Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của đồng bào Khơme tỉnh Kiên Giang

Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của đồng bào Khơme tỉnh Kiên Giang

  

(LLCT) - Kiên Giang là địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc anh em đã tạo nên sự đa dạng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các cư dân. Đối với đồng bào Khơme, Phật giáo Nam tông đã bén rễ và ăn sâu vào đời sống tinh thần của đồng bào. Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình sinh hoạt tôn giáo của đồng bào Khơme vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động, làm cho tình hình an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc diễn biến phức tạp.

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên

(LLCT) - Trong quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng các tộc người ở Tây Nguyên đã không ngừng sáng tạo những di sản văn hóa đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ cấu xã hội; sự biến đổi thể hiện trong văn hóa truyền thống đã làm thay đổi cơ bản đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên. Thực trạng trên đòi hỏi công tác quản lý văn hóa ở Tây Nguyên là làm sao phải vừa tiếp thu những giá trị văn hóa mới, tiên tiến, vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số (DTTS); chú trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người DTTS. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Bài viết đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS, từ đó đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. 1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.

Chính sách dân số ở Việt Nam: Từ “sinh đẻ có hướng dẫn” đến “dân số và phát triển”

Chính sách dân số ở Việt Nam: Từ “sinh đẻ có hướng dẫn” đến “dân số và phát triển”

(LLCT) - Bài viết hệ thống hóa các giai đoạn chủ yếu của việc hoạch định và thực hiện chính sách dân số ở Việt Nam trong gần 60 năm qua, làm rõ tính tất yếu của việc chuyển hướng chính sách dân số từ: “kế hoạch hóa gia đình” sang “dân số và phát triển”; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu của chính sách dân số và phát triển ở Việt Nam: duy trì ổn định vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số phù hợp với quá trình phát triển.

Những thách thức trong thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Những thách thức trong thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số

(LLCT) - Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về xóa đói, giảm nghèo, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao như là điểm sáng về giảm nghèo. Từ năm 2016 - 2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang thực hiện giảm nghèo đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới. Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều, bài viết nêu lên những thách thức trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay.

Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các quận, huyện của Thành phố Hà Nội

(LLCT) - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả việc cách hành chính mà trọng tâm là việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Nhờ đó, đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước.

Quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường ở Đắk Lắk -  thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp

Quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường ở Đắk Lắk - thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp

(LLCT) - Từ sau năm 1975, Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương lớn nhằm khai thác đất đai ở Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, một trong những chủ trương đó có phát triển các nông, lâm trường (NLT). Điều đó đã góp phần tăng ngân sách địa phương, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian dài các NLTđã chiếm giữ diện tích đất lớn ở nhiều vị trí trọng yếu trong tỉnh nhưng khai thác và sử dụng chưa hiệu quả. Trong khi dó người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thiếu đất sản xuất đã gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chính trị trên địa bàn.

Xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai

(LLCT) - Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến nay đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Tuy nhiên bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS vẫn còn bất cập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở một số vùng còn gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là tại các vùng đồng bào DTTS (DTTS) trên địa bàn tỉnh cần thực hiện một số giải pháp để xây dựng mô hình “Làng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 

Sự biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế

Sự biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế

(LLCT) - Dưới tác động của hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề, trình độ chuyên môn nghề nghiệp không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất và tình thần ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực, giai cấp công nhân nước ta có những biến đổi tiêu cực, đó là: sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc; lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị của một bộ phận công nhân bị phai nhạt. Do vậy, cần nhận diện rõ để có giải pháp khắc phục.

Phát huy vai trò của trụ cột văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Phát huy vai trò của trụ cột văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên

(LLCT) - Sự phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển. Mỗi mô hình đều có những mặt tích cực, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, hạn chế, bất cập.Quan điểm mới của thế giới hiện nay là phát triển xã hội toàn diện, hài hòa trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi sinh; hướng tới những giá trị nhân văn; văn hóa trở thành nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững. Từ nhận thức như vậy, bài viết làm rõ vai trò của trụ cột văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Một số vấn đề về truyền thông chính sách công ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trên bình diện truyền thông, nhìn cận cảnh, truyền thông chính sách công là quá trình chuyển đổi nhận thức xã hội, bắt đầu từ việc tuyệt đối hóa khái niệm tuyên truyền, chuyển dần sang khái niệm truyền thông, tạo độ mở nhất định để thể chế “hít thở sinh khí”phục vụ cho quá trình đổi mới. Trong môi trường truyền thông số hiện nay, quá trình chuyển đổi này, cùng với sự phát triển, đang từng bước thay đổi mô thức truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách công. Bài viết trình bày những vấn đề chính liên quan đến nhận thức khái niệm và mô thức truyền thông; vai trò của thiết chế báo chí - truyền thông kiến tạo trong truyền thông chính sách công; thử đề xuất mô hình truyền thông chính sách công ở Việt Nam.

Tác động của xu hướng tiêu dùng xanh đến doanh nghiệp Việt Nam

Tác động của xu hướng tiêu dùng xanh đến doanh nghiệp Việt Nam

(LLCT) - Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Đối với Việt Nam, việc bắt kịp xu hướng này sẽ tạo ra cơ hội phát triển nhanh chóng, mở rộng thị phần, cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiêu dùng xanh cũng gặp phải những thách thức như: giải quyết mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng xanh, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh. Do vậy, cần có giải pháp để thúc đẩy tiêu dùng xanh, bảo đảm phát triển bền vững, bắt kịp với xu thế của thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những giải pháp cho thị trường lao động Việt Nam

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những giải pháp cho thị trường lao động Việt Nam

(LLCT) - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường lao động toàn cầu. Sức mạnh của hệ thống kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo cũng như công nghệ tự động hóa đang làm thay đổi cấu trúc thị trường lao động của các quốc gia và sẽ tác động tới thị trường lao động Việt Nam. Vì vậy, cần có các giải pháp xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao và phát triển thị trường lao động nước ta bắt kịp với xu thế toàn cầu.

 

Nam Định phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh

(LLCT) - Trong những năm qua, tăng trưởng nông nghiệp Nam Định đã bước đầu gắn với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp, song vẫn còn một số vấn đề đặt ra như: thiếu việc làm, việc làm có thu nhập thấp không bảo đảm cuộc sống người nông dân; tỷ lệ nghèo cao và bất bình đẳng trong thu nhập. Do vậy, cần đẩy mạnh tăng trưởng dựa trên nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo việc làm bền vững; thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bắc giang phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020

Bắc giang phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020

(LLCT) - Năm 2017, cùng với sự khởi sắc chung của kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã có bước phát triển mạnh, mang tính đột phá, tạo tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.  

Trang 28 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền