã thu hút sự tham gia của hàng triệu tín đồ thuộc 14 tổ chức tôn giáo; đã hình thành 322 mô hình tiêu biểu của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ kinh nghiệm thực tiễn nêu trên, bài viết góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của tôn giáo trong tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu từ hướng tiếp cận chức năng của tôn giáo: 1) kiểm soát xã hội; 2) đoàn kết xã hội; 3) tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; 4) xã hội hóa cá nhân; 5) xây dựng niềm tin.

Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong hơn 30 năm đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn trong thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập của người dân, các thành tựu về y tế, việc làm, xóa đói, giảm nghèo... Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội còn biểu hiện gay gắt khi khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng hơn, nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết. Từ việc phân tích thực trạng, bài viết đưa ra những giải pháp mang tính định hướng để giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thành phố trong thời gian tới.

Mô hình và thực tiễn quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Thực tiễn quản lý phát triển xã hội (PTXH) ở nước ta hiện nay cho thấy chúng ta mới chỉ có những yếu tố, bộ phận chủ yếu và những nguyên tắc quản lý riêng lẻ chứ chưa có một mô hình quản lý xã hội như một thiết chế ổn định, được thể chế hóa, có chức năng điều tiết bảo đảm sự PTXH ổn định, tiến bộ và có thể linh hoạt điều chỉnh trước những thay đổi trong thực tiễn. Do đó, rất cần có nhận thức rõ ràng về PTXH và quản lý PTXH;  Xác định khuôn khổ nội dung, chủ thể quản lý PTXH cũng như phương thức gắn kết các yếu tố, bộ phận cấu thành và thể chế hóa thành một mô hình quản lý PTXH hiệu quả ở cấp quốc gia.

 

Một số điển hình trong thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở

(LLCT) - Tháng 6-1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29-NQ/CP ngày 11-5-1998, và sau đó là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7-7-2003 về Quy chế dân chủ ở xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20-4-2007). Đây là những cơ sở chính trị - pháp lý rất quan trọng nhằm thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta. Qua hơn 10 năm thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong cả nước đã xuất hiện nhiều điển hình, nhiều cách làm hay. Bài viết đề cập một số điển hình và rút ra những kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt pháp luật dân chủ cơ sở trong thời gian tới.

 

Vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

(LLCT) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ và internet phát triển mạnh mẽ trước những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 thì thông tin cá nhân trở thành những tài sản có thể trao đổi và ngày càng có giá trị. Bên cạnh  sự tích cực của những giá trị thông tin cá nhân mang lại cho mỗi người thì trong nhiều trường hợp, những thông tin đó có thể bị tiết lộ, mua bán, trao đổi... không theo mong muốn của chủ thể thông tin cá nhân, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của mỗi con người. Trong bài viết này tác giả chỉ ra những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về bảo vệ thông tin cá nhân, thực trạng vi phạm, những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân và đề xuất một số giải pháp để hạn chế những vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân xảy ra trong thực tiễn.

Chính sách tiền lương ở Việt Nam - những chặng đường cải cách

(LLCT) - Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra mục tiêu: Cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với tăng năng suất lao động. 

Một số thành tựu trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2010-2018)

(LLCT) Hiện nay, Việt Nam là nước nông nghiệp đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH, HĐH), vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện và đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần sớm đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020.

 

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Thành phố Hà Nội hiện nay

(LLCT) - Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội để Hà Nội xứng đáng với tầm vóc trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa -  khoa học kỹ thuật của cả nước. Trên tinh thần đó, bài viết xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Thành phố Hà Nội hiện nay.

Những thách thức của di cư tự do từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam hiện nay

Những thách thức của di cư tự do từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) -  Những năm qua, làn sóng những người di cư từ nông thôn ra thành thị ở nước ta đã và đang diễn ra một cách tự phát, thiếu tính tổ chức nên những khó khăn mà họ phải đối mặt khi sinh sống ở thành phố là không nhỏ, đồng thời những hệ lụy do họ gây ra cho địa phương nơi đến cũng rất phức tạp. Do vậy, cần phải có các giải pháp đồng bộ để khắc phục.

 
Nâng cao chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay

Nâng cao chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã (xã, phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. HĐND có 2 chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Để thực hiện chức năng quyết định, HĐND cấp xã có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quyết định chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, thông tin, thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong những năm qua, hoạt động ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế; thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, để xây dựng HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động ban hành nghị quyết là yêu cầu tất yếu, khách quan.

Đạo hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên

(LLCT) - Đạo hiếu là chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt, thể hiện ý thức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở con cháu về nguồn gốc, công lao của tổ tiên, góp phần gắn kết các thế hệ và cộng đồng. Những điều này không trái với đạo đức của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn nữa cần tiếp thu giá trị này. Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên ở một bộ phận không nhỏ đảng viên đang có nhiều biến đổi tiêu cực. Do đó, cần nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục xu hướng đó.

Chống thất thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh thực hiện các hiệp định tự do thương mại

(LLCT) - Tăng cường thu và chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) là nhiệm vụ quan trọng của ngành hải quan góp phần thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2018, Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 8-4-2018 của Chính phủ về giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trước ảnh hưởng, tác động mạnh của các Hiệp định tự do thương mại, bước sang năm 2018, ngành hải quan đã nỗ lực xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường số thu NSNN  năm 2018, đạt chỉ tiêu phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ chính trị. 

Vai trò của Phật giáo Nam tông trong quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây Nam Bộ

(LLCT) - Phật giáo Nam tông gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Tây Nam Bộ; chi phối đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo và hình thành đặc trưng văn hóa truyền thống của miền đất này. Dù trong chiến tranh hay hòa bình, Phật giáo Nam tông đều có vai trò quan trọng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của tình hình quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường, Phật giáo Nam tông ở Tây Nam Bộ đang đứng trước những biến đổi, những thách thức không nhỏ. Do vậy, cần có những giải pháp để phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào việc quản lý xung đột xã hội ở các tỉnh Tây Nam Bộ.

Bắc Giang khởi sắc vươn lên sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII

Bắc Giang khởi sắc vươn lên sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII

(LLCT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, trong giai đoạn 2016-2018, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 3 năm (2016 - 2018) ước đạt 13,3%/năm (vượt mục tiêu đề ra 10-11%/năm). GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 2.300 USD/người (đạt 76,6% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020). Thu ngân sách trên địa bàn dự kiến đạt xấp xỉ 8.000 tỷ đồng năm 2018.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở thành phố Hà Nội hiện nay

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở thành phố Hà Nội hiện nay

(LLCT) - Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện cải cách hành chính nhà nước. Tại Hà Nội, việc triển khai nhiệm vụ này đạt nhiều kết quả bước đầu rất quan trọng, song còn một vài hạn chế cần khắc phục. Đề làm được điều đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quản lý, con người thực hiện đến cơ sở vật chất.

Trang 25 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền