Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII

(LLCT) - Huyện Tây Giang là một trong 6 huyện miền núi cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam. Thời gian qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Nam, huyện đã có nhiều chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số.

Phát huy vai trò của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới

(LLCT) - Trong những năm qua, việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới đã có những bước tiến đáng khích lệ, góp phần phát huy vai trò, nguồn lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở nhiều nơi còn hạn chế, yếu kém: chính quyền chưa nhận thức đúng và chưa thực sự coi trọng việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở; việc lấy ý kiến đóng góp của người dân còn mang tính hình thức; nhiều nội dung người dân chưa được tham gia bàn bạc; quyền kiểm tra giám sát của người dân chưa được bảo đảm... Do vậy, cần có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng nông thôn mới.

Một số kinh nghiệm trong công tác kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm của các huyện ủy thành phố Hải Phòng

(LLCT) - Trong những năm qua, các ủy ban kiểm tra huyện ủy ở thành phố Hải Phòng luôn xác định kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Trong thực hiện nhiệm vụ này, bước đầu rút ra năm kinh nghiệm có giá trị. Điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ huyện trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Đẩy mạnh thực hiện dân chủ cơ sở (qua kinh nghiệm của Hà Tĩnh)

Đẩy mạnh thực hiện dân chủ cơ sở (qua kinh nghiệm của Hà Tĩnh)

(LLCT) - Trong những năm qua, việc phát huy vai trò của người dân và cơ chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội đã đạt những kết quả quan trọng. Tuy vậy, việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết. Trước bối cảnh mới, việc củng cố, tăng cường tính dân chủ trong Đảng, trong các tầng lớp nhân dân tạo sự đồng thuận từ trên xuống dưới là yếu tố hết sức cần thiết nhằm “tiếp tục triển khai hiệu quả dân chủ ở cơ sở”(1).

Chính sách đối ngoại giai đoạn 1976 – 1986 và những bài học kinh nghiệm

(LLCT) - Chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1976-1986 đã để lại những kinh nghiệm quý báu, đó là: cần phải đánh giá đúng sự vận động, biến đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực; bám sát thực tiễn đất nước, kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách đối ngoại, thường xuyên phòng, tránh nguy cơ mất độc lập, tự chủ về tư duy và đường lối đối ngoại; coi trọng công tác dự báo, tổng kết thực tiễn; chủ động khắc phục đường lối đối ngoại “nhất biên đảo”; tích cực thiết lập các mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng... Những kinh nghiệm này đã góp phần định hướng đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; cần được vận dụng, phát huy có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nhìn lại kết quả thực hiện chiến lược phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

(LLCT) - Trước tình hình tham nhũng nghiêm trọng, năm 2009, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và các văn bản thể chế chính sách phòng, chống tham nhũng khác. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp đã được xác định tương đối cụ thể nhưng còn nhiều điều chưa bảo đảm tính phù hợp, khả thi và hiệu quả, cần được điều chỉnh. Đặc biệt, cần nhấn mạnh hơn đến việc phát hiện, xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, bảo đảm tương thích giữa mục tiêu với giải pháp, công cụ chính sách để tạo ra những đột phá trong việc kiểm soát tình hình tham nhũng.

PV GAS - Tiên phong trong ngành công nghiệp khí

PV GAS - Tiên phong trong ngành công nghiệp khí

(LLCT) - Đón mừng tuổi 28 (20/9/1990 - 20/9/2018), Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) tự hào khi tiếp tục giữ vững vị thế là một điển hình của ngành công nghiệp khí Việt Nam, nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, duy trì năng lực phát triển vì cộng đồng xã hội.

Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bắc Giang đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(LLCT) - Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Kinh nghiệm xây dựng chính phủ kiến tạo của Singapore

Kinh nghiệm xây dựng chính phủ kiến tạo của Singapore

(LLCT) - Từ những năm 70 của thế kỷ XX, làn sóng cải cách, chuyển đổi từ chính phủ quản lý truyền thống sang chính phủ kiến tạo phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đã được các nước đề xướng và thực hiện. Tuy nhiên, mỗi nước có điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý và thể chế chính trị khác nhau nên mô hình chính phủ kiến tạo cũng được các quốc gia vận dụng với những phương thức khác nhau, tạo nên những mô hình chính phủ kiến tạo mang những đặc trưng riêng. Vậy, Singapore đã xây dựng chính phủ kiến tạo như thế nào? Mô hình chính phủ kiến tạo của Singapore có những đặc trưng gì để đưa đất nước Singapore cất cánh? Những kinh nghiệm gì Việt Nam có thể tham khảo là những vấn đề nhóm tác giả phân tích, làm rõ trong nghiên cứu này.

Xu hướng di dân các dân tộc thiểu số từ giác độ lực hút, lực đẩy

Xu hướng di dân các dân tộc thiểu số từ giác độ lực hút, lực đẩy

(LLCT) - Trên cơ sở vận dụng lý thuyết “lực hút lực đẩy” trong nghiên cứu di dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bài viết đã chỉ ra một số xu hướng di dân phổ biến ở nước ta những năm qua, đó là: xu hướng di dân từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên; từ vùng núi xuống đồng bằng; từ trong nước ra nước ngoài. Trong các xu hướng đó thì xu hướng di cư của những cư dân có trình độ văn hóa thấp, lao động phổ thông, di cư theo mùa vụ, là xu hướng chính, thu hút lượng lớn người di cư.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phát triển du lịch bền vững

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phát triển du lịch bền vững

(LLCT) - Các tỉnh Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, trong đó có những di sản được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”... Đây thực sự là những giá trị tài nguyên đặc biệt của Tây Nguyên để phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên để phát triển du lịch hiện nay đang bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, yếu kém, đòi hỏi phải sớm có các giải pháp khắc phục.

Những vấn đề trong sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền cơ sở

(LLCT) - Sự tham gia của cộng đồng dân cư (CĐDC) vào quá trình ra quyết định của chính quyền cơ sở (CQCS) góp phần tạo nên các quyết định sáng suốt, tăng hiệu lực quyết định của CQCS và gia tăng vốn xã hội. Tuy nhiên, sự tham gia của CĐDC vẫn còn nhiều vấn đề như mang tính hình thức, thiếu tích cực, thiếu tính đại diện, tỷ lệ tham gia thấp... Để thúc đẩy sự tham gia chất lượng, hiệu quả hơn của CĐDC vào quá trình ra quyết định của CQCS cần áp dụng một số giải pháp như: mở rộng dân chủ trực tiếp, xây dựng nhà nước kiến tạo, xây dựng năng lực cho CQCS và CĐDC, thể chế hóa sự tham gia của CĐDC, xóa bỏ rào cản xã hội...

Ô nhiễm môi trường trong sản xuất thép và chế tài xử lý

Ô nhiễm môi trường trong sản xuất thép và chế tài xử lý

(LLCT) - Sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Ngành sản xuất thép thời gian qua đạt nhiều kết quả song còn nhiều bất cập, nhất là về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước. Do vậy, việc quản lý, kiểm soát ngành công nghiệp sản xuất thép để hạn chế tối đa các hệ lụy đối với môi trường là vấn đề bức thiết hiện nay.

Phát triển giáo dục dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum: thực trạng và những vấn đề đặt ra

Phát triển giáo dục dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum: thực trạng và những vấn đề đặt ra

(LLCT) - Kon Tum nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, được tái lập lại vào tháng 8-1991; là tỉnh có vị trí quan trọng với 28 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 55% dân số. Xác định “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã dành nhiều quan tâm cho sự nghiệp giáo dục dân tộc thiểu số (DTTS) và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục DTTS còn nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục.

Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ trí thức ở Gia Lai

Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ trí thức ở Gia Lai

(LLCT) - Gia Lai là tỉnh miền núi Tây Nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, dân số hơn 1,4 triệu người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 44% (chủ yếu là người Jrai và Bahnar). Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Gia Lai đã có nhiều chính sách và giải pháp trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng đội ngũ trí thức. Nhờ đó, đội ngũ trí thức trở đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển địa phương.

Trang 27 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền