Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Trải qua một thời gian dài được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế nhất định như tính quan liêu, cứng nhắc của hệ thống hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu quả quản lý thấp. Trong bối cảnh đó, để khắc phục những khiếm khuyết, các lý thuyết và thực tiễn hành chính nhà nước không ngừng được hoàn thiện, định hình ra mục tiêu và các đặc trưng của hành chính nhà nước hiện đại.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu đối với lãnh đạo chiến lược

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu đối với lãnh đạo chiến lược

(LLCT) - Hiện nay, thế giới bước vào ngưỡng cửa CMCN 4.0 với những thay đổi triệt để cách sống, làm việc và kết nối, tương tác với nhau. Quy mô, phạm vi và tính phức tạp của nó sẽ không giống với bất cứ những gì mà chúng ta đã trải qua từ trước tới nay. Việc ứng biến với cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn diện, kịp thời và đồng bộ, liên quan đến tất cả các quốc gia, tổ chức, cá nhân trên thế giới; của khu vực công và tư; đặc biệt là của giới nghiên cứu khoa học và lãnh đạo chiến lược.

Hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

(LLCT) - Thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã chuyển đổi thành công từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc làm và quan hệ lao động ngày càng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vào năm 1992 đã thúc đẩy việc áp dụng những tiêu chuẩn lao động quốc tế cho việc hoàn thiện, bổ sung các tiêu chuẩn lao động quốc gia và từng bước phát triển quan hệ lao động hài hòa bền vững. 

Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi tập trung làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu

(LLCT) - Việc tập trung làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó ở Quảng Ngãi bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra.

Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay

(LLCT) - Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Việc rèn luyện, phát triển nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là một yêu cầu bức thiết là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên của công tác cán bộ, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực từ cơ sở, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống chính trị.

Đội ngũ trí thức trong quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên

Đội ngũ trí thức trong quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên

(LLCT) - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với diện tích 54.641,0 km², chiếm 16,5% diện tích tự nhiên của cả nước; dân số hơn 5.525 ngàn người, chiếm khoảng 6% dân số cả nước. Số người trong độ tuổi lao động gần 3,2 triệu người. Cơ cấu xã hội - dân cư nơi đây gồm 3 cộng đồng chính: dân tộc thiểu số tại chỗ (chiếm hơn 26%); dân tộc thiểu số từ nơi khác đến (gần 12%) và dân tộc Kinh (chiếm 62% dân số).

Một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(LLCT) - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang có những bước tiến quan trọng, thể hiện rõ tính chiến đấu của Đảng, để thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, toàn hệ thống chính trị cần kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ trọng yếu này.

Tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga

(LLCT) - Sau hơn 2 năm, trải qua 8 vòng đàm phán chính thức, ngày 29-5-2015, tại Kazakhstan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), mở ra một bước ngoặt mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khối nói chung và đặc biệt là Liên bang Nga nói riêng.

Tăng cường liên kết vùng nhằm phát triển bền vững Tây Nguyên

Tăng cường liên kết vùng nhằm phát triển bền vững Tây Nguyên

(LLCT) - Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và giàu tiềm năng, lợi thế về đất đai, khoáng sản, tài nguyên khí hậu đặc thù để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Tuy đã có bước phát triển quan trọng, nhưng nhìn chung Tây Nguyên hiện nay vẫn là vùng nghèo, quy mô kinh tế nhỏ yếu; mà nguyên nhân cơ bản là liên kết vùng, phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, tăng cường hoạt động liên kết vùng nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên là vấn đề có tính cấp thiết.

Vấn đề công khai thông tin về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

(LLCT) - Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị, được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, thể hiện thái độ tích cực hội nhập quốc tế theo xu thế nhân quyền và hòa bình. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân ở Việt Nam trong mối tương quan với các loại quyền chính trị - dân sự khác còn nhiều hạn chế do chưa có cơ chế pháp lý hữu hiệu, đầy đủ.

Một số giải pháp bảo đảm an ninh chính trị vùng biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên

Một số giải pháp bảo đảm an ninh chính trị vùng biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên

(LLCT) - Vùng biên giới Việt - Lào thuộc địa phận tỉnh Điện Biên là địa bàn xung yếu về an ninh chính trị vì đây là khu vực giáp ranh và có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các cấp ủy đảng, chính quyền vùng biên giới Việt - Lào của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Một số giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở

(LLCT) - Thể hiện rõ bản chất tiến bộ của chế độ, ngay từ khi chính quyền cách mạng mới được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định quyền lực nhà nước là của nhân dân và nhấn mạnh việc thực thi dân chủ ở từng cấp, từng công việc và vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và có trách nhiệm thực thi quyền và nghĩa vụ trong vị thế của người làm chủ.

Vĩnh Long phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(LLCT) - Nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ công chức, viên chức, trí thức, doanh nhân và quản lý doanh nghiệp, càng giữ vị trí trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 

Chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã và quá trình triển khai ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã và quá trình triển khai ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

(LLCT) - Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long được đặc biệt quan tâm tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Một số kinh nghiệm bước đầu từ thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trong thời kỳ đổi mới

Một số kinh nghiệm bước đầu từ thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trong thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Từ thực tiễn 6 lớp bồi dưỡng dự nguồn cao cấp, bài nghiên cứu tập trung vào các khâu là tuyển chọn và bồi dưỡng, đào tạo và kinh nghiệm cùng các vấn đề nảy sinh từ hai mảng thực tế, là công tác cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương và thực tế của những lớp tạo nguồn cán bộ chiến lược gần đây tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

 
Trang 33 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền