Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp cơ bản

Đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp cơ bản

(LLCT) - Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội có một niềm tin vào lực lượng siêu trần thế, là kết quả của sự phản ánh hư ảo đời sống hiện thực của con người nhưng lại có sức mạnh chi phối hoàn toàn cuộc sống hàng ngày của con người.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc

(LLCT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên cả nước. Đến nay, Chương trình xây dựng NTM đã thực hiện được 5 năm (2010 - 2015), các thành tựu và hạn chế bước đầu đã được đánh giá, tổng kết. Nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu khá toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, hình thành một diện mạo nông thôn mới hiện đại, văn minh. Có được thành quả đó là nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của nhân dân, với nhiều cách làm cụ thể, sáng tạo.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tập quán sản xuất đối với nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long(1) (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.Hằng năm,vùng đóng góp 56%sản lượng lương thực,hơn90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% diện tích nuôi trồng thủy sản và 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước(2). Tuy nhiên, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh sự tác động của thiên tai, các hoạt động của con người cũng đang tác động ngày càng tiêu cực đến nông nghiệp vùng ĐBSCL. Đó là việc duy trì tập quán sản xuất cũ, lạc hậu, chú trọng tới năng suất mà không quan tâm chất lượng và vấn đề bảo vệ môi trường. Những yếu tố trên đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận: Kết quả đạt được và một số giải pháp

(LLCT) - Công tác dân vận là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự thành công của cách mạng. "Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"(1).Trong những năm qua,Đảng bộ tỉnh Tây Ninh luôn xác định dân vận là công việc hằng xuyên của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

(LLCT) - Quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (KCN) là tạo động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được những thành công trong phát triển kinh tế nhờ phát triển các KCN. Ở Việt Nam, thu hút đầu tư phát triển các KCN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Đại hội VIII của Đảng. Thực hiện chủ trương này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều chương trình kế hoạch cụ thể về xây dựng phát triển các KCN, tạo nền tảng thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài - những thành tựu và vấn đề đặt ra

(LLCT) - Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1988), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được khơi thông nhanh chóng và có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tháo gỡ.

 

Chính quyền địa phương trong phân cấp quản lý nhà nước hiện nay

(LLCT) - Phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền Trung ương và địa phương trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là vấn đề đặc biệt quan trọng. Thông qua phân cấp quản lý, vai trò của chính quyền Trung ương và địa phương trong giải quyết các vấn đề chung của quốc gia và những nhiệm vụ của từng địa phương được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, phân cấp quản lý không đơn thuần là sự cắt khúc công việc cho các cấp mà đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, bộ, ban, ngành trong quá trình thực hiện. Vì vậy, phân cấp quản lý phải xác định rõ nhiệm vụ cần làm, phải làm của từng cấp, không có sự chồng lấn về công việc giữa các cấp, làm cho mỗi cấp, nhất là địa phương thể hiện được tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả.

Chính sách phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân ở Tây Nguyên

(LLCT) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế đặc thù giúp Tây Nguyên huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc cùng với nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Chính phủ(4). Các bộ, ban, ngành đã kịp thời xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Đảng, tăng cường lực lượng, cán bộ cho Tây Nguyên, giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản cho người dân.

Một số giải pháp tăng cường công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong Quân đội hiện nay

(LLCT) - Công tác tư tưởng, lý luận là một hoạt động cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Tăng cường công tác tư tưởng, lý luận có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, bảo đảm cho Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đảng bộ tỉnh Phú Yên ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý

(LLCT) - Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ rất nguy hiểm cho đất nước và dân tộc. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trước hết là của các cấp ủy; đối với đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì nhiệm vụ trước hết là của Tỉnh ủy.

 

Nâng cao hiệu quả văn hóa đối ngoại trong hội nhập quốc tế

Nâng cao hiệu quả văn hóa đối ngoại trong hội nhập quốc tế

(LLCT) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa trở thành “sức mạnh mềm” trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Văn hóa có sức thâm nhập mạnh mẽ, có thể đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính trị và quân sự khó đạt được. Kênh văn hóa được sử dụng như một phương tiện hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế,...

Vấn đề quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của chính quyền cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Vấn đề quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của chính quyền cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

(LLCT) - Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ của vùng đồng bằng sông Hồngđòi hỏi công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các tỉnh, thành phố phải đi trước một bước, bảo đảm phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia,  phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải nâng cao chất lượng, có tầm nhìn chiến lược và đổi mới kịp thời.

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Hải Phòngvà những vấn đề đặt ra

(LLCT) - Hôn nhân là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi con người, đó là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng. Là việc riêng của mỗi cá nhân, song hôn nhân có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, không chỉ của cá nhân, gia đình mà còn tới toàn xã hội. Sự tác động này còn mạnh mẽ hơn nữa khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Tỉnh Hải Dương thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Tỉnh Hải Dương thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

(LLCT) Hải Dương là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Trong tiến trình lịch sử, Hải Dương đã giao lưu với nhiều vùng miền, nhiều nước làm phong phú đời sống văn hóa. Nhận thức rõ vị trí của di sản văn hóa đối với phát triển, các cấp, các ngành tỉnh Hải Dương quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện tốt pháp luật về đạo đức công vụ hiện nay (qua thực tế tỉnh Bắc Giang)

(LLCT) - Pháp luật về đạo đức công vụ có vai trò quan trọng trong quá trình thực thi hoạt động công vụ của của cán bộ, công chức. Đây là bộ phận quan trọng cấu thành pháp luật công chức vì nó là thước đo những chuẩn mực giá trị trong thực thi công vụ của những người làm công cho Nhà nước theo từng vị trí việc làm, chức danh cụ thể.

Trang 35 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền