Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới một nhà nước kiến tạo

Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới một nhà nước kiến tạo

(LLCT) - Đổi mới bộ máy nhà nước là một biện pháp quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là quá trình chủ động, tự giác đổi mới bộ máy nhà nước từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu sang bộ máy quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh; là quá trình đổi mới, hoàn thiện đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị với đổi mới thể chế kinh tế, phù hợp với đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Nữ giới tham gia nghị viện: Xu hướng và những yếu tố ảnh hưởng

(LLCT) - Sự tham gia của phụ nữ trong nghị viện được coi là một biểu hiện của bình đẳng giới và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. Việt Nam có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ trên nhiều phương diện như giáo dục, y tế,  kinh tế nhưng trong lĩnh vực chính trị chưa đạt so với tiềm năng và mong muốn. Nghiên cứu xu hướng nữ giới tham gia chính trị nói chung và nghị viện nói riêng cùng các yếu tố ảnh hưởng là bước quan trọng để tìm ra các giải pháp can thiệp, thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam.

Những khâu dễ bị làm sai trong quy trình công tác cán bộ

(LLCT) - Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu: (1) đánh giá; (2)quy hoạch; (3) đào tạo, bồi dưỡng; (4) luân chuyển, điều động; (5) bố trí, sử dụng (bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bầu cử, giới thiệu ứng cử, chỉ định, phân công phụ trách, miễn nhiệm...); (6)quản lý; (7) khen thưởng, kỷ luật cán bộ; (8) thực hiện chính sách đãi ngộ;(9) kiểm tra, giám sát;(10) bảo vệ chính trị nội bộ;(11) giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ; (12) kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cán bộ. Các khâu của công tác cán bộ là một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau; khi thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác và ngược lại, nếu một khâu nào đó thực hiện chưa tốt, không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu khác và kết quả chung của công tác cán bộ.

Thành phố Hải Phòng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường

(LLCT) - Những năm qua, thành phố Hải Phòng đã quan tâm đến công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT) và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an hiện nay

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an hiện nay

(LLCT) - Đảng bộ Tổng Cảnh sát là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặt công tác của Tổng cục; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị.

Sự biến đổi nhân sinh quan của cư dân đồng bằng sông Hồng thể hiện qua các lễ hội truyền thống

Sự biến đổi nhân sinh quan của cư dân đồng bằng sông Hồng thể hiện qua các lễ hội truyền thống

(LLCT) - Việt Nam là quốc gia có một kho tàng văn hóa đặc sắc. Trong kho tàng văn hóa ấy, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa đặc trưngnhất. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường... là một sinh hoạt có sức hút lớn trong đời sống xã hội. Lễ hội có mặt ở khắp mọi miền đất nướcvới nhiều loại hình khác nhau. Dưới góc độ lịch sử có thể phân chia thành hai loại cơ bản là lễ hội truyền thống (đã có lâu đời, gắn với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cư) và lễ hội mới (gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng)... Trong tổng số 9 nghìn lễ hội ở nước ta hiện nay, lễ hội truyền thống có khoảng trên 7 nghìn với phạm vi phân bố rộng.

An sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta

(LLCT) - An sinh xã hội là sự bảo đảm của xã hội thông qua hệ thống các chính sách, chương trình, giải pháp của Nhà nước và xã hội nhằm hỗ trợ, bảo vệ cho các thành viên của xã hội, đặc biệt là những đối tượng gặp rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, bảo đảm mức sống tối thiểu và góp phần nâng cao đời sống của họ; từ đó thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội trên cơ sở đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.

Công tác nữ và bước tiến của bình đẳng giới ở Việt Nam

Công tác nữ và bước tiến của bình đẳng giới ở Việt Nam

(LLCT) - Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong 30 năm đổi mới, công tác phụ nữ của Đảng đạt bước tiến quan trọng, góp phần  nâng cao bình đẳng giới ở Việt Nam và sự phát triển của đất nước nói chung. Tuy vậy, tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác phụ nữ là một yêu cầu cơ bản và cấp bách hiện nay.

Năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã từ hướng tiếp cận hoạt động

(LLCT) - Hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCCCX  là một dạng hoạt động thực tiễn đặc thù trong đời sống xã hội. Quá trình tiến hành hoạt động này cũng là quá trình nhằm hiện thực hóa các chức năng lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, không phải cứ có hoạt động là mang lại hiệu quả, là thực hiện được mục tiêu và chức năng lãnh đạo, quản lý. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là năng lực lãnh đạo, quản lý nói chung, NLTCTT nói riêng của người cán bộ. Nghiên cứu năng lực tổ chức thực tiễn của CBCCCX cần tiếp cận theo quan điểm hoạt động. Phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của người cán bộ, xem xét nó trong mối quan hệ với đối tượng quản lý và đặt trong môi trường tự nhiên và xã hội nhất định của cấp xã để nghiên cứu.

Đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp cơ bản

Đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp cơ bản

(LLCT) - Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội có một niềm tin vào lực lượng siêu trần thế, là kết quả của sự phản ánh hư ảo đời sống hiện thực của con người nhưng lại có sức mạnh chi phối hoàn toàn cuộc sống hàng ngày của con người.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc

(LLCT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên cả nước. Đến nay, Chương trình xây dựng NTM đã thực hiện được 5 năm (2010 - 2015), các thành tựu và hạn chế bước đầu đã được đánh giá, tổng kết. Nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu khá toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, hình thành một diện mạo nông thôn mới hiện đại, văn minh. Có được thành quả đó là nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của nhân dân, với nhiều cách làm cụ thể, sáng tạo.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tập quán sản xuất đối với nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long(1) (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.Hằng năm,vùng đóng góp 56%sản lượng lương thực,hơn90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% diện tích nuôi trồng thủy sản và 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước(2). Tuy nhiên, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh sự tác động của thiên tai, các hoạt động của con người cũng đang tác động ngày càng tiêu cực đến nông nghiệp vùng ĐBSCL. Đó là việc duy trì tập quán sản xuất cũ, lạc hậu, chú trọng tới năng suất mà không quan tâm chất lượng và vấn đề bảo vệ môi trường. Những yếu tố trên đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận: Kết quả đạt được và một số giải pháp

(LLCT) - Công tác dân vận là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự thành công của cách mạng. "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"(1).Trong những năm qua,Đảng bộ tỉnh Tây Ninh luôn xác định dân vận là công việc hằng xuyên của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

(LLCT) - Quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (KCN) là tạo động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được những thành công trong phát triển kinh tế nhờ phát triển các KCN. Ở Việt Nam, thu hút đầu tư phát triển các KCN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Đại hội VIII của Đảng. Thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều chương trình kế hoạch cụ thể về xây dựng phát triển các KCN, tạo nền tảng thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài - những thành tựu và vấn đề đặt ra

(LLCT) - Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1988), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được khơi thông nhanh chóng và có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tháo gỡ.

 
Trang 34 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền